Đánh giá cuối mỗi tiết học môn tiếng anh

TTO - Đó là ý kiến của các chuyên gia, giáo viên khi đề cập đến câu chuyện dự thảo chương trình quy định dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học không quá 70 tiết/năm, tương đương với 2 tiết/tuần.

Đánh giá cuối mỗi tiết học môn tiếng anh
Một tiết học tăng cường tiếng Anh của học sinh tiểu học tại TP.HCM - Ảnh: Như Hùng

Trả lời báo chí, theo giáo sư Nguyễn Minh Thuyết - tổng chủ biên chương trình, việc quy định như vậy nhằm giảm tải, vì nếu “quá 70 tiết/năm sẽ gây quá tải cho học sinh tiểu học”. Tuổi Trẻ xin giới thiệu thêm các ý kiến phản biện với quy định này của dự thảo.

* TS Đoàn Huệ Dung (chủ tịch Hội Nghiên cứu và giảng dạy tiếng Anh TP.HCM):

Mục tiêu quá cao

Có thể nói mục tiêu của việc giảng dạy môn tiếng Anh trong trường phổ thông hiện nay chỉ nhằm giúp học sinh có thể làm được bài kiểm tra cuối học kỳ, bài thi cuối cấp mà thôi. Do đó, chương trình giảng dạy nặng nề, thiên về văn phạm, cấu trúc câu... nhiều hơn.

Điều đáng mừng là mục tiêu của việc dạy học môn tiếng Anh đã được thay đổi, điều này thể hiện rất rõ trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới: “Môn học ngoại ngữ giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực ngoại ngữ để sử dụng một cách tự tin, hiệu quả, phục vụ cho học tập và giao tiếp, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước”.

Tuy nhiên, cũng theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới thì học sinh tiểu học chỉ được học 2 tiết ngoại ngữ/tuần, học sinh trung học chỉ được học 3 tiết ngoại ngữ/tuần. Với thời lượng học tập quá ít như vậy, giáo viên và học sinh lại phải dạy và học trong điều kiện sĩ số học sinh/lớp quá đông như hiện nay - thực sự sẽ rất khó đạt được mục tiêu như chương trình đã đề ra. Chưa kể giáo viên sẽ rất vất vả trong quá trình giảng dạy vì mục tiêu dạy học quá cao trong khi điều kiện dạy học lại quá thấp.

* Một giáo viên tiếng Anh tiểu học ở Q.1, TP.HCM:

Thách thức lớn

Điều quan trọng nhất của việc giảng dạy tiếng Anh là phải tạo được môi trường sử dụng tiếng Anh cho học sinh tiếp xúc, rèn luyện các kỹ năng. Với thời lượng 2 tiết/tuần thì không đủ để giáo viên chúng tôi dạy bất cứ nội dung gì, chỉ có thể dạy cho học sinh biết mặt chữ mà thôi.

Đây cũng là lý do khiến cho loại hình tiếng Anh tự chọn (2 tiết/tuần) đang dần dần biến mất khỏi các trường tiểu học trên địa bàn TP.HCM, vì không được phụ huynh chọn lựa cho con em mình. Đa số phụ huynh chọn loại hình tiếng Anh tăng cường vì con em họ được học 8 tiết/tuần.

Thậm chí, mấy năm nay nhiều trường tiểu học thực hiện dạy tiếng Anh đề án cho học sinh với thời lượng quy định 4 tiết/tuần, nhưng phụ huynh cũng không mặn mà.

Tôi còn biết có trường mở lớp tiếng Anh đề án nhưng không có phụ huynh nào đăng ký, họ ra điều kiện phải dạy 8 tiết/tuần họ mới đăng ký.

Tóm lại, với mục tiêu như chương trình mới đưa ra thì lý tưởng nhất môn tiếng Anh phải dạy 8 tiết/tuần mới có thể đạt được. Dạy học với 2 tiết/tuần là một thách thức lớn đối với giáo viên chúng tôi.

Việc dạy và học tiếng Anh không nên cào bằng cho tất cả các tỉnh, thành trên cả nước mà chương trình nên có sự linh hoạt: các thành phố lớn có thể dạy 8 tiết/tuần, các vùng khó khăn thì dạy 2 tiết/tuần. Như vậy phù hợp với thực tế hơn.

* Bà Vương Xuân Loan (phụ huynh ở Q.3, TP.HCM):

Cách 1 ngày học sinh phải được gặp lại giáo viên tiếng Anh

Con tôi học tiểu học trái tuyến nên không được đăng ký vào lớp tiếng Anh tăng cường học 8 tiết/tuần mà nhà trường xếp cháu vào học lớp tiếng Anh đề án chỉ có 4 tiết/tuần. Chỉ sau vài tháng học ở trường tiểu học, tôi đã nhận ra con mình cần phải học thêm tiếng Anh ở ngoài trung tâm chứ nếu chỉ học trong trường sẽ không theo kịp các bạn.

Đọc dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, tôi rất thất vọng khi được biết học sinh tiểu học chỉ học mỗi tuần 2 tiết tiếng Anh.

Tôi mong Bộ GD-ĐT hãy xem xét lại để khi triển khai đại trà chương trình mới, học sinh tiểu học sẽ được học tiếng Anh nhiều hơn 4 tiết/tuần như hiện nay. Để các cháu không phải học thêm ngoài trung tâm nữa, rất tốn kém và phụ huynh đưa đón cũng rất vất vả.

Nếu trường tiểu học không thể sắp xếp mỗi ngày thì ít nhất cách một ngày học sinh phải được gặp lại giáo viên tiếng Anh để rèn luyện bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Tôi cho rằng tiếng Anh là môn học đặc thù, học sinh cần phải luyện tập hằng ngày thì mới mong các cháu sử dụng được tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai.

Mẫu: Lời nhận xét môn tiếng Anh tiểu học theo thông tư 22.

Cách ghi nhận xét môn Tiếng Anh theo Thông tư 22 giúp giáo viên tham khảo ghi sổ nhận xét chất lượng giáo dục. Phù hợp với GV dạy lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5

Mời thầy cô cùng tham khảo cách ghi nhận xét về kiến thức, kỹ năng, năng lực, phẩm chất của học sinh môn Tiếng Anh trong bài viết dưới đây. Bài viết phù hợp với giáo viên cần ghi nhận xét môn tiếng anh lớp 1,lớp 2,lớp 3,lớp 4,lớp 5.

Cách ghi nhận xét môn Tiếng Anh Tiểu học

Nhận xét về kiến thức, kĩ năng môn học và hoạt động giáo dục

Ghi nội dung học sinh vượt trội hoặc điểm yếu cần khắc phục:

  • Đọc to, rõ ràng hơn so với đầu năm.
  • Có tiến bộ trong trả lời câu hỏi.
  • Viết được câu có đủ thành phần, diễn đạt được ý của mình.
  • Hoàn thành tốt mục tiêu các bài học.
  • Hoạt động học tập tích cực.
  • Có năng khiếu về khả năng đọc và viết. Cần tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
  • Chưa mạnh dạn trong trả lời câu hỏi.
  • Chữ viết còn xấu.
  • Có tiến bộ trong kĩ năng nghe (đọc, viết, nói).
  • Nhận thức chậm hoạt động học tập chưa tích cực.
  • Chưa tích cực đóng góp ý kiến trong nhóm học tập.
  • Hoàn thành rất tốt nội dung bài học.
  • Kỹ năng nghe nói tốt, giọng đọc to, rõ, trôi chảy.
  • Nắm được nội dung bài học.
  • Nắm vững cấu trúc câu, nhớ và hiểu các từ vựng.
  • Các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tốt.
  • Đọc to, rõ, trôi chảy, hoàn thành bài tập tốt.
  • Hoàn thành khá tốt nội dung các bài học.
  • Biết vận dụng các mẫu câu đã học.
  • Các kỹ năng có tiến bộ.
  • Tăng cường luyện tập thêm về trọng âm và ngữ điệu.
  • Kỹ năng giao tiếp tương đối tốt, chú ý thêm về cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.
  • Kỹ năng nghe, nói tốt, cần luyện tập thêm về kỹ năng đọc.
  • Kỹ năng nói sẽ hoàn thiện hơn nếu em biết kết hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ và ánh mắt.
  • Cố gắng luyện tập thêm về cách phát âm các từ có đuôi "s/es", "ed".
  • Chú ý các âm khó ("r", "s", "j", "z", "t", "k", "c") trong khi nói hoặc đọc.
  • Tiếp thu kiến thức tốt nhưng sử dụng cấu trúc câu còn chậm.
  • Đọc to, rõ, trôi chảy nhưng học từ vựng còn hạn chế.
  • Cẩn thận khi viết các chữ cái khó ("f", "z", "w", "p", "j").
  • Khả năng sử dụng ngôn ngữ còn hạn chế.
  • Cần luyện tập thêm về kỹ năng viết.
  • Sử dụng từ vựng còn chưa tốt, tiếp thu kiến thức còn chậm.
  • Cần rèn luyện thêm về kỹ năng nghe, nói.
  • Sử dụng mẫu câu còn hạn chế.
  • Tiếp thu kiến thức chưa tốt, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ yếu.
  • Có tinh thần học tập tích cực nhưng cần rèn thêm về kỹ năng đọc.
  • Sử dụng cấu trúc câu chưa tốt cần chú ý luyện tập thêm.
  • Giọng đọc còn nhỏ, hoàn thành rất tốt các nội dung bài học.
  • Biết vận dụng các mẫu câu nhưng còn chậm.
  • Còn lúng túng khi áp dụng cấu trúc mới.
  • Chậm chạp khi nói. Cần luyện tập thêm.
  • Chưa ghi nhớ được từ vựng, cần trau dồi thêm.
  • Kỹ năng nghe còn hạn chế, khi nghe nên chú ý vào các từ khóa.

Nhận xét về năng lực

  1. Tự phục vụ, tự quản:
  • Quần áo, đầu tóc luôn gọn gàng sạch sẽ.
  • Biết giữ gìn vệ sinh thân thể, ăn mặc gọn gàng.
  • Biết tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc.
  • Chấp hành sự phân công của lớp.
  • Chấp hành nội quy của lớp.
  • Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập khi đến lớp.
  • Luôn cố gắng hoàn thành công việc được giao.
  • Hay quên sách vở đồ dùng học tập.
  • Còn bỏ áo ngoài quần, không đeo khăn quàng.
  • Chưa kiểm tra lại mọi thứ trước khi đến lớp.
  1. Giao tiếp và hợp tác:
  • Mạnh dạn trong giao tiếp, biết trình bày ý kiến của mình trước tập thể.
  • Biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi giao tiếp.
  • Cởi mở, chia sẻ với mọi người.
  • Biết lắng nghe người khác, biết chia sẻ giúp đỡ với bạn bè.
  • Chưa mạnh dạn trong giao tiếp, chưa tự tin nói, bày tỏ ý kiến của mình trong nhóm, trước lớp.
  1. Tự học và giải quyết vấn đề:
  • Khả năng tự học tốt.
  • Biết chia sẻ và giúp đỡ bạn bè trong học tập.
  • Nắm được mục tiêu bài học.
  • Biết vận dụng những điều đã học vào thực tế.
  • Hiểu bài nhưng áp dụng còn lúng túng.

Nhận xét về phẩm chất

  1. Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục
  • Đi học đầy đủ, đúng giờ.
  • Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào.
  • Biết vận động các bạn cùng tham gia các hoạt động, phong trào.
  • Còn đi trễ, nghỉ học không xin phép.
  1. Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm.
  • Mạnh dạn trình bày ý kiến của mình.
  • Sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai.
  • Hăng hái phát biểu.
  • Biết lắng nghe ý kiến bạn, tôn trọng bạn.
  • Không đổ lỗi cho người khác khi mình làm chưa đúng.
  • Đổ lỗi cho bạn.
  • E ngại khi trình bày ý kiến, chưa tự tin khi giao tiếp.
  1. Trung thực, kỉ luật, đoàn kết.
  • Không nói dối, nói sai về bạn.
  • Nói thật, nói đúng về sự thật.
  • Không làm việc riêng trong giờ học.
  • Thực hiện nghiêm túc quy định về học tập.
  • Còn nói chuyện, làm ồn, gây mất trật tự.
  1. Yêu gia đình bạn và những người khác, yêu trường, yêu lớp, yêu quê hương.
  • Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em.
  • Kính trọng, biết ơn thầy cô.
  • Yêu quý, giúp đỡ bạn bè.
  • Lễ phép với người lớn, nhường nhịn em nhỏ.
  • Thích tìm hiểu về các địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa phương.
  • Còn xả rác trong lớp, trường.
  • Không chào hỏi khi gặp người lớn.

Cách ghi nhận xét môn tiếng Anh theo Thông tư 22

LỚP 5A NHẬN XÉT THƯỜNG XUYÊN THÁNG THỨ NHẤT Họ và tên Môn học và hoạt động giáo dục(Kiến thức, kỹ năng) Năng lực Phẩm chất

Nguyễn Thị Ánh

Có tinh thần học tập nhưng kĩ năng tiếp thu kiến thức còn hạn chế

Có khả năng học tập môn T.A

Chưa thật sự cố gắng

Nguyễn Văn Cường

Có thái độ học tập tích cực,kiến thức tiếp thu biết vận dụng,kỹ năng sử dụng vào giao tiếp tương đối tốt.