Bị ngứa ở lòng bàn chân là bệnh gì

Em bị ngứa kiểu châm chích lòng bàn tay chân gần 2 năm nay nhưng vẫn không hết , em đã đi xét nghiệm và điều trị nhiều nơi chỉ giảm chứ không hết hẳn. Bác sĩ cho em hỏi ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân gần 2 năm không hết là dấu hiệu bệnh gì? Em cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Thu Hằng - Bác sĩ Da Liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân gần 2 năm không hết là dấu hiệu bệnh gì?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân là biểu hiện của nhiều bệnh da.

Trong trường hợp bạn có tổn thương da như mụn nước, bong da hoặc dát đỏ trên da có thể bạn bị viêm da cơ địa. Đây là bệnh mạn tính, kéo dài nhiều năm, thường tái phát khi tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa, hóa chất hoặc khi khí hậu khô hanh. Bạn cần loại trừ các yếu tố làm khởi phát bệnh bằng cách tránh tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa, hóa chất,...Bạn nên bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên để tránh khô da. Trường hợp ngứa, da đỏ nhiều không cải thiện khi đã áp dụng tốt các phương pháp trên bạn cần đến khám chuyên khoa Da liễu thăm khám.

Trường hợp bạn chỉ có biểu hiện ngứa nhưng không có tổn thương da ở lòng bàn chân, bàn tay, có thể bạn bị dị cảm thần kinh. Bạn cần đến khám chuyên khoa Thần kinh để được tư vấn cụ thể.

Nếu bạn còn thắc mắc về ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân gần 2 năm không hết, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Những nguyên nhân gây ngứa chân thường gặp nhất là do yếu tố bên ngoài. Chẳng hạn, ngứa chân do muỗi, rệp hay ve đốt, theo chuyên trang sức khỏe Healthline [Mỹ].

Ngứa chân kéo dài kèm theo cảm giác tê có thể là dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại biên

SHUTTERSTOCK

Ngứa chân cũng có thể do một số vấn đề sức khỏe từ nhẹ đến trung bình. Da khô, chàm, vẩy nến, nhiễm nấm đều có thể gây ngứa chân.

Một nguyên nhân khác gây ngứa chân là viêm da tiếp xúc. Người mắc bị viêm da do tiếp xúc các chất hoặc tác nhân gây dị ứng da chân như một số loại xà phòng, cao su trong giày, sản phẩm làm móng, thảm… Thậm chí, loại thuốc nhuộm dùng để nhuộm vớ cũng có thể gây kích ứng da, dẫn đến ngứa ở một số người.

Các nguyên nhân gây ngứa này không cần đi khám bác sĩ và có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu ngứa bàn chân kèm theo cảm giác tê, rất có thể là dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại biên.

Tương tự, cảm giác ngứa quá mức ở lòng bàn chân có thể là dấu hiệu bệnh thận do tích tụ quá nhiều urê trong máu. Ngoài ngứa chân, bệnh còn kèm theo sưng mắt cá chân hay bàn chân.

Các cơn ngứa chân thông thường có thể thuyên giảm bằng cách chườm ấm, chườm mát, ngâm chân trong giấm táo hoặc kem dưỡng da không chứa cồn. Trong trường hợp ngứa trên diện rộng hoặc cơn ngứa kéo dài trên 3 tuần không hết thì hãy đến gặp bác sĩ kiểm tra.

Người bệnh cũng cần đi khám nếu cơn ngứa kèm theo nhiễm trùng, sưng tấy, phát ban hoặc cản trở hoạt động hằng ngày. Bác sĩ sẽ xác định xem tình trạng ngứa chân này có liên quan đến bệnh tiềm ẩn nào hay không, theo Healthline.

Ngứa lòng bàn chân rất khó chịu và gây nên nhiều bất tiện cho người bệnh. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng ngứa ở lòng bàn chân là gì? bị ngứa lòng bàn chân phải làm sao, cách điều trị tại nhà như thế nào? Nếu bạn đang quan tâm đến những vấn đề này thì hãy tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi để biết thêm thông tin.

Ngứa lòng bàn chân là dấu hiệu của bệnh gì?

Ngoài những tác nhân từ môi trường bên ngoài, ngứa lòng bàn chân thường là dấu hiệu của một số bệnh lý nội tiết và bệnh trong cơ thể, bao gồm:

Chức năng gan suy giảm

Chức năng chính của gan là loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Khi gan suy giảm, độc tố có thể tích tụ, gây ngứa ở lòng bàn chân, đặc biệt là ban đêm. Ngứa cũng có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên cơ thể. Một triệu chứng đặc biệt của suy gan là da và mắt bị vàng.

Bệnh ứ mật

Acid mật bao gồm các axit như cholic và chenodeoxycholic, được gan tạo ra để điều tiết chất béo, đường, và năng lượng trong tế bào cơ thể và giúp gan loại bỏ độc tố. Nếu axit mật bị ứ đọng, chúng có thể đi vào máu và kích thích dây thần kinh, gây ngứa ở da, đặc biệt là lòng bàn chân.

Rối loạn nội tiết tố

Phụ nữ mang thai và phụ nữ tiền mãn kinh thường trải qua thay đổi nội tiết tố. Sự biến đổi này có thể ảnh hưởng đến sản xuất mật, gây ngứa ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và các vị trí khác trên cơ thể như lưng và bụng. Thường thì ngứa trong trường hợp này sẽ giảm đi khi nội tiết ổn định trở lại.

Chân bị nhiễm nấm

Nấm da chân thường phát triển trong môi trường ẩm ướt, như khi đôi chân tiếp xúc với giày quá chật, tất ẩm, hoặc nước bẩn. Nấm da chân gây ngứa và nếu không được điều trị kịp thời, có thể lan rộng và gây viêm nhiễm da.

Dị ứng, nổi mề đay

Dị ứng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngứa lòng bàn chân. Dị ứng có thể phát triển do nhiều yếu tố như thức ăn, biến đổi thời tiết hoặc tiếp xúc với các dị nguyên như bụi bẩn, hóa chất, hoặc các chất kích ứng da. Ngoài triệu chứng ngứa mạnh ở các vị trí như tay, bụng, lưng và mặt, dị ứng cũng có thể gây ngứa, mẩn đỏ hoặc sưng vùng lòng bàn chân cùng các vùng lân cận như mu bàn chân và ngón chân.

Hầu hết các bệnh lý về da đều gây cảm giác ngứa. Vùng lòng bàn chân thường dễ bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý này do là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển. Các bệnh lý phổ biến gây ngứa bao gồm vảy nến, viêm da cơ địa, tổ đỉa, ghẻ nước, và nhiều loại khác.

Bệnh tiểu đường

Ngứa lòng bàn chân cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường thường có nồng độ đường trong máu cao, gây kích ứng dây thần kinh và ngứa ở lòng bàn chân. Tình trạng này thường trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm và thường đi kèm với cảm giác ngứa ở lòng bàn tay.

Hội chứng chân không yên

Hội chứng chân không yên làm cho người bệnh luôn cảm thấy không thoải mái, không thể ngừng di chuyển chân, đặc biệt là khi ở yên. Tình trạng này có thể gây suy nhược, mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân chính của hội chứng này vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên, có nhiều giả thuyết cho rằng nó liên quan đến sự mất cân bằng của các chất trong não.

Bị ngứa lòng bàn chân phải làm sao?

Cách trị ngứa lòng bàn chân tại nhà

  • Chườm Lạnh: Một biện pháp đơn giản là chườm đá lạnh trực tiếp vào vùng bị ngứa hoặc ngâm chân trong nước lạnh trong khoảng 10 – 20 phút. Điều này giúp làm giảm cảm giác ngứa và khó chịu.
  • Tắm bột yến mạch: Bột yến mạch chứa các chất chống viêm tự nhiên và có khả năng làm dịu da, cải thiện tình trạng ngứa và da khô. Thường xuyên tắm bột yến mạch giúp da được cấp ẩm kịp thời.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Để tránh da khô gây ngứa, hãy thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên để cung cấp độ ẩm cho da.
  • Chườm lá kinh giới: Lá kinh giới có tính chất chống viêm và làm dịu mề đay, mẩn ngứa một cách hiệu quả. Rửa sạch lá kinh giới, sau đó đắp trực tiếp lên vùng da bị ngứa.
  • Dùng lá khế ngâm chân: Lá khế thường được dùng trong y học dân gian để điều trị mề đay và mẩn ngứa. Đun sôi lá khế, để nguội và ngâm bàn chân hàng ngày để giảm ngứa.

Giảm hết ngứa bằng thuốc Tây y

Bác sĩ thường kê đơn những loại thuốc sau để điều trị ngứa lòng bàn chân:

  • Thuốc kháng Histamin: Loại thuốc này giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy, mề đay, và mẩn đỏ nhanh chóng.
  • Thuốc kháng sinh: Sử dụng trong trường hợp ngứa bàn chân kèm theo viêm nhiễm.
  • Thuốc chứa Corticoid: Thuốc này có tác dụng giảm ngứa và chống viêm.
  • Kem bôi chứa Steroid: Được sử dụng để giảm ngứa và cung cấp độ ẩm cho da.

Phương pháp Đông y

Một phương pháp khác mà bạn không nên bỏ qua là sử dụng thuốc Đông y. Phương pháp này sử dụng các thảo dược tự nhiên có tác dụng khu phong, giải độc, và thanh nhiệt để xử lý căn nguyên gây bệnh từ bên trong. Điều này giúp điều trị hiệu quả và không gây tác dụng phụ. Mỗi liệu trình Đông y thường kéo dài từ 1 đến 3 tháng để đạt được kết quả tốt, vì vậy cần kiên trì tuân thủ hướng dẫn của lương y.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về các lý do gây nên tình trạng ngứa da ở lòng bàn chân, cách điều trị và một số thông tin liên quan khác. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã có cho mình được những thông tin hữu ích. Chúc các bạn một ngày tốt lành.

Chủ Đề