Đánh giá ứng dụng của vi phân hàm 1 biến

Giáo trình Phép tính vi tích phân hàm một biến (gọi tắt là Calculus) được biên soạn làm giáo trình cho sinh viên năm thứ nhất các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nội dung chính của giáo trình bao gồm những kiến thức liên quan đến hai phép toán cơ bản của Giải tích toán học: phép tính vi phân và phép tính tích phân cho hàm một biến thực. Những kiến thức này đóng vai trò là công cụ toán học phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ như Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ thông tin và một số ngành khác.

Giáo trình bao gồm 5 chương, được trình bày tương đối ngắn gọn với mục tiêu truyền tải những đơn vị kiến thức cốt lõi của Giải tích hàm một biến thực cùng những ứng dụng của chúng. Chúng tôi không đặt mục tiêu chứng minh chi tiết tất cả các định lí để tránh đi vào những lập luận toán học dài và phức tạp. Thay vào đó, chúng tôi chú trọng việc trình bày những tình huống hay bài toán dẫn đến khái niệm toán học và những ứng dụng quan trọng của mỗi đơn vị kiến thức.

Khái niệm giới hạn (của dãy số và hàm số) trong Chương 1 được định nghĩa chính xác bằng ngôn ngữ giải tích, cho phép ta xây dựng các khái niệm đạo hàm trong Chương 2, tích phân trong Chương 3 và khái niệm tổng của chuỗi số/chuỗi hàm trong Chương 4. Trên thực tế, đạo hàm được sử dụng để xác định tốc độ thay đổi của các quá trình theo thời gian (ví dụ như vận tốc của một chuyển động thẳng, tốc độ tăng dân số, hay tốc độ phân rã của một chất phóng xạ). Từ đó, sử dụng các định luật vật lí nói riêng và các quy tắc cân bằng nói chung, ta có thể chuyển (hay mô hình hoá) các bài toán thực tế thành các phương trình vi phân. Những kiến thức cơ bản về phương trình vi phân sẽ được trình bày trong Chương 5, ở đó người học có thể tìm thấy nhiều bài toán trong Vật lí, Hoá học và Sinh học được viết dưới dạng phương trình/hệ phương trình vi phân.

Hệ thống bài tập được đưa vào phần cuối mỗi chương, trong đó chúng tôi lựa chọn một số bài tập ứng dụng phù hợp với kiến thức của sinh viên năm thứ nhất. Khó khăn có thể gặp đối với người học đó là người học cần hiểu được

7

Chương 1

Giới hạn hàm và hàm liên tục

Phép tính vi tích phân được nghiên cứu trên cơ sở xem xét các quá trình mà ở đó một dãy các đại lượng tiệm cận tới một đại lượng khác. Nói cách khác, ta tìm cách tiếp cận một đại lượng chưa biết bởi một dãy các đại lượng đơn giản hơn đã biết từ trước, từ đó rút ra những thông tin quan trọng của đại lượng chưa biết. Để thấy được điều này, chúng ta sẽ nói về một số bài toán đã được giải quyết theo hướng tiếp cận này.

  1. Tính diện tích hình tròn đơn vị: Giả sử ta phải tính diện tích của hình tròn đơn vị (hình tròn có bán kính bằng 1). Ta sẽ nội tiếp trong hình tròn đó một dãy các đa giác đều n cạnh với n càng ngày càng lớn. Sử dụng một số tính toán, ta sẽ thấy diện tích của các đa giác đều này tiệm cận tới một giới hạn (số π). Một cách tự nhiên, ta sẽ thừa nhận π là diện tích của hình tròn đơn vị.
  2. Vẽ tiếp tuyến tại một điểm của đồ thị hàm số: Xét đồ thị của hàm số y = x 2 trên mặt phẳng Oxy. Cho trước một điểm A nằm trên đồ thị này. Vấn đề đặt ra là hãy vẽ một đường thẳng đi qua điểm A và tiếp xúc với đồ thị. Cách tự nhiên là ta xét một dãy các điểm An nằm trên đồ thị và càng ngày càng gần với điểm A. Ta sẽ coi tiếp tuyến cần tìm chính là ‘giới hạn’ của các đường thẳng đi qua A và An khi An tiến về A.
  3. Vận tốc tức thời của chuyển động: Giả sử một vật thể chuyển động thẳng được mô tả bởi phương trình s = s(t), với t là thời gian và s(t) là quãng đường. Khi đó, vận tốc trung bình của chuyển động tính từ thời điểm t 0 đến t 0 + h là đại lượng vh = [s(t 0 + h) − s(t 0 )]/h. Nếu h rất nhỏ thì vh gần với một đại lượng gọi là vận tốc tức thời của chuyển động tại thời điểm t 0. Chúng ta sẽ bắt đầu với những khái niệm rất cơ bản liên quan tới dãy số và sau đó tiếp cận những đối tượng trung tâm của môn học là hàm số và giới hạn hàm.

8 1. Giới hạn hàm và hàm liên tục

1 Dãy số và giới hạn dãy số

Khái niệm về dãy số không phải là mới nhưng bây giờ chúng ta sẽ làm quen với một khía cạnh của dãy số dùng để mô tả dáng điệu của dãy này tại "vô tận".

Định nghĩa 1 (Định nghĩa dãy số). Dãy số là một quy tắc ứng một số tự

nhiên với một số thực. Nếu viết chính xác thì một dãy số là một tập hợp có

dạng a 1 , a 2 ,... , an,.. ., hay còn được viết gọn lại {an}n≥ 1 hoặc là {an}.

Khái niệm quan trọng nhất gắn liền với một dãy số là giới hạn.

Định nghĩa 1 (Định nghĩa giới hạn dãy số). Dãy số {an} được gọi là hội

tụ tới l nếu với mọi ε > 0 , tồn tại số tự nhiên N sao cho |an − l| < ε với mọi

n > N.

Trong trường hợp này thì l được gọi là giới hạn của {an} và ta viết an → l

hay đầy đủ hơn là lim n→∞

an = l.

Như vậy, an → l khi và chỉ khi với bất kì một khoảng mở chứa l thì bắt đầu từ một chỉ số n đủ lớn, mọi phần tử an sẽ nằm trong khoảng mở đó. Dưới đây là một số ví dụ về dãy số hội tụ.

Ví dụ 1. (a) an = 1 n

hội tụ về 0 khi n → ∞. Thật vậy, với ε > 0 cho trước,

ta sẽ chọn số tự nhiên N để N >

1

ε

. Khi đó

0 < an = 1 n <

1

N < ε

với mọi n > N. Do đó lim n→∞ an = 0.

(b) Xét dãy {an} xác định bởi công thức an = 1 2 + 1 22

+ · · · + 1

2 n

. Khi đó

an = 2(1 −

1

2 )

( 1

2 + 1 22

· · · + 1

2 n

)

\= 2

( 1

2

1

2 n+

)

\= 1 −

1

2 n

.

Vậy an → 1 khi n → ∞ bằng lập luận tương tự như phần (a).

10 1. Giới hạn hàm và hàm liên tục

(ii) Cố định ε > 0. Ta tìm được N để

|an − l| < ε, ∀n > N.

Do đó khi k ≥ N thì nk ≥ k > N và theo bất đẳng thức trên ta sẽ có

|ank − l| < ε, ∀k > N.

(iii) Giả sử l ̸= l′. Ta có thể coi l < l′. Đặt

ε 0 =

l′ − l 2

.

Theo định nghĩa 1, ta tìm được các số N và N ′ sao cho

|an − l| < ε 0 , ∀n > N,

|an − l′| < ε 0 , ∀n > N ′.

Do đó với m = N + N ′, ta có

|am − l| < ε 0 , |am − l′| < ε 0.

Điều này dẫn tới

2 ε 0 = |l − l′| ≤ |am − l| + |am − l′|

< ε 0 + ε 0 = 2ε 0.

Ta gặp mâu thuẫn. Vậy l = l′ và ta có điều phải chứng minh.

Ta thường áp dụng mệnh đề trên để chỉ ra một dãy là không hội tụ. Chẳng hạn an = (−1)n (áp dụng (ii)) hay dãy các số tự nhiên an = n (áp dụng (i)) là không hôi tụ.

Ngoài dãy số hội tụ, ta cũng quan tâm tới khái niệm sau:

Định nghĩa 1 (Giới hạn bằng vô cùng). Ta nói dãy số {an} có giới hạn

bằng +∞ (viết lim n→∞ an = +∞) nếu với mọi số M > 0 , có một chỉ số n 0 để

an > M với mọi n > n 0.

Tương tự như thế, ta nói dãy số {an} có giới hạn bằng −∞ (viết lim n→∞ an = −∞) nếu với mọi số M > 0 , có một chỉ số n 0 để an < −M với

mọi n > n 0.

  1. Dãy số và giới hạn dãy số 11

Chú ý mối liên hệ sau

an > 0 , lim n→∞ an = +∞ ⇔ lim n→∞

1

an

\= 0.

an < 0 , lim n→∞

an = −∞ ⇔ lim n→∞

1

an

\= 0.

Để tính giới hạn của dãy số, chúng ta sẽ sử dụng các công thức cơ bản sau đây.

Định lí 1 (Phép tính trên dãy hội tụ). Giả sử lim n→∞ an = a và lim n→∞ bn = b.

Khi đó ta có:

(a) lim n→∞ (an + bn) = a + b;

(b) lim n→∞ (an − bn) = a − b;

(c) lim n→∞ (anbn) = ab.

(d) lim n→∞

an bn

\=

a b ,

nếu b ̸= 0.

Chứng minh. (a) Lấy ε > 0 là một số tuỳ ý. Khi đó bằng cách áp dụng định

nghĩa của giới hạn cho

ε 2

, ta tìm được N 1 và N 2 sao cho

|an − a| < ε 2

, ∀n > N 1 ,

|bn − b| < ε 2

, ∀n > N 2.

Vậy nếu n > max(N 1 , N 2 ) thì

|(an + bn) − (a + b)| ≤ |an − a| + |bn − b| < ε.

Bằng cách quan niệm max(N 1 , N 2 ) chính là N trong Định nghĩa 1, ta có điều

phải chứng minh.

(b) Ta chứng minh tương tự như (a). Cố định ε > 0. Ta tìm được N 1 và N 2

sao cho

|an − a| < ε 2

, ∀n > N 1 ,

  1. Dãy số và giới hạn dãy số 13

Cố định ε > 0. Do dãy bn hội tụ về b ̸= 0 nên tồn tại N đủ lớn sao cho

|bn − b| <

|b| 2

, ∀n > N.

Điều này dẫn đến

|bn| ≥ |b| − |bn − b| >

|b| 2

, ∀n > N.

Cũng do dãy {bn} hội tụ về b nên ta tìm được N ′ sao cho

|bn − b| < ε

|b| 2 2

, ∀n > N ′.

Như vậy với mỗi n ≥ max{N, N ′}, chúng ta có thể đánh giá như sau

∣ ∣ ∣

1

bn

1

b

∣ =

bn − b bnb

∣ =

1

bnb

bn − b|

2

|b| 2

|bn − b| ≤ ε.

2

|b| 2

.

|b| 2 2

\= ε.

Ta đã chứng minh xong khẳng định (1). Để kết thúc chứng minh, ta áp dụng

(c) như sau

lim n→∞

an bn

\= lim n→∞ an.

1

bn

\= lim n→∞ an. lim n→∞

1

bn

\= a.

1

b

\=

a b.

Ta có điều phải chứng minh.

Một phương pháp khác cũng hay được sử dụng để tính giới hạn dãy số là phương pháp kẹp giữa.

Mệnh đề 1 (Nguyên lí kẹp giữa). Cho an, bn và cn là các dãy số thoả mãn

an ≤ bn ≤ cn. Giả sử

lim n→∞ an = lim n→∞ cn = l.

Khi đó lim n→∞

bn = l.

14 1. Giới hạn hàm và hàm liên tục

Chứng minh. Chứng minh kết quả trên chỉ dựa vào định nghĩa của giới hạn.

Cụ thể ta tiến hành như sau, lấy ε > 0 tuỳ ý. Khi đó tồn tại các chỉ số N 1 , N 2

sao cho

|an − l| < ε, ∀n > N 1 ,

|cn − l| < ε, ∀n > N 2.

Khi đó với mọi n > N = max{N 1 , N 2 }, ta có

bn − l ≤ cn − l < ε

l − bn ≥ l − an > −ε.

Kết hợp lại chúng ta có

|bn − l| < ε, ∀n > N.

Vậy ta đã chứng minh được lim n→∞

bn = l.

Ví dụ 2. Ta sẽ chứng minh

lim n→∞

n + 1 n 2 + 1 = 0

.

Thật vậy, với n ≥ 1 ta có các đánh giá sau

0 < n

+ 1

n 2 + 1 =

n(n + 1) n(n 2 + 1)

2(n 2 + 1) n(n 2 + 1)

\= 2 n.

Do

2

n

→ 0 khi n → ∞ nên sử dụng nguyên lí kẹp giữa (Mệnh đề 1), ta có

điều phải chứng minh.

Nếu một dãy số là đơn điệu thì ta có thể nói rằng dãy số đó đã ‘hầu như’ hội tụ. Điều này được thể hiện qua kết quả sâu sắc sau đây.

16 1. Giới hạn hàm và hàm liên tục

Ta bỏ qua chứng minh Định lí 1 vì việc chứng minh liên quan đến cách xây dựng tập số thực. Có thể thấy sự tồn tại của cận trên đúng và cận dưới đúng kéo theo Định lí 1 về sự hội tụ của các dãy đơn điệu và bị chặn. Ta cũng sẽ cần các khái niệm cận trên đúng và cận dưới đúng để xây dựng một cách chặt chẽ khái niệm tích phân của hàm số trong chương sau.

Một dạng tương đương của Định lí 1 chính là kết quả dưới đây, được sử dụng để chứng minh các tính chất của hàm liên tục ở chương sau.

Định lí 1 (Nguyên lí Bolzano-Weierstrass). Mọi dãy số thực bị chặn {an}

đều chứa một dãy con hội tụ. Điều này có nghĩa là có một dãy {ank } sao cho

tồn tại giới hạn lim k→∞ ank = a.

Chứng minh. Ta sẽ chứng tỏ rằng tồn tại một dãy con đơn điệu tăng hoặc một

dãy con đơn điệu giảm của {an}. Ta sẽ nói số hạng am của dãy trên là "đỉnh"

nếu am ≥ an với mọi n ≥ m.

Như thế sẽ có hai trường hợp xảy ra: Trường hợp 1: Dãy {an} có vô hạn số hạng đỉnh. Khi đó ta có thể viết các

số hạng này thành một dãy con

an 1 , an 2 , · · · , ank , · · · với n 1 < n 2 < · · · < nk < · · ·.

Theo cách xây dựng ở trên ta có một dãy con đơn điệu giảm của {an}.

Trường hợp 2: Dãy {an} có hữu hạn số hạng đỉnh hoặc không có số hạng

đỉnh nào. Ta lại đánh số tất cả các số hạng đỉnh của dãy ban đầu như sau:

am 1 , · · · , amk. Đặt n 1 = mk + 1. Do an 1 không phải số hạng đỉnh cho nên tồn

tại n 2 > n 1 để an 2 > an 1. Tương tự như vậy, do an 2 không là số hạng đỉnh cho

nên tồn tại n 3 để an 3 > an 2. Cứ tiếp tục như thế ta tìm được một dãy con đơn

điệu tăng an 1 , an 2 , · · · , của dãy ban đầu {an}.

Theo định lí về sự hội tụ của dãy đơn điệu bị chặn, ta đã tìm được một dãy

con hội tụ của dãy đã cho.

Tiếp theo, sử dụng định lí về sự hội tụ của dãy đơn điệu, ta có thể chứng minh được kết quả kinh điển sau đây mà nhờ nó ta định nghĩa được cơ số logarit tự nhiên.

  1. Dãy số và giới hạn dãy số 17

Định nghĩa số e. Xét các dãy số {an} và {bn} được xác định bởi công thức

an =

(

1 + 1

n

)n , bn =

(

1 + 1

n

)n+ .

Khi đó ta có các khẳng định sau:

(i) {an} là dãy đơn điệu tăng, {bn} là dãy đơn điệu giảm;

(ii) {an} và {bn} hội tụ về cùng một giới hạn được kí hiệu là e.

Chứng minh. (i) Theo công thức nhị thức Newton, ta có:

an =

(

1 + 1

n

)n

\= 1 +

n 1

.

1

n

+

n(n − 1) 2!

.

1

n 2

+ · · · +

n(n − 1) · · · 2. 1 n!

.

1

nn = 1 + 1 + 1 2!

(

1 −

1

n

)

+ 1

3!

(

1 −

1

n

)(

1 −

2

n

)

+

+ · · · + 1

n!

(

1 −

1

n

)(

1 −

2

n

)

· · ·

(

1 −

n − 1 n

)

.

Tương tự, ta có:

an+1 =

(

1 +

1

n + 1

)n+

\= 1 +

n + 1 1

.

1

n + 1 +

n(n + 1) 2!

.

1

(n + 1) 2

+ · · · + (

n + 1)n · · · 2. 1 (n + 1)!

.

1

(n + 1)n+

\= 1 + 1 + 1 2!

(

1 −

1

n + 1

)

+ 1

3!

(

1 −

1

n + 1

)(

1 −

2

n + 1

)

+

+ · · · +

1

(n + 1)!

(

1 −

1

n + 1

)(

1 −

2

n + 1

)

· · ·

(

1 −

n n + 1

)

.

Như vậy, an và an+1 lần lượt là tổng của n + 1 và n + 2 số hạng dương. Hơn

nữa, mỗi số hạng xuất hiện trong an là nhỏ hơn hoặc bằng số hạng tương ứng

của an+1. Vậy ta có an < an+1.

  1. Giới hạn hàm số 19

Chú ý rằng nếu {an} là dãy bị chặn thì lim n→∞ an và lim n→∞

an là các số hữu

hạn. Hơn nữa, nếu dãy {an} hội tụ thì

lim n→∞ an = lim n→∞ an = lim n→∞

an.

Ví dụ 4. Xét dãy số {an} với an = (−1)n. Rõ ràng

bn = sup k∈N

{an+k} = 1, cn = inf k∈N

{an+k} = − 1.

Vậy

lim n→∞ an = 1, lim n→∞

an = − 1.

1 Giới hạn hàm số

Một đối tượng quan trọng của chương này là khái niệm hàm số. Để hiểu về hàm số, ta có thể lấy hai ví dụ cơ bản sau:

  1. Diện tích của hình tròn bán kính r là πr 2. Như thế diện tích là hàm số của biến số bán kính theo nghĩa cứ cho trước bán kính ta tính được diện tích.
  2. Dân số của một thành phố cũng là một hàm số theo biến số thời gian.

Ta có định nghĩa chính xác sau đây:

Định nghĩa 1 (Định nghĩa hàm số). Cho A là một tập hợp các số thực.

Một hàm số f xác định trên A là một quy tắc cho ứng mỗi x ∈ A với một số

f (x). Ta gọi f là hàm số của biến số x.

Khái niệm quan trọng gắn liền với hàm số là giới hạn của hàm số.

Định nghĩa 1 (Định nghĩa giới hạn hàm số). Cho f là hàm số xác định

trên một tập A.

(i) Ta nói rằng hàm số f có giới hạn bằng l khi biến số x tiến tới giá trị a nếu điều sau đây là đúng: Với mọi ε > 0 , ta tìm được δ > 0 sao cho

|x − a| < δ, x ∈ A ⇒ |f (x) − l| < ε.

20 1. Giới hạn hàm và hàm liên tục

Trong trường hợp này, ta sẽ viết f (x) → l khi x → a hoặc là lim x→a f (x) = l.

(ii) Ta nói hàm số f có giới hạn trái bằng l khi biến số x tiến tới a nếu điều sau đây là đúng: Với mọi ε > 0 , ta tìm được δ > 0 sao cho

a − δ < x < a, x ∈ A ⇒ |f (x) − l| < ε.

Trong trường hợp này, ta viết

lim x→a−

f (x) = l.

(iii) Tương tự, ta nói hàm số f có giới hạn phải bằng l khi biến số x tiến tới a nếu điều sau đây là đúng: Với mọi ε > 0 , ta tìm được δ > 0 sao cho

a < x < a + δ, x ∈ A ⇒ |f (x) − l| < ε.

Trong trường hợp này, ta viết

lim x→a+

f (x) = l.

(iv) Ta nói hàm f có giới hạn bằng l khi biến số x tiến tới +∞ nếu điều sau đây là đúng: Với mọi ε > 0 , ta tìm được số M > 0 sao cho

x > M, x ∈ A ⇒ |f (x) − l| < ε.

Trong trường hợp này, ta viết

lim x→+∞ f (x) = l.

(v) Ta nói hàm f có giới hạn bằng l khi biến số x tiến tới −∞ nếu điều sau đây là đúng: Với mọi ε > 0 , ta tìm được số M > 0 sao cho