Đánh giá tra cứu văn bằng đại học

Đại diện các trường đại học cho rằng dù dữ liệu người học có sẵn trên hệ thống nhưng cách làm của nhiều doanh nghiệp vẫn theo hình thức truyền thống nên không tiếp cận nhanh thông tin.

Một buổi lễ tốt nghiệp đại học

ĐÀO NGỌC THẠCH

Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết hệ thống dữ liệu trực tuyến của trường đang có thông tin hàng trăm ngàn người học đã tốt nghiệp tại trường từ năm 2000 trở về sau. Trước thời điểm này, trường chỉ lưu trữ dữ liệu văn bản cứng và file scan, để xác thực thông tin cần gửi văn bản đến trường.

“Nhà tuyển dụng chỉ cần nhập đúng thông tin người học sẽ cho ra kết quả đúng. Trường hợp đặc biệt có thể liên lạc với trường để xác minh lần cuối phòng trường hợp sai sót có thể xảy ra”, ông Nhân cho hay.

Tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cũng khẳng định việc tra cứu dữ liệu trực tuyến này nếu thực hiện đúng sẽ cho thông tin chính xác bước đầu. Chẳng hạn, khi nhập đúng số hiệu văn bằng mà cho ra kết quả tương thích thông tin người học với số hiệu văn bằng, có nghĩa là bằng đúng. Nếu nhập số hiệu văn bằng nhưng cho ra thông tin người học khác, nghĩa là bằng bị làm giả.

Theo ông Lưu, việc tra cứu dữ liệu văn bằng trực tuyến này có thể cho kết quả chính xác, nhanh chóng và tiện dụng. Cách thức này cần được phổ biến đến các đơn vị tuyển dụng để thay thế bớt hình thức xác nhận bằng văn bản truyền thống. Nhưng với những trường hợp đặc biệt, việc xác minh văn bằng trực tiếp từ sổ gốc cấp bằng của cơ sở đào tạo vẫn cần thiết.

\n

“Thực tế quá trình xác nhận văn bằng tại trường cho thấy không chỉ bằng tốt nghiệp bị làm giả mà còn giả cả văn bản xác thực văn bằng”, ông Lưu thông tin. Thống kê quá trình xác thực văn bằng tại trường này cho thấy, trong 138 văn bằng gửi đến trường xác thực năm 2018, có 9 bằng giả; năm 2019 phát hiện 3 bằng giả trong số 156 bằng xác thực. Trong 9 tháng đầu năm nay đã phát hiện 25 bằng giả trong số hơn 200 văn bằng được gửi đến trường.

Sở GD-ĐT TP.HCM bắt đầu cập nhật dữ liệu từ giai đoạn 1970

Để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, đoàn thể, trường học, Sở GD- ĐT TP.HCM có phân công bộ phận chịu trách nhiệm trong việc xác minh văn bằng, chứng chỉ. Công việc được thực hiện hằng ngày và cường độ được miêu tả phải “ký xuội tay” là những chia sẻ của lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM.

Một lãnh đạo Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng GD của Sở GD-ĐT cho biết hiện nay Sở đã công khai dữ liệu tốt nghiệp THPT trong các năm gần đây. Người có nhu cầu chỉ cần tra cứu dựa theo thông tin cá nhân của thí sinh là biết kết quả, nhưng việc này chưa được công nhận tính pháp lý trong tuyển dụng.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở, các bộ phận phụ trách của Sở hiện tại đang bắt đầu cập nhật dữ liệu hình ảnh bằng cấp, chứng chỉ từ giai đoạn 1970 đến nay để khi đồng bộ hóa dữ liệu sẽ có cơ sở để thực hiện áp dụng ngay.

Bích Thanh

Tin liên quan

  • Hướng vào đại học phù hợp với điểm thi
  • Cách chức phó chủ tịch xã sử dụng bằng cấp không hợp pháp
  • Nâng cấp giáo viên đạt chuẩn: Coi chừng chủ yếu chỉ để lấy bằng

VIDEO ĐANG XEM NHIỀU

Đọc thêm

Giảng viên, sinh viên Việt Nam có cơ hội thực tập và học tại Trường Y Harvard

Một trong những nội dung biên bản ghi nhớ Trường Y Harvard ký với 3 trường ĐH y lớn của Việt Nam là tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ và trao đổi giữa sinh viên, giảng viên, thực tập sinh, chuyên gia. 

Chuyên gia quốc tế nổi tiếng hiến kế ‘lạ’ để học tiếng Anh

Nhà lý luận hàng đầu về phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, GS-TS Rod Ellis đã hiến kế ‘lạ’ về việc học tiếng Anh thông qua những ‘nhiệm vụ tập trung’.

Tập đoàn công nghệ CMC đầu tư mô hình 'đại học số' đầu tiên ở Việt Nam

Giáo viên nói gì về áp lực nghề nghiệp?

Tại buổi tọa đàm 'Tiếp nối truyền thống tôn sư trọng đạo' diễn ra vào chiều ngày 17.11, giáo viên và hiệu trưởng nhiều trường phổ thông đã chia sẻ về áp lực của nghề giáo hiện nay.

Những địa phương nào được tổ chức thi IELTS trở lại ngay ngày mai?

Sau khi được phê duyệt tổ chức thi IELTS trở lại, IDP cho biết sẽ đón các thí sinh đầu tiên vào ngày 18.11 tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.

Tạo cơ hội để sinh viên Đà Nẵng dễ dàng làm việc, sinh sống ở Nhật Bản

Thống đốc tỉnh Kanagawa [Nhật Bản] đến thăm, làm việc tại TP.Đà Nẵng, mở ra nhiều cơ hội để sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ được làm việc, sinh sống ở đất nước mặt trời mọc và tiếp cận trình độ khoa học - kỹ thuật hiện đại.

Thủ khoa, á khoa được doanh nghiệp mời làm việc trong lễ tốt nghiệp

Hơn 50 thủ khoa, á khoa đã nhận được thư mời về làm việc bởi các doanh nghiệp có mặt trong lễ tốt nghiệp của một trường ĐH sáng 17.11. Chưa kể hàng ngàn công việc khác cũng đang đợi tân cử nhân.

Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị đón nhận huân chương Độc lập hạng ba

Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị đã đón nhận huân chương Độc lập hạng ba trong buổi lễ kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Thách thức của sinh viên quốc tế khi chọn ĐH ở Mỹ

Tổ chức dịch vụ hỗ trợ sinh viên Interstride [Mỹ] cho rằng các ĐH của Mỹ cần 'chủ động' hơn trong việc hướng dẫn du học sinh làm hồ sơ, xin visa và 'thấu hiểu những thách thức sinh viên quốc tế phải đối mặt'.

Cơ hội nhận học bổng lớn, tổng giá trị 1,5 tỉ đồng cho sinh viên toàn quốc

Bước sang năm thứ 15, học bổng SCG Sharing the Dream không chỉ mang đến nguồn hỗ trợ tài chính, giúp sinh viên toàn quốc theo đuổi ước mơ mà còn trang bị cho các em tư duy sống xanh, bền vững.

Cần có quy định bảo vệ quyền lợi, danh dự giáo viên trong luật Nhà giáo

Sau hơn một tháng Bộ GD-ĐT đưa ra Tờ trình đề nghị xây dựng luật Nhà giáo, nhiều ý kiến cho rằng cần thiết phải đưa vào những quy định cụ thể về việc bảo vệ quyền lợi, danh dự, nhân phẩm giáo viên.

Tỷ lệ học sinh TP.HCM dưới 12 tuổi tiêm vắc xin Covid-19 thấp hơn trung bình cả nước

Ngày 17.11, TP.HCM công bố số liệu trẻ mầm non, học sinh từ 5 đến dưới 18 tuổi tiêm vắc xin phòng Covid-19 và những chỉ đạo cụ thể trong việc tăng cường phối hợp việc tiêm phòng cho học sinh.

Chủ Đề