Đất nông nghiệp dự trữ có nên mua

Đất dự trữ phát triển là đất quy hoạch, thuộc kế hoạch sử dụng đất của địa phương phân theo từng hạng mục sử dụng theo từng thời kỳ nhằm mục đích phát triển lâu dài về kinh tế, xã hội,... của địa phương.

VD: Đất dự trữ nhằm phục vụ nhu cầu nơi an cư cho người dân khi dân số tăng cao hoặc để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của địa phương.

Vai trò đất dự trữ phát triển

Từ khái niệm đất dự trữ phát triển là gì có thể hiểu, việc quy hoạch đất này nhằm hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Đồng thời, đảm bảo việc sử dụng đất được hiệu quả. 

Đất nông nghiệp dự trữ có nên mua
Đất dự trữ phát triển là gì?

Đất dự trữ phát triển hay đất thuộc diện quy hoạch là cơ sở để Nhà nước giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, là cơ sở để Nhà nước thực hiện việc đền bù về đất, chi phí đền bù hợp lý cho người dân khi có quy hoạch cần thu hồi đất.

Mỗi địa phương hiện nay đều có kế hoạch và những quy định riêng về việc sử dụng đất dựa trên quỹ đất và tình hình thực tế địa phương. Kế hoạch này có thể sẽ thay đổi theo từng thời kỳ để đảm bảo phù hợp với thực tế phát triển của địa phương.

Đất dự trữ phát triển có được xây nhà hay không?

Đất dự trữ phát triển là gì và có được xây dựng nhà hay không? Căn cứ khoản 1, Điều 6 Luật đất đai năm 2013, nguyên tắc sử dụng đất cần tuân thủ đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cũng như mục đích sử dụng đất. Đồng thời, chỉ được cấp phép xây dựng nhà ở khi dùng để nơi ở.

Vì thế, ta không thể xây nhà trên khu đất dự trữ phát triển được. Nếu muốn xây nhà trên đất dự trữ thì cần chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở. Thế nhưng, đất dự trữ phát triển nằm trong quy hoạch của Nhà nước, bạn sẽ không thể tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng của đất được. 

Những trường hợp vi phạm có thể bị xử lý theo quy định pháp luật. Đồng thời bắt buộc bị tháo dỡ với những công trình xây dựng trên đất dự phát triển.

Làm thế nào để kiểm tra đất trong quy hoạch?

Hiểu Đất dự trữ phát triển là gì, hẳn nhiều người sẽ không muốn mua loại đất này. Vậy làm sao để tiến hành kiểm tra chính xác đất thuộc diện quy hoạch hay không? Homedy sẽ chỉ cho bạn 3 cách phổ biến nhất:

Kiểm tra thông tin trên sổ đỏ

Đối với các bất động sản có sổ, cách nhanh nhất là kiểm tra thông tin quy hoạch dựa trên thông tin ở sổ đỏ, sổ hồng. Các thông tin về việc quy hoạch như lô đất đang trong diện quy hoạch gì sẽ nằm trong phần ghi chú.

Người mua cần tìm hiểu và cân nhắc chi tiết xem quy hoạch đó có phù hợp với mình không để tiến hành thực hiện giao dịch.

Kiểm tra qua các công ty nhà đất địa phương

Các công ty làm trong lĩnh vực BĐS tại địa phương thường sẽ nắm rất rõ các vấn đề quy hoạch. Chính vì vậy, bạn có thể hỏi công ty kinh doanh lĩnh vực nhà đất tại địa phương để nắm được thông tin quy hoạch một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn và đương nhiên cũng sẽ tốn thêm một khoản phí nhỏ.

Đất nông nghiệp dự trữ có nên mua
Kiểm tra đất dự trữ phát triển qua các công ty nhà đất địa phương

Văn phòng đăng ký đất đai của địa phương (Phòng Tài nguyên & Môi trường cấp huyện) là cơ quan nhà nước quản lý đất đai tại địa phương. Vì vậy, đây sẽ là nơi nắm rõ nhất việc đất đai đang nằm trong quy hoạch như thế nào.

Để xác thực một cách kỹ lưỡng nhất, người mua đất có thể xin cấp Chứng chỉ xác nhận quy hoạch của phần đất mình định mua, việc này cũng sẽ giúp có được thông tin đảm bảo minh bạch, chính xác. Tuy nhiên về mặt thời gian thì có thể sẽ lâu hơn do thời gian để có chứng chỉ xác nhận dao động từ 10-15 ngày tùy từng địa phương.

Có nên mua đất trong quy hoạch không?

Trước khi cân nhắc việc mua bán đất dự trữ phát triển thuộc diện quy hoạch, bạn phải nắm được những rủi ro khi mua đất dự trữ phát triển là gì?

Ví dụ như việc mua đất để sinh sống ổn định lâu dài mà thấy đất này lại đang nằm trong quy hoạch làm đường giao thông, hay các loại quy hoạch khác không được phép xây dựng nhà ở thì không nên mua để tránh bị thu hồi trong quá trình sử dụng.

Những lưu ý khi mua đất dự trữ phát triển

Bên cạnh việc nắm rõ các thông tin về lô đất, có nằm trong bản quy hoạch hay không. Người mua cũng cần xem xét một số thông tin khác như:

  • Chủ sở hữu đã có sổ đỏ chưa?

  • Mục đích sử dụng đất.

  • Có được cấp phép xây dựng nhà ở hay công trình không?

  • Nguồn gốc lô đất, có đang nằm trong diện tranh chấp hay kê biên không?

Đây là những câu hỏi mà người mua cần tìm cho mình một lời giải đáp tốt nhất. Cần tìm hiểu rõ ràng trước khi mua, giúp người mua có thể tránh được nhiều rủi ro cho mình.

Bài viết trên đây của Homedy đã giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc về đất dự trữ phát triển là gì? những rủi ro khi mua dự trữ phát triển là gì và nên hay không mua loại đất này. Hy vọng đã mang đến thông tin hữu ích giúp bạn có những quyết định đầu tư chính xác trong tương lai. Chúc các bạn thành công!

Theo Homedy Blog Thị trường

Tôi có 3,5 tỷ đồng, trong đó 2 tỷ đồng là tiền nhàn rỗi gửi tiết kiệm, 1,5 tỷ đồng vừa chốt lời từ việc bán vàng đã mua cách đây nhiều năm. Giá vàng hiện nay quá cao để mua trữ tiếp, cộng thêm lo ngại lạm phát nên tôi cũng không muốn để tiền tiết kiệm nữa. Vì vậy, tôi dự tính dùng số vốn 3,5 tỷ đồng này mua đất chờ tăng giá. Khi khảo sát nhiều tỉnh giáp ranh và vùng ven TP HCM, tháng 7 vừa qua, tôi được chào vài lô đất nông nghiệp nhưng do ít kinh nghiệm nên chưa thể quyết định.

Xin chuyên gia tư vấn giúp tôi với số tiền này, tôi có thể đầu tư được các loại đất nào? Liệu tôi có nên đầu tư vào đất nông nghiệp không? Nếu có, tôi lưu ý điều gì để tránh rủi ro và nên chọn những lô đất có đặc điểm như thế nào nhằm tối ưu được lợi nhuận trong 2-3 năm tới?

Hải Minh, quận Tân Bình, TP HCM

Thị trường đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Củ Chi, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Chuyên gia trả lời:

Với 3,5 tỷ đồng tiền mặt, bạn có nhiều cơ hội lựa chọn đầu tư vào đất nông nghiệp, đất thổ cư trong khu dân cư hiện hữu hoặc đất nền dự án ở các huyện ven Sài Gòn hoặc tỉnh lân cận TP HCM như Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu hay các tỉnh xa hơn như Bảo Lộc, Bình Thuận, Tiền Giang, Tây Ninh...

Với đất nông nghiệp, do có giá thấp hơn nhiều so với đất thổ cư nên cùng một số tiền, bạn có thể mua được đất nông nghiệp diện tích lớn. Ví dụ, thay vì mua 100 m2 đất thổ cư, bạn có thể mua được trung bình 500-700 m2 đất nông nghiệp hoặc nhiều hơn tùy vào vị trí và khu vực.

Thông thường, giá đất nông nghiệp ở các tỉnh lẻ chỉ bằng 10-17% đất thổ cư. Có thể hình dung ở nhiều địa phương (tỉnh lẻ), đất nông nghiệp giá khoảng 1 triệu đồng một m2 trong khi đất thổ cư 10 triệu đồng một m2. Khi thị trường có biến động về giá, đất thổ cư tăng 15-20%, đất nông nghiệp có thể tăng giá 25-30% trở lên hoặc cao hơn.

Bạn cũng cần lưu ý thêm, đất nông nghiệp có khái niệm khá rộng, được phân thành nhiều loại: đất trồng lúa và cây hàng năm (ngắn ngày), đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng, đất làm muối và nhiều loại đất nông nghiệp khác...

Có những loại đất nông nghiệp không thể chuyển mục đích sử dụng thành đất ở. Vì vậy, khi mua đất nông nghiệp, phải kiểm tra kỹ nguồn gốc đất, chức năng sử dụng và khả năng chuyển thành đất thổ cư vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời và thanh khoản về sau.

Với đất thuộc các dự án, do mục đích sử dụng đất đã được chuyển thành thổ cư, cộng thêm chi phí làm hạ tầng, kết nối điện nước, hoàn thiện pháp lý, mặt bằng giá thường cao hơn đất nông nghiệp. Bạn cần yêu cầu cung cấp các hồ sơ pháp lý đã được phê duyệt của dự án nếu chọn phân khúc này.

Với đất thổ cư hiện hữu của người dân, mặt bằng giá có thể "mềm" hơn so với đất nền dự án nhưng vẫn cao hơn đất nông nghiệp. Bởi lẽ, giá bán đất thổ cư lô lẻ trong khu dân cư đã được chủ đất cộng dồn chi phí chuyển đổi từ đất nông nghiệp lên thổ cư và thủ tục pháp lý.

Dù đầu tư đất thổ cư hiện hữu hay đất nông nghiệp, bạn cần hỏi rõ thông tin quy hoạch, xác định vị trí chính xác của lô đất. Vì nhiều lô ở các vùng nhiều sông rạch, biển, vị trí thực tế của nó đôi khi nằm ở dưới sông hoặc biển do bị sạt lở. Khi mua đất của người dân địa phương, bạn cần ưu tiên vị trí gần các điểm dân cư tập trung, đất có đường dân sinh sẵn, tránh mua đất không có lối vào vì làm giảm giá trị tài sản.

Qua khảo sát thực tế, đất gần đô thị lớn với mặt bằng giá đã rất cao thường khiến tỷ suất lợi nhuận thấp hơn mua đất vùng ven. Đất nông nghiệp tỉnh lẻ xa thành phố lớn không cần vốn nhiều nhưng có tỷ suất lợi nhuận cao hơn đất thổ cư và đất dự án. Tuy nhiên, mức lợi nhuận lớn hơn cũng đi đôi với rủi ro cao hơn.

Ở trường hợp đất nông nghiệp mà bạn quan tâm, có khá nhiều rủi ro tiềm ẩn cần phải lưu ý để phòng tránh. Rủi ro thứ nhất, đất nông nghiệp thường có diện tích lớn, chôn vốn lâu. Vì vậy, khi đầu tư đất nông nghiệp thời gian chờ xác định có thể lên đến 3-5 năm hoặc dài hơn, chỉ phù hợp với dòng tiền nhàn rỗi, không nên dùng đòn bẩy tài chính.

Rủi ro thứ hai nếu mua phải đất nông nghiệp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất ở (đất thổ cư), chủ đất có thể gặp khó khăn trong việc chuyển nhượng hoặc chỉ bán được giá thấp. Rủi ro thứ ba, mua đất nông nghiệp để đón sóng đầu tư, ăn theo quy hoạch nhưng nếu quy hoạch đô thị vùng bị treo, chậm triển khai hoặc bị điều chỉnh, nhà đầu tư có thể đối mặt với kịch bản xấu là bán không ai mua.

Việc đánh giá tiềm năng tăng giá của lô đất nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các tiêu chí cơ bản gồm: liên kết vùng, quy hoạch của nhà nước, quy hoạch giao thông tương lai, sự phát triển của các vùng sản xuất tập trung như khu công nghiệp, khu du lịch hay các đầu mối thu mua chế biến nông, thủy hải sản của vùng... Do đó, bạn cần đầu tư nhiều thời gian cho việc nghiên cứu thực địa, phân tích các yếu tố có lợi và bất lợi trước khi đưa ra quyết định "chọn mặt gửi vàng".

Ông Nguyễn Mạc Hoài Nam, Tổng giám đốc Công ty tư vấn Nam Phát