Danh sách các địa phương tự cân đối ngân sách

Hà Nam phấn đấu trở thành tỉnh tự cân đối ngân sách

Năm 2022, tỉnh Hà Nam sẽ phấn đấu trở thành tỉnh tự cân đối ngân sách và có điều tiết 9% về Trung ương.

Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy phát biểu tại hội nghị gặp mặt các cơ quan báo chí nhân dịp Xuân Nhâm Dần 2022.

Năm 2021, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, song nhờ sự quyết tâm, nỗ lực cố gắng của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong tỉnh, sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng nổi bật.

Tổng sản phẩm tăng 8,85%, đứng thứ 6 toàn quốc. Thu ngân sách Nhà nước đạt 14.542 tỷ đồng, tăng 36% so cùng kỳ, bằng 155% dự toán Trung ương giao, 151% dự toán địa phương giao [trong đó, thu nội địa đạt 12.697 tỷ đồng, thuế xuất nhập khẩu 1.845 tỷ đồng].

Tỉnh đã chủ động kiểm soát tình hình dịch bệnh, không để lây lan ra diện rộng, bảo đảm an toàn, sức khỏe cho người dân. Đồng thời, triển khai thực hiện kịp thời và hiệu quả Nghị quyết 128-NQ/CP của Chính phủ thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Đẩy nhanh tiến độ triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19...

Phong trào xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, hiệu quả. Năm 2021 đã công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu lên 17 xã; có 20 sản phẩm/25 ý tưởng đạt sản phẩm OCOP, trong đó 10 sản phẩm OCOP 4 sao, còn lại là các sản phẩm 3 sao; an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân ổn định; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,55%, giảm 0,29% so với năm 2020...

Về phương hướng năm 2022, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy nhấn mạnh, năm 2022 Hà Nam phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đã được HĐND xác định tại Nghị quyết số 46/2021/NQ-HĐND ngày 8/12/2021. Trong đó tập trung cao độ để hoàn thành chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế [tăng 9,8%]; hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách để đảm bảo tự cân đối ngân sách, phấn đấu thu cân đối ngân sách vượt trên 1.500 tỷ đồng so với Nghị quyết HĐND tỉnh giao.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”; kiểm soát, khống chế dịch bệnh, không để lây lan trong cộng đồng, bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện bình thường mới.

Tập trung triển khai kế hoạch, chương trình, Đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX và Đại hội XIII của Đảng; Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025.

Tập trung hoàn thiện Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án thành lập Khu công nghệ cao Hà Nam; Đề án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thực hiện hiệu quả Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; tăng cường quản lý đầu tư từ ngân sách nhà nước, đảm bảo sử dụng hiệu quả vốn đầu tư và tiến độ giải ngân các dự án.

Tăng cường công tác quản lý thu, chi ngân sách. Chú trọng thu thuế, phí và phí, phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách năm 2022 để đảm bảo cân đối thu chi của tỉnh.

Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là doanh nghiệp có dự án mới bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch Covid-19.

Củng cố, hoàn thiện và nâng cao chất lượng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Tập trung thu hút đầu tư và đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng xã hội, các dịch vụ của các khu công nghiệp như: nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, chuyên gia, trường học, bệnh viện,...

Phát triển mạnh thương mại - dịch vụ, từng bước trở thành mũi nhọn đột phá trong phát triển kinh tế. Triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Tam Chúc; phát triển mạnh đô thị sinh thái gắn với du lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm.

Tiếp tục thực hiện các cơ chế hỗ trợ đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp. Xây dựng các xã, huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng gắn với quá trình đô thị hóa. Thực hiện hiệu quả chương trình xử lý ô nhiễm môi trường tỉnh Hà Nam 2021 - 2025.

Phát huy giá trị văn hóa, con người Hà Nam, tạo động lực, sức mạnh nội sinh để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng và triển khai hiệu quả Nghị quyết của Tỉnh ủy về đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là hiện đại hóa nền hành chính, xây dựng chính quyền điện tử.

Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Làm tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Trong số những tỉnh không cần hỗ trợ của trung ương, có Quảng Ninh thuộc khu vực kinh tế Đông Bắc; 3 địa phương Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng; 2 tỉnh Đà Nẵng, Khánh Hòa thuộc vùng kinh tế duyên hải miền Trung; 5 địa phương TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng Đông Nam Bộ; 4 tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ ở đồng bằng sông Cửu Long. Các tỉnh còn lại, ngân sách trung ương đều phải cân đối bổ sung từ ít nhất 147 tỷ đồng [Bạc Liêu] đến nhiều nhất gần 1.300 tỷ đồng [Thanh Hóa]. Sau khi cân đối bổ sung, thực chi ngân sách trung ương là trên 106.890 tỷ đồng [57% tổng chi cân đối ngân sách nhà nước], tổng thực chi ngân sách địa phương là phần còn lại, 80.780 tỷ đồng.

Nghị quyết của Quốc hội cho phép Chính phủ tổ chức dành một phần vốn đầu tư từ ngân sách năm 2004 được giao để thanh toán số nợ vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn ngân sách nhà nước từ năm 2003 trở về trước. Phần còn lại thực hiện những dự án công trình quan trọng đang thực hiện, dư bao nhiêu mới bố trí cho những dự án khởi công mới. Quốc hội yêu cầu từ nay trở đi, ngân sách trung ương sẽ không dành vốn thanh toán những khoản nợ trái quy định do các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện.

Trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2004, trước ngày 20/11 tới, Chính phủ phải giao nhiệm vụ thu, chi cho các bộ ngành, các tỉnh. Trước ngày 10/12, HĐND các tỉnh quyết định dự toán thu chi ngân sách trên địa bàn. Trước ngày 31/12, tất cả các cấp ngân sách đều phải biết nhiệm vụ ngân sách của mình. Quốc hội đồng ý chủ trương thưởng vượt thu với các địa phương có số thu vượt dự toán các khoản thu phân chia giữa trung ương và địa phương. Khoản thưởng được dùng để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng, thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, thưởng cho ngân sách cấp dưới.

15 tỉnh tự cân đối thu - chi,
đóng góp lớn cho ngân sách

đơn vị: tỷ đồng

Tên

Tổng thu

Tổng chi

Quảng Ninh

3.596

1.084

Hà Nội

22.439

Quảng cáo

4.156

Hải Phòng

8.304

1.612

Vĩnh Phúc

2.142

691

Đà Nẵng

2.435

1.092

Khánh Hòa

2.595

1.063

Quảng cáo

TP HCM

47.457

9.288

Đồng Nai

5.209

1.775

Bình Dương

3.103

989

Tây Ninh

802

704

Bà Rịa - Vũng Tàu

32.441

2.153

Long An

925

867

Tiền Giang

900

893

Vĩnh Long

700

635

Cần Thơ

1.562

1.146

Nghĩa Nhân

Theo dữ liệu Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2022 do Bộ Tài chính công bố, Hà Nội là địa phương có tổng chi cân đối ngân sách địa phương dự toán [NSĐP] [bao gồm cả bội thu, bội chi] cao nhất cả nước, với 102.387,712 nghìn tỷ đồng. Đứng thứ hai là TP. HCM với 94.051,051 nghìn tỷ đồng.

Hà Nội và TP. HCM cách khá xa so với địa phương tiếp theo là Thanh Hóa với32.245,037 tỷ đồng. Các địa phương còn lại trong top 10 là Nghệ An, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bắc Ninh.

Nếu lấy tổng chi cân đối NSĐP chia cho số dân của địa phương đó [dân số theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê], thì Quảng Ninh là địa phương có tổng chi cân đối NSĐP bình quân đầu người cao nhất cả nước với 19,396 triệu đồng/người.

Hà Nội đứng thứ 14 với 12,16 triệu đồng/người, trong khi TP. HCM đứng thứ 25 với 9,99 triệu đồng/người.

Theo Báo cáo ngân sách dành cho công dân-dự toán Ngân sách nhà nước năm 2022, Dự toán tổng thu cân đối NSNN năm 2022 là 1.411,7 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 3,4% so với ước thực hiện năm 2021. Tỷ lệ huy động vào NSNN khoảng 15,1% GDP, trong đó từ thuế, phí khoảng 12,7% GDP.

Đối với dự toán thu ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, năm 2022 thu ngân sách trung ương là 739,13 nghìn tỷ đồng, chiếm 52,36% tổng thu ngân sách nhà nước; dự toán thu ngân sách địa phương 672,57 nghìn tỷ đồng, chiếm 47,64% tổng thu ngân sách nhà nước.

Đối với dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2022 là 1.784,6 nghìn tỷ đồng, tăng 4,5% so dự toán năm 2021. Trong số đó, dự toán chi đầu tư phát triển là 526,1 nghìn tỷ đồng, chi thường xuyên là 1.112,2 nghìn tỷ đồng, chi trả nợ lãi 103,7 nghìn tỷ đồng, các khoản chi còn lại khác là 42,6 nghìn tỷ đồng.

Với dự toán chi ngân sách trung ương và địa phương, báo cáo cho biết, năm 2022, tổng số chi ngân sách trung ương là 841,31 nghìn tỷ đồng [không bao gồm bổ sung cân đối cho ngân sách địa phương]; tổng số chi ngân sách địa phương là 943,29 nghìn tỷ đồng.

Đáng chú ý, báo cáo này cho hay năm 2022 có 18/63 tỉnh, thành phố có điều tiết về ngân sách trung ương [tăng 2 địa phương so giai đoạn trước], gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ.

Tỷ lệ điều tiết để lại cho ngân sách TP. HCM năm 2022 ở mức 21%, tăng 3 điểm % so với giai đoạn 2016 - 2021 [18%].

Theo tính toán, năm 2022, ước tính tổng thu ngân sách trên địa bàn TP. HCM đạt hơn 386.568 tỷ đồng, cao hơn 5,9% so với dự toán năm 2021, tương đương mức tăng ròng gần 21.700 tỷ đồng.

Trong số thu này, phần ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp là 84.121 tỷ đồng, còn lại là các khoản phải chia ra. Trong đó, các khoản thu ngân sách địa phương TP. HCM được hưởng 100% trong năm 2022 dự kiến là 42.585 tỷ đồng, và phần được hưởng theo tỷ lệ điều tiết 21% là gần 41.536 tỷ đồng.

Như vậy, so với năm 2021, tỷ lệ điều tiết mà ngân sách TP. HCM được hưởng trong năm 2022 dự kiến cao hơn gần 6.000 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, tổng chi ngân sách Thành phố trong năm 2022 dự kiến là 94.051 tỷ đồng.

Tỷ lệ điều tiết để lại cho ngân sách Hà Nội năm 2022 giảm xuống mức 32%, thấp hơn 3 điểm % so với giai đoạn 2016 - 2021 [35%]. Theo đó, tổng thu ngân sách dự toán năm sau của Hà Nội là gần 311.651 tỷ đồng, tăng 32,3% so với dự toán năm 2021, tương ứng với hơn 76.130 tỷ đồng.

Trong đó, phần địa phương được hưởng theo phân cấp là 98.939 tỷ đồng, phần ngân sách Thành phố được hưởng 100% là hơn 45.779 tỷ đồng, và phần được hưởng theo tỷ lệ điều tiết 32% là 53.160 tỷ đồng.

So với dự toán năm 2021, dù tỷ lệ điều tiết mà ngân sách Hà Nội được hưởng trong năm 2022 giảm 3 điểm %, nhưng tổng số thực tế được hưởng vẫn tăng gần 2.000 tỷ đồng.

Tình hình ngân sách 2 tháng đầu năm 2022

Trong 2 tháng đầu năm 2020, tổng thu NSNN ước đạt 323,8 nghìn tỷ đồng, bằng 22,9% dự toán, tăng 10,8% so cùng kỳ năm 2021. Trong đó: thu nội địa đạt 23% dự toán, tăng 7,6% so cùng kỳ năm 2021; thu từ dầu thô đạt 28,6% dự toán, tăng 57,2%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 22,6% dự toán, tăng 29,4%.

Có 8/12 khoản thuđảm bảo tiến độ dự toán [đạt trên 17%], trong đó các khoản thu trực tiếp từ hoạt động sản xuất - kinh doanh mặc dù đạt khá so dự toán, nhưng thấp hơn so cùng kỳ năm 2021: thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 20,4% dự toán, giảm 0,2%; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 22,7% dự toán, giảm 12,8%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 25,8% dự toán, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2021...

Đángchú ý, có60/63 địa phương thực hiện thu nội địa 2 tháng đầu năm đảm bảo tiến độ dự toán, trong đó 44 địa phương thu đạt trên 20% dự toán; 35/63 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ, 28 địa phương thu thấp hơn so với cùng kỳ.

Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, 2 tháng đầu năm 2022, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố ước đạt trên 69.000 tỷ đồng. Mức thu ngân sách nhà nước của Hà Nội bằng 22,6% dự toán, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó thu nội địa đạt hơn 64.000 tỷ đồng.

Còn với TP. HCM, thu ngân sách 2 tháng đầu năm của Thành phố đã đạt 89.000 tỷ đồng, đạt 23% dự toán năm. Trong một ngày làm việc, Thành phố thu vào khoảng 2.200 tỷ đồng, bằng số thu của một số tỉnh trong một năm.

Điểm nổi bật về kinh tế - xã hội của tỉnh có số hộ nghèo thuộc top 5 nhưng chi tiền mua ô tô đứng top đầu cả nước


//cafef.vn/top-tinh-thanh-pho-co-so-chi-ngan-sach-binh-quan-dau-nguoi-cao-nhat-ca-nuoc-tp-hcm-dung-thu-25-ha-noi-cung-ngoai-top-10-20220321114706409.chn

Video liên quan

Chủ Đề