Đăng ký giảm trừ gia cảnh là gì

Về vướng mắc trong tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong thời gian người nộp thuế nghỉ việc, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Tại khoản 2 Điều 8 và các điểm c2, h, i khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:

Điều 8 về xác định thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công:

2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công

  1. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 2 Thông tư này.
  1. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế.

Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.

Điều 9 về các khoản giảm trừ:

Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:

1. Giảm trừ gia cảnh

  1. Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh

c.2] Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

c.2.1] Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.

c.2.2] Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.

c.2.3] Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.

  1. Khai giảm trừ đối với người phụ thuộc

h.2.1] Đối với người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công

h.2.1.1] Đăng ký người phụ thuộc

h.2.1.1.1] Đăng ký người phụ thuộc lần đầu:

Người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công đăng ký người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế và nộp hai [02] bản cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập để làm căn cứ tính giảm trừ cho người phụ thuộc.

Tổ chức, cá nhân trả thu nhập lưu giữ một [01] bản đăng ký và nộp một [01] bản đăng ký cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý cùng thời điểm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân của kỳ khai thuế đó theo quy định của luật quản lý thuế.

Riêng đối với cá nhân trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế thì cá nhân nộp một [01] bản đăng ký người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức trả thu nhập cùng thời điểm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân của kỳ khai thuế đó theo quy định của Luật Quản lý thuế.

h.2.1.2] Địa điểm, thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc:

- Địa điểm nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là nơi người nộp thuế nộp bản đăng ký người phụ thuộc.

Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc và xuất trình khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra thuế.

- Thời hạn nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc: trong vòng ba [03] tháng kể từ ngày nộp tờ khai đăng ký người phụ thuộc [bao gồm cả trường hợp đăng ký thay đổi người phụ thuộc].

Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu người nộp thuế không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp.

  1. Người nộp thuế chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh. Trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi làm việc thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu theo quy định.

Đăng ký người phụ thuộc là thủ tục giúp đối tượng chịu thuế được miễn giảm một phần số thuế TNCN phải nộp. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu/tháng [VND]. Vậy, làm sao để đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh? Trong bài viết hôm nay, cùng iHOADON tìm hiểu cách đăng ký người phụ thuộc nhé.

1. Quy định về người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

Khái quát về người phụ thuộc theo quy định

1.1. Người phụ thuộc là gì?

Người phụ thuộc là những người mà đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân [TNCN] có trách nhiệm, nghĩa vụ bao nuôi và chăm sóc trên mối quan hệ thân thiết.

1.2. Ai có thể áp dụng đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

Người phụ thuộc theo quy định của pháp luật, bao gồm các đối tượng:

- Con cái;

- Chồng, bố mẹ chồng/vợ, bố mẹ nuôi theo quy định của pháp luật;

- Anh, chị và em ruột;

- Ông bà nội, ông bà ngoại và cô dì chú bác hai bên;

- Cháu ruột;

1.3. Điều kiện đăng ký người phụ thuộc

Theo quy định của pháp luật, những đối tượng áp dụng đăng ký phải đảm bảo một số điều kiện sau:

Đối tượng

Điều kiện

Con dưới 18 tuổi

Con trên 18 tuổi

Mất khả năng lao động

Con theo học tại các trường ở Việt Nam hoặc nước ngoài

Không tạo ra nguồn thu nhập hoặc có nguồn thu nhập dưới 1 triệu/tháng [VND]

Chồng; cha mẹ chồng, vợ; cha mẹ nuôi theo quy định của pháp luật

Không tạo ra nguồn thu nhập hoặc có nguồn thu nhập dưới 1 triệu/tháng [VND]

Chứng nhận thương tật nếu trong độ tuổi lao động

- Anh, chị và em ruột trong gia đình

- Ông bà nội, ông bà ngoại và cô dì chú bác hai bên, cháu ruột

- Người nuôi dưỡng hợp pháp theo quy định

Người không có người nuôi dưỡng được đối tượng nộp thuế.

Không tạo ra nguồn thu nhập hoặc có nguồn thu nhập dưới 1 triệu/tháng [VND]

Phải có chứng nhận thương tận nếu nằm trong độ tuổi lao động.

2. Hướng dẫn đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

.jpg]

Cách đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

2.1. Cá nhân đăng ký trực tiếp tại cơ quan thuế

Trong trường hợp cá nhân không ủy quyền cho cơ quan, cá nhân chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế theo quy định.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

- Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 20-ĐK-TCT ban hành kèm Thông tư 105/2020/TT-BTC;

- Bản sao CCCD/CMT còn hiệu lực của người phụ thuộc;

- Bản sao Giấy khai sinh/Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch VN;

- Bản sao Hộ chiếu đối với người phụ thuộc có quốc tịch nước ngoài hoặc quốc tịch VN nhưng sinh sống tại nước ngoài.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký

Cá nhân nộp hồ sơ tại cơ quan thuế tương ứng theo quy định

Nộp tại Cục Thuế nơi cá nhân làm việc đối với người lao động cư trú có thu nhập từ tiền công, tiền lương do tổ chức Quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại VN chi trả nhưng chưa thực hiện khấu trừ thuế.

Nộp tại Cục Thuế nơi phát sinh công việc tại VN đối với người lao động có thu nhập từ tiền công, tiền lương do tổ chức, cá nhân trả từ nước ngoài.

Nộp tại Chi cục Thuế khu vực nơi cá nhân cư trú [hoặc nơi đăng ký thường trú, tạm trú] đối với các trường hợp khác.

2.2. Cá nhân ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc

Trong trường hợp cá nhân ủy quyền cho cơ quan, cá nhân chi trả thu nhập đăng ký thuế cho người phụ thuộc, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thuế để ủy quyền cơ quan đăng ký thuế cho người phụ thuộc.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nộp cho cơ quan

- Văn bản ủy quyền đăng ký;

- Bản sao CCCD/CMT còn hiệu lực của người phụ thuộc;

- Bản sao Giấy khai sinh/Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người phụ thuộc có quốc tịch VN;

- Bản sao Hộ chiếu đối với người phụ thuộc có quốc tịch nước ngoài hoặc quốc tịch VN nhưng sinh sống tại nước ngoài.

Bước 2: Cơ quan nộp hồ sơ và gửi Tờ khai đăng ký thuế

Cơ quan nộp tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 20-ĐK-TH-TCT và tiến hành nộp online cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp tại Cổng thông tin điện tử thuedientu.gdt.gov.vn

3. Quy trình đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh

.jpg]

Thủ tục và thời hạn nộp hồ sơ đăng ký người phụ thuộc

3.1. Thủ tục đăng ký người phụ thuộc

Đối với từng đối tượng nhằm đăng ký người phụ thuộc sẽ có hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ cụ thể như sau:

  • Đối với con cái

- Con dưới 18 tuổi: Nộp bản sao giấy khai sinh hoặc CCCD;

- Con trên 18 tuổi, bị thương tật hoặc mất khả năng lao động: bản sao CCCD/CMT, giấy chứng minh thương tật phù hợp với quy định;

- Con trên 18 tuổi theo học tại các trường trong nước hoặc nước ngoài: bản sao CCCD, thẻ sinh viên hoặc giấy xác nhận của trường đang theo học.

  • Đối với vợ chồng

- Bản sao CCCD/CMT;

- Bản sao hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

- Văn bản, giấy tờ chứng minh mất khả năng lao động [trong trường hợp thuộc độ tuổi lao động].

  • Đối với bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ/chồng hoặc cha mẹ nuôi

- Bản sao CCCD/CMT;

- Bản sao hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận liên quan khác;

- Văn bản, giấy tờ chứng minh mất khả năng lao động [trong trường hợp thuộc độ tuổi lao động].

  • Đối với anh/chị/em ruột, ông bà nội/ngoại và các cá nhân trực tiếp nuôi dưỡng

- Bản sao CCCD/CMT;

- Bản sao giấy tờ chứng minh mối quan hệ hợp pháp;

- Văn bản, giấy tờ chứng minh mất khả năng lao động [trong trường hợp thuộc độ tuổi lao động].

3.2. Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh

Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm đăng ký thuế thay cho cá nhân có thu nhập chậm nhất trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế, với trường hợp cá nhân chưa có MST.

Đăng ký thuế thay cho người phụ thuộc của người chịu thuế chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày người chịu thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật, với trường hợp người phụ thuộc chưa có MST.

Trong trường hợp người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng với người phụ thuộc khác [theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC], thì thời hạn đăng ký người phụ thuộc nộp chậm nhất là ngày 31/12 của năm tính thuế. Nếu quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.

Trên đây là nội dung liên quan đến cách đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh theo quy định mới nhất. Thông qua bài viết, hy vọng bạn đọc đã nắm rõ các giấy tờ cần phải chuẩn bị, thủ tục và địa điểm nộp hồ sơ đăng ký người phụ thuộc.

Đăng ký giảm trừ gia cảnh gồm những gì?

Mẫu xác nhận người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh gồm những gì?.

Trường hợp con dưới 18 tuổi: Giấy khai sinh, CMND bản chụp [nếu có]..

Đối với con tuổi từ 18 tuổi bị khuyết tật, mất khả năng lao động: Giấy khai sinh, CMND bản chụp [nếu có]; Giấy xác nhận khuyết tật bản chụp..

Con theo học các bậc đại học, cao đẳng,….

Bố mẹ bao nhiêu tuổi thì được giảm trừ gia cảnh năm 2023?

- Đã hết tuổi lao động [cụ thể bố từ đủ 60 tuổi 9 tháng, mẹ từ đủ 56 tuổi]. - Không có khả năng lao động. Khi đó bố, mẹ sẽ được kê khai là người phụ thuộc, đủ điều kiện được giảm trừ gia cảnh vào thu nhập chịu thuế.

Còn bao nhiêu tuổi thì không được giảm trừ gia cảnh?

  1. 1.2] Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động. Căn cứ theo quy định trên, con trên 18 tuổi vẫn được giảm trừ gia cảnh nếu thuộc các trường hợp dưới đây: - Con trên 18 tuổi bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

Giảm trừ gia cảnh người nộp thuế là gì?

Giảm trừ gia cảnh là số tiền trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân khi xác định thu nhập tính thuế dựa trên hoàn cảnh gia đình của người nộp thuế. Theo thông lệ các nước, giảm trừ gia cảnh thường được áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công hoặc/và thu nhập từ kinh doanh của cá nhân cư trú.

Chủ Đề