Đánh giá chất lượng nước mặt bờ hồ xáng thổi năm 2024

Chất lượng nước mặt; Phân tích thành phần chính; Phân tích tương quan; Ô nhiễm hữu cơ; Quận Cái Răng.

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm đánh giá diễn biến và chỉ tiêu ảnh hưởng chính đến chất lượng nước mặt ở các sông, kênh rạch trên địa bàn quận Cái Răng thành phố Cần Thơ. Số liệu chất lượng nước giai đoạn 2013 - 2019 được thu thập ở 5 vị trí [chợ Cái Răng - CR1, vàm Cái Cui - CR2, vàm Cái Sâu - CR3, vàm rạch Bến Bạ - CR4, sông Cái Răng Bé - CR5] với 17 thông số chất lượng nước bao gồm pH, nhiệt độ, tổng chất rắn lơ lững [TSS], độ đục, oxy hòa tan [DO], nhu cầu oxy sinh hóa [BOD], nhu cầu oxy hóa học [COD], ammonia [NH4+-N], nitrite [NO2--N], nitrat [NO3--N], orthophosphate [PO43--P], coliforms, sắt [Fe], Crom [Cr6+], Flo [F-], chì [Pb] và Asen [As]. Chất lượng nước được so sánh với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt [QCVN 08-MT:2015/BTNMT]. Kết quả cho thấy khu vực nghiên cứu ô nhiễm hữu cơ [DO thấp, BOD và COD cao]. Phân tích tương quan cho thấy các chỉ tiêu [TSS và độ đục], các hợp chất hữu cơ, hợp chất đạm và lân - kim loại nặng [Fe, As, Cr6+] có mối tương quan thuận với nhau. Phân tích thành phần chính [PCA] cho thấy có 13 chỉ tiêu ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và cần đưa vào chương trình quan trắc bao gồm pH, nhiệt độ, TSS, độ đục, DO, NO2--N, NO3--N, PO43--P, coliform, Fe, Cr6+, F- As. Kết quả PCA cho thấy có 4 nhân tố chính giải thích 91.5% sự biến động chất lượng nước khu vực nghiên cứu. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước mặt chủ yếu có thể là từ nước thải sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông thủy và nước mưa chảy tràn. Nghiên cứu cung cấp thông tin quan trọng về chất lượng nguồn nước mặt quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ phục vụ công tác quản lý chất lượng môi trường nước mặt.

Hình Tên hình Trang 2 Tổng lượng nước sông ngòi trung bình hằng năm 4 3 Sơ đồ khu vực phỏng vấn và thu mẫu nước 19 4 Thông số pH tại khu vực khảo sát 22 4 Thông số DO tại khu vực khảo sát 23 4 Thông số COD tại khu vực khảo sát 24 4 Thông số N-NH4+ tại khu vực khảo sát 24 4 Thông số P-PO4- tại khu vực khảo sát 25 4 Hiện trạng nước ô nhiễm tại khu vực khảo sát 27 4 Lượng nước được sử dụng trong một tháng của các hộ dân được phỏng vấn

28

4 Khối lượng rác trung bình hằng ngày của các hộ dân được phỏng vấn 29 4 Rác thải dồn đọng ở cuối nguồn 29 4 Mức độ quan tâm của người dân về chất lượng nước ở RBX 30

vi

TÓM LƯỢC Đề tài “Khảo sát nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm nước mặt rạch Búng Xáng,thành phố Cần Thơ” được thực hiện từ tháng 02/2022 – 05/2022 ở “hẻm 51” nhằm làm cơ sở giúp hạn chế ô nhiễm và giảm mùi hôi tại khu vực khảo sát. Điều này sẽ góp phần mang lại vẻ mỹ quan cho khu vực rạch Búng Xáng. Kết quả khảo sát cho thấy 53% ý kiến của người dân cho là nước RBX rất ô nhiễm, gây mùi hôi khó chịu và làm mất vẻ mỹ quan đô thị. Số còn lại 47% người dân chưa thực sự quan tâm đến sự ô nhiễm của rạch Búng Xáng. Nguyên nhân gây ô nhiễm là do nước thải được xả trực tiếp thông qua cống dẫn đến rạch Búng Xáng. Ngoài ra, rạch Búng Xáng còn chịu tác động của yếu tố khác như rác thải, nước mưa chảy tràn,..ác thông số DO, COD, N-NH4+ và P-PO43- đều vượt ngưỡng cho phép của QCVN 08:2015/BTNMT cho chất lượng nước mặt dao động lần lượt là 15-36, 9-32, 33-55 và 3-6 lần. Đặc biệt là NH4+ vượt ngưỡng lên tới 55 lần, điều này cho thấy sự ô nhiễm ở rạch là cực kỳ nghiêm trọng. Cần có biện pháp phòng ngừa, răng đe và xử lý nước ở rạch Búng Xáng để mang lại môi trường trong lành, sạch đẹp và tốt cho sức khỏe của người dân sống xung quanh khu vực rạch Búng Xáng.

Từ khóa: Rạch Búng Xáng, phỏng vấn, khảo sát, rác thải, nước thải sinh hoạt, chất lượng nước.

viii

CẢM TẠ

Trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp “Khảo sát nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm nước mặt rạch búng xáng,thành phố Cần Thơ”, em xin chân thành cảm ơn.

Cô hướng dẫn Nguyễn Thị Như Ngọc đã tận tình chỉ dẫn và cung cấp nhiều kiến thức khoa học quý báu cho em.

Xin chân thành cảm ơn các hộ gia đình tham gia phỏng vấn cung cấp thông tin phục vụ cho việc thu thập số liệu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Cảm ơn các bạn cùng lớp và các anh chị khóa trước đã giúp đỡ trong lúc thực hiện đề tài.

Trân trọng! Cần Thơ, ngày..áng... năm... Ký tên

Nguyễn Thanh Sang

1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1 Giới thiệu

Trong quá trình hình thành sự sống trên trái đất nước đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất, phục vụ cho hàng loạt các ngành công nghiệp khác nhau. Đối với cây trồng nước là nhu cầu thiết yếu đồng thời còn đóng vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất, là nhân tố quan trọng cho sự phát triển của thực vật. Đối với con người, nước được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau và không thể thiếu được trong cuộc sống hằng ngày. Chính vì vậy, vấn đề ô nhiễm nguồn nước nói chung và nước mặt nói riêng là vấn đề đang được đông đảo người dân quan tâm [Nguyễn Thanh Toàn, 2011].

Rạch Búng Xáng [RBX] có một phần thuộc hẻm 51, đường 3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ thuộc dự án Nâng cấp đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long [ĐBSCL]. Công trình được xây dựng để cải thiện vệ sinh môi trường, tăng lưu lượng dự trữ nước và góp phần cho công tác chống ngập trung tâm thành phố. Nơi đây còn là nơi tập trung vui chơi giải trí [quán ăn, quán cafe,...] đang được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bạn trẻ.

Rạch Búng Xáng là nơi tiếp nhận lượng nước thải trực tiếp từ các hộ dân thuộc hẻm 51, đường 3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Trong nước thải sinh hoạt chứa vô số các thành phần gây ô nhiễm. Mùi hôi phát ra từ hệ thống nước thải sinh hoạt có thể xuất hiện từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, có thể là mùi hôi từ các chất rác rưởi, thực phẩm lâu ngày bốc mùi, vi sinh vật chết. Nguyên nhân tiếp theo là do không nạo vét, vệ sinh đường ống thoát nước thải và hố ga định kỳ. Dẫn đến hiện tượng ùn ứ, đọng lại các chất bẩn, bốc mùi. Do lượng nước trong hố ga quá ít, không đủ cung cấp cho vi sinh vật làm việc. Vi sinh vật sẽ không có nguồn nguyên liệu là chất thải, nước thải để hấp thụ. Dẫn đến vi sinh vật bị chết dần và nước thải sinh hoạt phát sinh mùi hôi. Cũng chính vì thế, rạch Búng Xáng luôn có mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và chất lượng cuộc sống của các hộ dân trong khu vực, đặc biệt làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp mỹ quan của Khoa Môi trường & TNTN.

Hiện nay, tuy đã có nhiều nghiên cứu phỏng vấn và khảo sát nguồn nước hay nguồn phát sinh chất thải ở một số kênh, rạch, sông, hồ. Nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước nước mặt ở rạch Búng Xáng. Do đó, đề tài: “Khảo Sát Nguồn Phát Sinh Chất Thải Gây Ô Nhiễm Nước Mặt Rạch Búng Xáng thành phố Cần Thơ” cần được thực hiện nhằm góp phần cải thiện nguồn nước ở khu vực RBX và đưa ra biện pháp nhằm giảm thiểu mùi hôi của rạch.

  1. Mục tiêu nghiên cứu

Biết được nguồn phát sinh ô nhiễm nước mặt ở RBX nhằm làm cơ sở giúp hạn chế ô nhiễm, giảm mùi hôi sẽ góp phần mang lại vẻ mỹ quan cho khu vực rạch Búng Xáng.

Kết quả nghiên cứu một vài thông số lý hóa học làm cơ sở cho các nghiên cứu thực tiễn giúp cải thiện chất lượng nguồn nước của rạch Búng Xáng

3

CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2 Tổng quan về khu vực nghiên cứu

Công trình rạch Búng Xáng [hẻm 51] thuộc 3 phường Hưng Lợi, Xuân Khánh, An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ thuộc dự án Nâng cấp đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long [ĐBSCL], sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Thế giới. Công trình được xây dựng để cải thiện vệ sinh môi trường, tăng lưu lượng dự trữ nước và góp phần cho công tác chống ngập trung tâm thành phố. Rạch Búng Xáng là đoạn rạch nằm phía nam của hồ Búng Xáng, đoạn rạch dài 885m, thuộc phường Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ. Công trình này thi công đã lâu, đáng ra phải hoàn thành vào hai năm trước, nhưng đến nay vẫn còn ngổn ngang, đem lại nguy hiểm và bất an cho người dân.

Về những bất cập tại công trình này, ông Đoàn Thanh Tâm, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ – đơn vị đầu tư giải trình, công trình dang dở là do dự án 2 của rạch Búng Xáng đã hoàn thành vào năm 2019, thành phố đang tiến hành gia hạn thi công dự án 3 – dự án Phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị mà rạch Búng Xáng nằm trong vùng bao. Dự án 3 đang triển khai các công trình như: Kè sông Cần Thơ, kè Mương Khai, đường nối Cách Mạng Tháng 8 [quận Bình Thủy] kết hợp với các cống âu thuyền Cái Khế, Đầu Sấu, Hàng Bàng... khi các công trình này hoàn tất tạo thành một vòng bao khép kín, sẽ kiểm soát được lưu lượng nước ra vào và lượng nước dâng trong khu vực trung tâm. Và trên thực tế, công trình hồ Búng Xáng mới có 7/10 gói thầu hoàn thành. Ba gói chưa hoàn thành, gồm: xây dựng công viên cây xanh, di dời điện, cấp nước, điện chiếu sáng và rạch Phía Nam [rạch Búng Xáng]; gói thầu xây dựng kè, đường giao thông, hệ thống thoát nước; gói thầu kè Rạch Ngỗng. Dự kiến tới tháng 6/2022, dự án thi công bờ kè Búng Xáng mới hoàn thành.

Theo phát biểu ông Nguyễn Ngọc Ánh [2020] cho biết: Rạch Búng Xáng là dự án thuộc Ban quản lý dự án ODA TPCT hiện vẫn chưa bàn giao cho quận Ninh Kiều quản lý. Trước phản ánh của người dân về tình trạng rác thải ứ đọng gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm tại khu vực này, quận chỉ có thể dùng các biện pháp hỗ trợ cho Ban quản lý dự án, cụ thể là vận động các đoàn thể ra quân dọn dẹp. Trước mắt, quận sẽ chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp tục có biện pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại rạch Búng Xáng.

  1. Tổng quan môi trường nước

2.2. Định nghĩa

Tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển. Nguồn nước mặt, thường được gọi là tài nguyên nước mặt, tồn tại thường xuyên hay không thường xuyên trong các thủy vực ở trên mặt đất như: sông ngòi, hồ tự nhiên, hồ chứa [hồ nhân tạo], đầm lầy, đồng ruộng và băng tuyết. Tài nguyên nước sông là thành phần chủ yếu và quan trọng, được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Do đó, tài nguyên nước nói

4

40% 60%

Lượng nước vùng ngoài chảy vào Lượng nước nội địa

chung và tài nguyên mặt nói riêng là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia.

Nơi tồn tại của tất cả nước trên và trong Trái đất. Đặc biệt, cột bên trái cho thấy hầu hết nước trên Trái đất bị nhiễm mặn và được tìm thấy trong các đại dương. Trong số lượng nhỏ thực sự là nước ngọt, chỉ một phần tương đối nhỏ có sẵn để duy trì sự sống của con người, thực vật và động vật.

Tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng nước của các sông trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm 4 khoảng 1,35% của thế giới. Tuy nhiên, một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh mẽ theo thời gian [dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm] và phân bố rất không đều giữa các hệ thống sông và các vùng. Tổng lượng nước sông ngòi trung bình hàng năm của nước ta bằng khoảng 847 km 3 , trong đó tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507 km 3 chiếm 60% và lượng nước nội địa là 340 km 3 , chiếm 40% [Hình 2].

Hình 2. Tổng lượng nước sông ngòi trung bình hằng năm ở Việt Nam

2.2. Vai trò

Nước là một tài nguyên vô cùng quý giá, nhờ nguồn nước mà trên Trái Đất tồn tại sự sống. Nước là yếu tố chi phối chủ yếu mọi hoạt động của con người và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt. Nước có vai trò quan trọng trong tất cả quá trình trai đổi chất, các phản ứng sinh hóa trong cá thể sinh vật. Nếu thiếu nước sự sống sẽ chấm dứt. Nhu cầu cuộc sống càng cao, mức độ sử dụng nước sinh hoạt càng cao. Nước là một nguyên liệu không thể thay thế và đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người [Nguyễn Khắc Cường, 2002].

Các nguồn nước hầu hết là tài nguyên tái tạo, nằm trong chu trình tuần hoàn của nước dưới các dạng: mây, mưa, trong các vật thể chứa nước: sông, hồ, ao, suối, đầm,... nước

6

  • Nước thải có nhiệt độ cao từ quá trình làm lạnh trong công nghiệp làm cho nhiệt độ nguồn tiếp nhận tăng lên, ảnh hường đến các loài thủy sản và làm giảm quá trình tự làm sạch của nước. Nước mặt ngày càng bị căng thẳng quá mức do gia tăng dân số và quá trình công nghiệp hóa. Khả năng tiếp cận dễ dàng của nước mặt khiến chúng trở thành lựa chọn tốt nhất để xả nước thải. Nước thải bao gồm một số vi sinh vật, kim loại nặng, chất dinh dưỡng, hạt nhân phóng xạ, dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân đều tìm đường đến nguồn nước mặt, gây ra những thiệt hại không thể phục hồi cho hệ sinh thái thủy sinh và con người [Joshua N, et al., 2016].

Ô nhiễm do các yếu tố tự nhiên

Ô nhiễm tự nhiên là do quá trình phát triển và chết đi của các loài thực vật, động vật có trong nguồn nước hoặc là do nước mưa chảy tràn các chất ô nhiễm từ trên mặt đất chảy vào nguồn nước [Lê Hoàng Việt, 2003].

Nhiễm phèn: Các quá trình phèn hóa trong đất, khi gặp nước phèn sẽ hòa tan gây ra ô nhiễm nguồn nước. Nguồn nước lúc này chứa nhiều các chất độc dạng ion Al3+, Fe2+, SO42- và làm pH của nước thấp.

Nhiễm mặn: Nước mặn theo thủy triều hoặc từ các mỏ muối trong lòng đất khi hòa tan trong môi trường nước làm cho nước bị ô nhiễm do Clo, Natri khá cao. Nếu nước sông bị nhiễm mặn ở vùng ven biển có thể chuyển nước mặn vào các vùng sâu trong nội địa đến các vùng khác, gây suy giảm chất lượng nước ở vùng bị tác động và vùng lân cận phụ thuộc.

Ô nhiễm phèn và mặn ở mức độ khác nhau tùy theo điều kiện tự nhiên ở từng vùng. Tuy nhiên sự hoạt động của con người cũng góp phần gia tăng mức độ ô nhiễm của các yếu tố tự nhiên [Bùi Thị Nga, 2008].

Ô nhiễm do các hoạt động của con người

Nước thải sinh hoạt

Bao gồm nước thải từ các khu dân cư, nước thải xuất phát từ sinh hoạt của con người. Tùy theo cac khu dân cư [đồng bằng, nông thôn, miền núi] mà tính chất nước thải khác nhau. Nước thải sinh hoạt thường có các chất protein, các chất béo, các chất tẩy rửa, các chất hữu cơ khác, vi sinh vật, một lượng nhỏ các chất vô cơ hòa tan hay rắn. Nước thải sinh hoạt có các chất ô nhiễm thường dễ bị phân hủy bởi các vi sinh vật.

Tuy nhiên trong thực tế khối lượng trung bình của các tác nhân này do con người là khác nhau. Hàm lượng các tác nhân gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chất lượng bữa ăn, lượng nước sử dụng và hệ thống tiếp nhận nước thải. Khi nước thải chưa được xử lý đưa vào, rạch sẽ gây ô nhiễm nước chủ yếu có các biểu hiện chính là: gia tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng, gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực trong việc cấp nước cho các mục đích khác nhau, gia tăng mùi hôi, nhiều vi sinh trùng [Bùi Thị Nga, 2008].

7

Nước thải sinh họat chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra cả có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh họat bao gồm các hợp chất như protein [40 – 50%]; cacbon hydrat [40 – 50%] gồm tinh bột, đường và xenlulo; và các chất béo [5 – 10%]. Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh họat dao động trong khoảng 150 – 450% mg/L theo trọng lượng khô. Có khoảng 20 – 40% chất hữu cơ khó phân hủy sinh học.Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Lượng nước thải sinh hoạt dao động trong phạm vi rất lớn, tùy thuộc vào mức sống và thói quen của người dân, có thể ước tính bằng 80% lượng nước được cấp.

Nước thải nông nghiệp

Bao gồm các loại nước tiêu, chất thải động vật, phân bón và các chất cải tạo đất, các loại hóa chất sử dụng trong nghiệp. Cho nên tổng số các chất thải nông nghiệp có thể đưa vào nguồn nước khá lớn, đặc biệt là những vùng nông nghiệp đã phát triển [Nguyễn Khắc Cường, 2002].

Việc sử dụng nước cho các mục đích nông nghiệp có tác dộng đến sự thay đổi chế độ nước và cân bằng nước. Trong tương lai do thâm canh, tăng vụ nên lưu lượng nước các con sông sẽ bị giảm đi. Ngoài việc làm thay đổi sự cân bằng nước, sử dụng nước trong nông nghiệp còn dẫn đến việc làm giảm đi chất lượng nước. Nước tiêu từ các đồng ruộng và nước thải từ các chuồng trại chăn nuôi là nguồn ô nhiễm nước tại các sông, hồ, kênh,..ên cạnh đó việc sử dụng phân bón hóa học, một lượng lớn chất dinh dưỡng của Nitơ và Phospho có thể xâm nhập vào nguồn nước, gây nên hiện tượng phú dưỡng trong nước.

Nước thải đô thị

Nước thải đô thị là hỗn hợp các loại nước thải có trong đô thị, gặp trong các hệ thống cống rãnh của một thành phố. Nó bao gồm nước thải từ các khu sinh hoạt của dân cư có thể đã được thu bởi hệ thống thoát nước, qua các trạm xử lý trước khi xả ra nguồn và bao gồm hỗn hợp nước thải và nước chảy tràn trực tiếp ra nguồn nước mà không qua xử lý [Lê Văn Khoa, 1995].

Đặc điểm của nước thải đô thị là trong đó có hàm lượng cao của các chất hữu cơ, khi thải vào hệ thống kênh, rạch, sông, hồ,.ẽ gây ô nhiễm nguồn nước với các biểu hiện:

  • Gia tăng lượng chất rắn lơ lửng, độ đục, màu.
  • Tăng hàm lượng chất hữu cơ, làm giảm oxy hòa tan.
  • Tăng hàm lượng chất dinh dưỡng, dẫn tới sự phú dưỡng hóa.
  • Gia tăng vi trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

2.2. Các loại ô nhiễm nước

Ô nhiễm nước có thể được phân thành nhiều loại khác nhau theo ảnh hưởng và cơ chế của ô nhiễm:

9

Bảng 2. Các nguồn chính của tải ô nhiễm

Các nguồn chính Đặc điểm Công nghiệp

Các nhà máy và cơ sở kinh doanh bao gồm bệnh viện, khách sạn và quán trọ, căn tin, tiệm giặt ủi, nhà tắm, trạm xăng, xưởng sửa ô tô, và lò mổ gia cầm, v...

Tải lượng ô nhiễm tăng lên cùng với sự mở rộng của các hoạt động kinh tế, sản xuất công nghiệp. Sinh hoạt Sinh hoạt của con người [Nước thải sinh hoạt được phân loại thành phân và nước tiểu [nước thải đen] và các nước thải khác [nước thải xám]. Nước thải xám phát sinh từ quá trình nấu ăn, tắm rửa, giặt giũ, v...]

Tải lượng ô nhiễm tăng lên cùng với sự tăng trưởng dân số và sự tập trung dân cư ở các đô thị. Tải lượng này cũng thay đổi tùy theo lối sống, mức sống và thói quen sống như dạng nhà vệ sinh [bồn xả nước, bồn ngồi xổm], tần suất tắm, v... Chăn nuôi

Chất bài tiết từ gia súc, ngựa, heo, gia cầm, và các động vật khác Nước rửa chuồng trại

Tải lượng ô nhiễm tăng lên theo số lượng gia súc chăn nuôi.

Đất nông nghiệp

Phân bón và các hóa chất bảo vệ thực vật không được hấp thụ vào trong hoa màu, và những chất hữu cơ từ các nhánh cây chết, lá rụng còn lại trên đất nông nghiệp

Tải lượng ô nhiễm tăng lên theo lượng phân hóa học được sử dụng. Tải ô nhiễm chảy ra vùng nước bởi những trận mưa, v.. Khu vực nhà cửa san sát

Bụi, lá rụng, rác tích tụ Tải ô nhiễm chảy ra vùng nước bởi những trận mưa, v...

Rừng Thực vật phân hủy Tải ô nhiễm chảy ra vùng nước bởi những trận mưa, v... Nuôi trồng thủy sản

Thức ăn nuôi trồng thủy sản còn sót lại, cá chết

[Nguồn: Cục quản lý môi trường, 2011] Ngoài ra, các nguồn phát sinh tải ô nhiễm hiện được phân loại tùy theo việc có xác định được địa điểm phát sinh hay không. Nguồn có thể xác định được gọi là nguồn điểm, và nguồn không xác định được vì ô nhiễm xảy ra trên một mặt phẳng được gọi là nguồn mặt.

Nguồn điểm và nguồn mặt có hướng tiếp cận sách lược để giảm tải lượng ô nhiễm khác nhau. Bởi vì địa điểm phát sinh ô nhiễm của những nguồn điểm có thể xác định được, do đó có thể tính được tải lượng phát thải, từ đó có thể tiến hành quy định nước thải. Đối với

10

nguồn mặt, địa điểm phát sinh không được xác định nên không thể áp dụng phương pháp này.

2.2. Các dấu hiệu nhận biết nguồn nước bị ô nhiễm

Theo nghiên cứu của Lê Hoàng Việt [2003] cho biết, nguồn nước nhiễm bẩn có các dấu hiệu đặc trưng sau:

  • Có xuất hiện chất nổi lên bề mặt nước và cặn lắng chìm xuống đáy nguồn.
  • Thay đổi tính chất lý học [ độ trong, màu, mùi, nhiệt độ,...].
  • Thay đổi thành phần hóa học [pH, hàm lượng các chất vô cơ và hữu cơ, xuất hiện các chất độc hại,...].
  • Lượng oxy hòa tan [DO] trong nước giảm do quá trình oxy hóa các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào.
  • Các vi sinh vật thay đổi về loài và số lượng [ có thể sư dụng vi sinh vật chỉ thị để xác định mức độ ô nhiễm]. Có xuất hiện các vi sinh trùng gây bệnh. Nguồn nước bị ô nhiễm có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống thủy sinh vật, việc sử dụng nguồn nước hoặc mỹ quan thành phố.
  • Chất lượng nước mặt

Nước mặt là một trong những hệ sinh thái bị ảnh hưởng nhiều nhất trên trái đất, và sự thay đổi của nó đã dẫn đến suy thoái sinh thái trên diện rộng như suy giảm chất lượng và nguồn nước, lũ lụt dữ dội, mất đi các loài sinh vật, và những thay đổi trong sự phân bố và cấu trúc của quần thể sinh vật dưới nước, do đó, làm cho các mạch nước mặt không bền vững trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Ví dụ, sức khỏe của một hệ thống sông bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm địa mạo và thành tạo địa chất, chất lượng hóa lý và vi sinh vật của nước, chế độ thủy văn, và bản chất của môi trường sống ở sông và ven sông.

Chất lượng nước được mô tả bằng các đặc tính hóa học, vật lý và sinh học của nước quyết định sự phù hợp của nó đối với nhiều mục đích sử dụng khác nhau và để bảo vệ sức khỏe và tính toàn vẹn của các hệ sinh thái dưới nước. Mỗi hệ sinh thái thủy sinh đều có xu hướng thích nghi tự nhiên và thích nghi với sự thay đổi của các thông số chất lượng nước thông qua việc pha loãng và phân hủy sinh học của một số hợp chất hữu cơ. Nhưng khi khả năng đệm tự nhiên này của hệ sinh thái thủy sinh bị vượt quá do sự đưa vào liên tục của các loại chất gây ô nhiễm từ các nguồn điểm và không điểm, ô nhiễm nước sẽ xuất hiện.

Chất lượng nước suy giảm có thể dẫn đến tăng chi phí xử lý nước thải công nghiệp và nước uống được. Việc sử dụng nước có chất lượng kém cho các hoạt động nông nghiệp có thể ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Sự hiện diện, vận chuyển và số phận của các kim loại nặng và các hợp chất hữu cơ [độc hại và khó phân hủy] trong các thủy vực là nguyên nhân gây ra mối quan tâm nghiêm trọng trên toàn cầu. Nước ngầm có thể bị ô nhiễm thông qua việc thải ra các chất hóa học có trong nước thải. Đáy sông và các vùng đất ngập nước đang bị đe dọa do lượng bùn cát bồi đắp ngày càng

Chủ Đề