Đánh giá học lực đại học mở tp hcm năm 2024

Hình thức Đào tạo từ xa cho phép người học tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí nhờ vào khả năng linh động về phương thức học tập, đánh giá và đặc biệt là không phải thi đầu vào.

Trường Đại học Mở TP. HCM là trung tâm đào tạo từ xa lớn nhất cả nước ở phía Nam với hơn 20 năm kinh nghiệm, hơn 40 đơn vị liên kết từ Bình Định đến Cà Mau và 26 chuyên ngành đào tạo.

Hiện nay, Trường đang đào tạo hơn 20.000 sinh viên theo hệ Đào tạo từ xa, cho đến nay đã có khoảng 40.000 sinh viên ra trường, nhiều sinh viên thành công trong cương vị lãnh đạo ở các cơ quan Nhà nước, tổ chức đoàn thể và doanh nghiệp. Nhiều sinh viên tốt nghiệp từ chương trình đào tạo từ xa tiếp tục học tiếp ở các bậc học sau đại học.

Trường chủ trương sử dụng nhiều phương thức linh hoạt để đáp ứng yêu cầu của người học. Bên cạnh việc tổ chức học tập theo hình thức hỗn hợp (cung cấp học liệu và tổ chức ôn tập), Trường còn cung cấp các chương trình học qua đài phát thanh từ năm 1997 và chương trình học qua cầu truyền hình trực tiếp từ năm 2009. Hiện nay, Trường đang xây dựng và đưa vào chương trình học qua mạng Internet.

Hình thức Đào tạo từ xa tại Trường Đại học Mở Tp. HCM gồm có:

- Hệ Văn bằng 1 dành cho những người đã tốt nghiệp trung học phổ thông theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp, trung học nghề, trung cấp nghề (người đã tốt nghiệp trung cấp nghề phải là người đã tốt nghiệp trung học cơ sở, đã học đủ khối lượng kiến thức và thi tốt nghiệp các môn văn hóa trung học phổ thông đạt yêu cầu theo quy định của Bộ GD&ĐT). Có thời gian đào tạo 4,5 năm, có thể tăng cường độ học để hoàn thành chương trình đào tạo sớm hơn.

- Hệ Văn bằng 2 dành cho những người đã tốt nghiệp đại học khác ngành với thời gian đào tạo là 2 năm.

- Hệ Liên thông dành cho những người đã tốt nghiệp cao đẳng cùng ngành với thời gian đào tạo là 2 năm.

Trường ĐH Mở Tp. HCM luôn nỗ lực hết mình để cung cấp chất lượng giáo dục và đào tạo tốt nhất cho các học viên của Trường. Nhưng thành công của hình thức Đào tạo từ xa và Vừa làm vừa học được quyết định phần lớn bởi sự nỗ lực của người học.

Trên thực tế, khi học tập theo hình thức Đào tạo từ xa hay Vừa làm vừa học, người học có thể gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian học tập, thậm chí có lúc người học sẽ thấy thiếu động lực học tập.

Nắm được thực tế này, Trường ĐH Mở Tp. HCM đang hoàn tất việc biên soạn và sẽ sớm đưa vào giảng dạy môn học Kỹ năng học tập nhằm chuẩn bị cho học viên hình thức Đào tạo từ xa và Vừa làm vừa học những kỹ năng thiết yếu để học tập hiệu quả và vượt qua những khó khăn, thách thức trong quá trình học.

Năm 2024, Trường ĐH Mở TP.HCM dự kiến có 3 nhóm phương thức tuyển sinh gồm: các phương thức tuyển sinh theo kế hoạch chung của Bộ GD-ĐT, nhóm tuyển sinh theo kế hoạch của trường và nhóm xét điểm các kỳ thi đánh giá năng lực. Thạc sĩ Trần Lê Trọng Phúc, Phó trưởng phòng Đào tạo, cho biết năm nay trường dự kiến tuyển sinh 4 ngành mới gồm: bảo hiểm, công nghệ tài chính, trí tuệ nhân tạo và kiểm toán chất lượng cao.

Nhóm 1 là các phương thức xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ GD-ĐT, áp dụng cho 40% chỉ tiêu, gồm 2 phương thức xét tuyển:

Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của trường và Bộ GD-ĐT.

Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Nhóm 2 là các phương thức theo kế hoạch xét tuyển riêng của trường (áp dụng cho 40% chỉ tiêu). Các phương thức xét tuyển theo thứ tự ưu tiên được quy định trong đề án riêng của trường.

Phương thức 1: Ưu tiên xét tuyển đối với thí sinh có bằng tú tài quốc tế (IB) điểm từ 26; Chứng chỉ quốc tế A-Level của Trung tâm khảo thí ĐH Cambridge (Anh) theo điểm 3 môn thi (trở lên) đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ C trở lên; Kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Mỹ) đạt điểm từ 1.100/1.600.

Phương thức 2: Ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi THPT theo thứ tự: Học sinh giỏi các trường THPT chuyên/trường THPT trọng điểm (gọi tắt nhóm 1) có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế theo quy định; học sinh giỏi THPT còn lại (gọi tắt nhóm 2) có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế theo quy định; học sinh giỏi THPT các trường THPT chuyên/trường THPT trọng điểm; học sinh giỏi THPT còn lại.

Phương thức 3: Ưu tiên xét tuyển kết quả học bạ THPT có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.

Phương thức 4: Xét tuyển học bạ THPT.

Đánh giá học lực đại học mở tp hcm năm 2024

Năm 2024, Trường ĐH Mở TP.HCM dự kiến tuyển sinh 4 ngành mới gồm: bảo hiểm, công nghệ tài chính, trí tuệ nhân tạo và kiểm toán chất lượng cao

TNO

Nhóm 3 là phương thức xét tuyển điểm thi đánh giá năng lực với 20% chỉ tiêu. Theo đó, trường xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM và kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH trên máy tính năm 2024 của các trường có ký kết cùng Trường ĐH Mở TP.HCM.

Năm 2023, 4 trường ĐH tại TP.HCM đã ký kết công nhận và sử dụng kết quả 2 kỳ thi đánh giá năng lực riêng trên máy tính do Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM và Trường ĐH Sài Gòn tổ chức. Cụ thể gồm: Trường ĐH Tài chính-Marketing, Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Mở TP.HCM và Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM. Theo đó, các trường cùng thống nhất công nhận và sử dụng kết quả 2 kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH để xét tuyển. Hai kỳ thi có sự tương đồng về cách thức tổ chức, cấu trúc bài thi, cùng được thực hiện trên máy tính.

Năm 2023, điểm chuẩn Trường ĐH Mở TP.HCM phương thức xét tuyển học sinh giỏi của một số ngành lấy từ mức 28 trở lên như: marketing, kinh doanh quốc tế.