Dạng bài tập xà phòng hóa chất béo

Cách giải Bài tập tính khối lượng xà phòng hay, chi tiết Hóa học lớp 12 với đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải và bài tập có lời giải cho tiết sẽ giúp học sinh nắm được Cách giải Bài tập tính khối lượng xà phòng hay, chi tiết
 

Phương pháp giải

RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH

- Thủy phân este đơn chức [trừ este của phenol]: neste = nkiềm = nmuối = nancol

- Khi cô cạn dung dịch:

     + Phần hơi: R’OH và H2O

     + Phần chất rắn khan: Muối và NaOH dư

- Một số phương pháp thường sử dụng giải bài tập:

     + Bảo toàn nguyên tố:

     nOH[NaOH] = nOH[R’OH]; nNa[NaOH] = nNa[RCOONa];...

     + Bảo toàn khối lượng:

     meste + mddkiềm = mdd sau pư

     meste + mkiềm = mchất rắn + mancol

     meste + mNaOH pư = mchất rắn + mancol

[mchất rắn = mMuối hoặc mchất rắn = mMuối + mkiềm dư [nếu có]]

     + Tăng giảm khối lượng:

     + Phương pháp trung bình thường được dùng cho bài toán hỗn hợp este

- Khi thủy phân bằng NaOH: mmuối > meste ⇒ MR’ < MNa

⇒ Este có dạng RCOOCH3

- Khi thủy phân bằng KOH: mmuối > meste ⇒ MR’ < MK

⇒ Este có dạng RCOOCH3 hoặc RCOOC2H5

- Khi thủy phân este thu được sản phẩm X và Y ; từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y

⇒ Số C trong X = Số C trong Y trừ trường hợp đặc biệt

CH3COOCH3 → CH3COOH + CH3OH

CH3OH + CO 

 CH3COOH

Bài tập vận dụng

Câu 1. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam chất béo X với một lượng vừa đủ NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 1,84 gam glixerol và 18,36 muối khan. Giá trị của m là

A. 19,12.     B. 17,8.

C. 19,04.     D. 14,68.

Câu 2. Xà phòng hoá hoàn toàn 89 gam chất béo X bằng dung dịch NaOH thu được 9,2 gam glixerol và m gam xà phòng. Giá trị của m là?

A. 91,8.     B. 83,8.

C. 79,8.     D. 98,2.

Câu 3. Cho 0,1 mol tristearin tác dụng hoàn toàn với dd NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol . Giá trị của m là

A. 27,6     B. 4,6

C. 14,4     D. 9,2

Câu 4. Tính khối lượng muối thu được để sản xuất xà phòng thu được khi cho 100kg một loại mỡ chứa 50%tristearin ; 30% tripanmitin; 20%triolein tác dụng với natri hiđroxit vừa đủ [giả thiết hiệu suất phản ứng đạt 100%]

A. 103,2kg     B. 98,2kg

C. 102,9kg     D.102,6kg

Câu 5. Xà phòng hóa hoàn toàn 44,2 gam chất béo X bằng lượng dư dung dịch NaOH, thu được glixerol và 45,6 gam muối. Khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là

A. 1,4g     B.9,6 gam.

C.6,0 g     D.2,0 gam.

Câu 6. Xà phòng hóa hoàn toàn 21,45 gam chất béo cần dùng 3 gam NaOH thu được 0,92 gam glixerol và m gam hỗn hợp muối natri. Giá trị của m là:

A. 37,65     B. 26,10

C. 23,53     D. 22,72

Câu 7. Xà phòng hóa hoàn toàn 260 gam chất béo X thì cần 89 gam dung dịch NaOH 40%, sau phản ứng thu được 269,168 gam xà phòng khan. Số gam glixeriol thu được có giá trị gần nhất với:

A. 26,4     B. 27,3

C. 25,2     D. 26,1

Câu 8. Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là

A. 17,80 gam     B. 18,24 gam

C. 16,68 gam     D. 18,38 gam

Câu hỏi: Phản ứng xà phòng hóa chất béo

Lời giải:

-Phản ứng xà phòng hóa chất béo là phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm NaOH/KOH, tạo gryxerol và hỗn hợp các muối Na hoặc K. Hỗn hợp các muối này chính là xà phòng.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết về Phản ứng xà phòng hóa chất béo nhé:

1. Xà phòng là gì?

-Xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc muối kali của axit béo có thêm một số chất phụ gia như chất độn, chất diệt khuẩn, chất tạo hương,....

Phương pháp sản xuất

-Đun chất béo với dung dịch kiềm trong thùng kín ở nhiệt độ cao

[RCOO]3C3H5 + 3NaOH3R-COONa + C3H5[OH]3

2. Phản ứng xà phòng hóa?

-Phản ứng xà phòng hóa là quá trình thủy phân este trong môi trường kiềm, tạo thành ancol và muối cacboxylat.

-Cho một lượng chất béo rắn [ví dụ: tristearin] vào bát sứ đựng dung dịch natri hiđrôxit, đun sôi nhẹ hỗn hợp trong khoãng 30 phút đồng thời khuấy đều. Để nguội hỗn hợp thì chất lỏng đồng nhất. Rót thêm 10-15ml dung dịch natri clorua bão hòa vào hỗn hợp, khuấy nhẹ sau đó giữ yên hỗn hợp, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên trên, đó là muối natri của axit béo.

[CH2[CH2]16COO]3C3H5+ 3NaOH 3CH3[CH2]16COONa + C3H5[OH]3

-Muối natristearin được dùng làm xà phòng nên phản ứng trên được gọi là phản ứng xà phòng hóa.

3. Phản ứng xà phòng hóa chất béo

-Là phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm NaOH/KOH, tạo grixerol và hỗn hợp các muối Na/K. Hỗn hợp các muối này chính là xà phòng.

4. Các chỉ số chất béo

-Chỉ số axit: là số miligam KOH cần để trung hòa axit béo tự do có trong 1g chất béo.

-Chỉ số xà phòng hóa: là số miligam KOH cần để xà phòng hóa glixerit và trung hòa axit béo tự do trong 1g chất béo.

-Chỉ số este: là số miligam KOH cần để xà phòng hóa glixerit của 1 g chất béo, là hiệu số giữa chỉ số xà phòng hóa và chỉ số axit.

- Chỉ số I2: là số miligam I2có thể cộng với 100g chất béo không no.

5.Cách làm bài tập về chất béo

Câu 1.Xà phòng hóa hoàn toàn trieste X bằng dd NaOH thu được 9,2g glixerol và 83,4g muối của một axit no. Axit đó là:

A. Stearic

B. Oleic

C. Panmitic

D. Linoleic

Hướng dẫn giải

Câu 2.Xà phòng hóa 100g chất béo có chỉ số a xit bằng 7 cần a gam dd NaOH 25% thu được 9,43g glixerol và bg muối natri, giá trị của a,b là:

A. 15,2 và 103,145

B. 5,12 và 10,3145

C. 51,2 và 103,145

D. 51,2 và 10,3145

Đáp án hướng dẫn giải

- Chất béo gồm 2 thành phần chính là: triglixerit và axit béo tự do.

RCOOH + KOH → RCOOK + H2O [1]

[RCOO]3C3H5 + KOH → 3RCOOK + C3H5[OH]3 [2]

- Chỉ số axit của chất béo: Số mg KOH dùng để trung hòa lượng axit tự do trong 1 gam chất béo.

- Chỉ số este hóa: Số mg KOH cần dùng để xà phòng hóa hoàn toàn các glixerit trong 1 g chất béo

- Chỉ số xà phòng của chất béo: Số mg KOH cần để xà phòng hóa triglixerit [tức chất béo] và trung hòa axit béo tự do trong gam chất béo.

Chỉ số xà phòng hóa =

Chỉ số xà phòng hóa = chỉ số axit + chỉ số este hóa

- Chỉ số iot: là số gam iot có thể cộng vào liên kết bội trong mạch C của 100 gam lipit. Chỉ số này dùng để đánh giá mức độ không no của lipit.

Ví dụ 1: Để trung hòa lượng axit béo tự do có trong 14gam một mẩu chất béo cần 15ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của mẩu chất béo trên là:

A. 6,0     B. 7,2

C. 4,8     D. 5,5

Giải

Theo định nghĩa: chỉ số axit của chất béo là số miligam KOH cần dùng để trung hòa hết các axit béo tự do có trong 1 gam chất béo.

Ta có: mKOH = 0,015 . 0,1 . 56000 = 84 [mg]

⇒Chỉ số axit là: 84/14 = 6

Ví dụ 2: Để tác dụng hết với 100 gam lipit có chỉ số axit bằng 7 phải dùng 17,92 gam KOH. Khối lượng muối thu được là:

A. 108,265 g

B. 170g

C. 82,265g

D. 107,57g

Giải

Ta có: mKOH cần dùng = 7. 100 = 700 mg = 0,7 [gam]

⇒ nKOH = 0,7/56 = 0,0125 [mol]

nKOH phản ứng với lipit = 17,92/56 – 0,0125 = 0,3075 [mol]

Vậy mmuối = 100 + mKOH - mH2O - mglixerol = 100 + 17,92 – 0,0125 . 18 – 0,3075/3 . 92 = 108, 265 [gam]

Ví dụ 3: Hãy tính khối lượng NaOH cần dùng để trung hòa axit tự do có trong 5 gam chất béo với chỉ số axit bằng 7.

Giải

Theo định nghĩa, chỉ số axit của chất béo bằng 7 nghĩa là muốn trung hòa lượng axit béo tự do trong 1 gam chất béo phải dùng 7 mg KOH.

Vậy muốn trung hòa axit béo tự do trong 5 gam chất béo có chỉ số 7 thì phải dùng 5 .7 = 35 mg KOH, hay

mol KOH

⇒ nNaOH = nOH- =

mol

⇒ mNaOH =

.40 = 25 mg = 0,025 g/5g chất béo

Câu 1. Để xà phòng hóa hoàn toàn 2,52 gam một lipit cần dùng 90ml dung dịch NaOH 0,1M. Chỉ số xà phòng của lipit là:

A. 210

B. 150

C. 187

D. 200

Hiển thị đáp án

Ta có: nKOH = nNaOH = 0,09 . 0,1 = 0,009 [mol]

⇒ mKOH = 0,009 . 56 = 0,504 [gam] = 504 [mg]

1 gam lipit cần:

= 200 [mg] KOH

Vậy chỉ số xà phòng là 200

Câu 2. Khi trung hòa 2,8 gam chất béo cần 3 ml dung dịch KOH 0,1M. Tính chỉ số axit chủa chất béo đó.

A. 6     B. 5     C. 7     D. 8

Hiển thị đáp án

Ta có: nKOH = 0,1. 0,003 = 0,0003 mol

⇒ mKOH = 0,0003 . 56 = 0,0168 g = 16,8 mg

Vậy chỉ số axit =

= 6

Câu 3. Muốn trung hòa 5,6 gam một chất béo X đó cần 6ml dung dịch KOH 0,1M. Hãy tính chỉ số axit của chất béo X và tính lượng KOH cần trung hòa 4 gam chất béo có Y chỉ số axit bằng 7.

A. 5 và 14mg KOH

B. 4 và 26mg KOH

C. 3 và 56mg KOH

D. 6 và 28mg KOH

Hiển thị đáp án

Chỉ số axit =

= 6

Trung hòa 4g chất béo cần mKOH = 4.7 = 28 [mg]

Câu 4. Chỉ số iot của triolein có giá trị bằng bao nhiêu?

A. 26,0

B. 86,2

C. 82,3

D. 102,0

Hiển thị đáp án

Phản ứng: [C17H33COO]3C3H5 + 3I2 → [C17H33COOI2]3C3H5

⇒Chỉ số iot là:

. 100 = 86,2

Câu 5. Số miligam KOH trung hòa hết lượng axit tự do và xà phòng của chất béo. Tính chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo có chỉ số axit bằng 7 chứa tritearoylglixerol còn lẫn một lượng axit stearic.

A. 175     B. 168     C. 184     D. 158

Hiển thị đáp án

Khối lượng KOH trung hòa axit : 0,007 [gam]

nKOH =

= 0,125.10-3 [mol]

Khối lượng C17H35COOH trong 1 gam chất béo là:

0,125 . 10-3. 890 = 0,11125 g

Khối lượng tristearoyl glixerol trong 1 gam chất béo là: 0,8875 [gam]

⇒ n ≈ 0,001 mol ⇒ nKOH = 0,003 mol ⇒ mKOH = 0,168 g

⇒ Chỉ số xà phòng hóa là: 168 + 7 = 175.

Câu 6. Để xà phòng hóa 63 mg chất béo trung tính cần 10,08 mg NaOH. Xác định chỉ số xà phòng của chất béo đem dùng.

A.112     B. 124     C. 224     D. 214

Hiển thị đáp án

Câu 7. Để trung hòa hết lượng axit tự do có trong 5,6g chất béo người ta dùng hết 6ml dd KOH 0,1M. Chỉ số axit của chất béo là:

Hiển thị đáp án

nKOH để trung hòa chất béo = 0,006 . 0,1 = 0,0006 mol

⇒ mKOH = 0,0006 . 56 = 0,0336g = 33,6mg

Chỉ số axit của chất béo X là:

= 6

Câu 8. Khi xà phòng hóa 2,52g chất béo A cần 90ml dung dịch KOH 0,1M. Mặt khác, xà phòng hóa hoàn toàn 5,04g chất béo A thu được 0,53g glixerol. Tìm chỉ số axit và chỉ số xà phòng hóa.

Hiển thị đáp án

Có: mKOH = 0,09.0,1.56.1000 = 504 mg

⇒ Chỉ số xà phòng hóa = 200 mg.

Phản ứng xà phòng hóa:

[RCOO]3C3H5 + 3KOH → C3H5[OH]3 + 3RCOOK

nKOH = 3.nglixerol = 3.

mol

⇒ Số miligam KOH cần để xà phòng hóa 1g chất béo là:

Chỉ số este của mẫu chất béo = chỉ số xà phòng hóa - chỉ số axit

⇒ chỉ số axit = chỉ số xà phòng hóa - chỉ số este = 200 - 192 = 8 mg

Video liên quan

Chủ Đề