Danh mục hàng hóa phải mua sắm tập trung

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 2, Điều 68 và Điểm b, Khoản 2, Điều 72 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định, đối với những hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải áp dụng mua sắm tập trung, đơn vị có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phải công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nội dung thỏa thuận khung và ký kết hợp đồng với nhà thầu đã được lựa chọn thông qua mua sắm tập trung trên cơ sở thỏa thuận khung.

Trường hợp ký kết hợp đồng với nhà thầu khác không được lựa chọn thông qua mua sắm tập trung thì không được thanh toán hợp đồng.

Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung thuộc phạm vi quản lý của mình.

Theo đó, nếu hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục mua sắm tập trung của tỉnh thì phải đấu thầu tập trung theo quy định nêu trên.

Nếu hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục mua sắm tập trung thì áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

[TBTCO] - Bộ Tài chính đang yêu cầu đơn vị mua sắm tập trung thực hiện nghiêm việc lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu, bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ và giá mua tối ưu.

Để triển khai quy định của Luật Đấu thầu về việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ từ ngân sách nhà nước theo phương thức tập trung, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Bộ Tài chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát lại danh mục mua sắm tập trung tài sản nhà nước. Ảnh TL minh họa

Tại nghị định quy định cụ thể danh mục tài sản mua sắm tập trung; đơn vị mua sắm tập trung; nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị mua sắm tập trung; nguồn kinh phí mua sắm tập trung; quy trình mua sắm tập trung tổng quát và cụ thể.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 2/11/2016 về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công, Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 10/12/2019 về đẩy mạnh triển khai Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật.

Tại chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để bảo đảm việc mua sắm tập trung hiệu quả, tiết kiệm, tránh thất thoát, lãng phí.

Tuy nhiên, theo phản ánh, kiến nghị của cử tri gửi tới Quốc hội khóa XV đã nêu: “Việc thực hiện quy chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa từ ngân sách nhà nước [NSNN] theo phương thức tập trung còn nhiều bất cập. Cụ thể, nhiều sản phẩm có giá thành cao hơn so với giá cả thị trường, chất lượng kém, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng; việc mua sắm, phân phối chưa kịp thời dẫn đến chậm trễ khi cấp phát cho các đối tượng thụ hưởng..., nhất là trên các lĩnh vực: Giáo dục, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội [quà tặng cho các đối tượng chính sách], đề nghị Chính phủ tăng cường chỉ đạo, kiểm tra để thực hiện tốt công tác này”.

Để khắc phục tình trạng nêu trên, Bộ Tài chính vừa có văn bản số 12661/BTC- QLCS về việc tăng cường quản lý việc mua sắm tài sản, hàng hóa từ NSNN theo phương thức tập trung.

Tại văn bản này, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, cơ quan trung ương, UBND các tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công trong mua sắm hàng hóa, dịch vụ từ NSNN theo phương thức tập trung và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Tài chính yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố khẩn trương rà soát danh mục mua sắm tập trung thuộc thẩm quyền của mình để ban hành, sửa đổi, bổ sung, bảo đảm căn cứ pháp lý theo quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ.

Đặc biệt lưu ý, tài sản được đưa vào danh mục mua sắm tập trung đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và thực tế của bộ, ngành, địa phương. Đồng thời, ban hành hướng dẫn về tiêu chuẩn kỹ thuật và mức giá dự toán của tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung phù hợp với tiêu chuẩn, định mức sử dụng và nhu cầu sử dụng của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

Bộ Tài chính yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị đăng ký nhu cầu mua sắm tập trung để gửi đơn vị mua sắm tập trung tổng hợp đúng thời hạn và lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ đáp ứng yêu cầu về tài sản của cơ quan, đơn vị. Xử lý các trường hợp không đăng ký hoặc không đăng ký nhu cầu mua sắm tập trung đúng hạn theo quy định.

Đáng chú ý, tại văn bản này, Bộ Tài chính yêu cầu đơn vị mua sắm tập trung thực hiện nghiêm việc lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu, bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ và giá mua tối ưu. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy định của pháp luật trong việc mua sắm tập trung, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm trong mua sắm tập trung của các chủ đầu tư, đơn vị mua sắm tập trung, các nhà thầu và đơn vị quản lý, sử dụng hàng hóa, dịch vụ./.

Gửi ý kiến đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, cử tri tỉnh Ninh Bình đề nghị cần xem xét, nghiên cứu để có quy định phù hợp với tình hình thực tế.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính trả lời cử tri tỉnh Ninh Bình như sau:

Tại Khoản 1, Điều 71 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu:

“Điều 71. Danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung

1. Hàng hóa, dịch vụ được đưa vào danh mục mua sắm tập trung khi đáp ứng một trong các điểu kiện sau đây:

a] Hàng hóa, dịch vụ mua sắm với số lượng lớn hoặc chủng loại hàng hóa, dịch vụ được sử dụng phổ biến tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b] Hàng hóa, dịch vụ có yêu cầu tính đồng bộ, hiện đại”.

Tuy nhiên, một số địa phương ban hành danh mục mua sắm tập trung chưa phù hợp, đưa một số loại tài sản không đáp ứng được các điều kiện quy định tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ vào Danh mục, đặc biệt là tài sản mua sắm ít, không phổ biến.

Vì vậy, tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 67 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công quy định:

“Điều 67. Danh mục tài sản mua sắm tập trung

1. Tài sản được đưa vào danh mục tài sản mua sắm tập trung là tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, năng lực của đơn vị mua sắm tập trung, điều kiện phát triển của thị trường cung cấp tài sản.

2. Việc ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung được thực hiện như sau:

a] Bộ Tài chính ban hành danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia [trừ thuốc] theo lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b] Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc mua sắm tập trung [bao gồm danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia và danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp địa phương];

c] Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp bộ, cơ quan trung ương, địa phương [trừ thuốc]”.

Đồng thời, Bộ Tài chính có Công văn số 2030/BTC-QLCS ngày 13/2/2018 đề nghị các Bộ, ngành, địa phương thực hiện rà soát danh mục tài sản mua sắm tập trung của Bộ, ngành, địa phương để ban hành, sửa đổi, bổ sung, bảo đảm tài sản được đưa vào danh mục mua sắm tập trung đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và thực tế của Bộ, ngành, địa phương. Tổ chức mua sắm tập trung tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung của Bộ, ngành, địa phương đúng quy định của pháp luật.

Việc giải quyết nhu cầu mua sắm đột xuất

Để giải quyết các trường hợp phát sinh nhu cầu mua sắm đột xuất, cấp bách đối với các tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung, tại Khoản 4, Điều 74 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định:

“… Trường hợp phát sinh nhu cầu mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung ngoài dự toán được giao đầu năm và đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt bổ sung dự toán mua sắm, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đơn vị mua sắm tập trung căn cứ thỏa thuận khung đã được ký kết [nếu có], quy định của pháp luật về đấu thầu để áp dụng hình thức mua sắm phù hợp hoặc giao cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu về tài sản tổ chức thực hiện mua sắm”.

Chinhphu.vn


Ông Võ Đình Tiến công tác tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông. Để phục vụ công tác y tế dự phòng, Trung tâm ông có mua sinh phẩm, vật tư, hóa chất [34 triệu đồng] do Giám đốc Trung tâm ra quyết định chỉ định thầu theo quy định tại Điều 5 Thông tư 58/2016/TT-BTC và Khoản 3, Điều 3 Nghị quyết số 07/2018/NQ-HĐND ngày 2/8/2018 của HĐND tỉnh Đắk Nông quy định phân cấp thẩm quyền trong quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý tỉnh Đắk Nông.

Tuy nhiên, phòng Tài chính của Trung tâm không đồng ý cho thanh toán gói thầu trên vì cho rằng các hàng hóa trên phải thực hiện đấu thầu tập trung theo quy định tại Tiết thứ 2, Điểm 1.6, Khoản 1, Điều 1 của Quyết định số 1682/QĐ-UBND ngày 30/9/2016 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc công bố danh mục tài sản Nhà nước thực hiện mua sắm theo phương thức tập trung áp dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Ông Tiến hỏi, vậy gói thầu trên có phải thực hiện đấu thầu tập trung không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 2, Điều 68 và Điểm b, Khoản 2, Điều 72 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định, đối với những hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải áp dụng mua sắm tập trung, đơn vị có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phải công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nội dung thỏa thuận khung và ký kết hợp đồng với nhà thầu đã được lựa chọn thông qua mua sắm tập trung trên cơ sở thỏa thuận khung.

Trường hợp ký kết hợp đồng với nhà thầu khác không được lựa chọn thông qua mua sắm tập trung thì không được thanh toán hợp đồng.

Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung thuộc phạm vi quản lý của mình.

Theo đó, nếu hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục mua sắm tập trung của tỉnh thì phải đấu thầu tập trung theo quy định nêu trên.

Nếu hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục mua sắm tập trung thì áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Chinhphu.vn


Video liên quan

Chủ Đề