Đại hội nào không bầu ban thẩm tra tư cách đại biểu

Chiều 13/10, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức phiên trù bị.

Các đại biểu biểu quyết số lượng, danh sách Đoàn Chủ tịch

Theo đó, Đại hội thống nhất bầu Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội gồm 13 đồng chí: Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh – Phạm Văn Rạnh; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy – Nguyễn Văn Được; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh – Trần Văn Cần; Chủ tịch UBMTTQVN, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh – Trương Văn Nọ; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh – Nguyễn Thanh Cang; Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Nguyễn Văn Út; Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy – Nguyễn Thanh Hải; Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy – Đinh Ngọc Lâm; Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy - Nguyễn Thị Ngọc Hạnh; Chỉ huy Trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh – Trần Văn Trai; Giám đốc Công an tỉnh – Lâm Minh Hồng; Bí thư Thị ủy Kiến Tường – Nguyễn Minh Lâm và Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND TP.Tân An – Trần Kim Lân.

Đoàn Thư ký Đại hội

Đại hội cũng thống nhất bầu Đoàn Thư ký Đại hội gồm 3 đồng chí: Chánh Văn phòng Tỉnh ủy – Phạm Xuân Bách, Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH-HĐND-UBND tỉnh – Nguyễn Thành Vững và Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy – Hoàng Đình Cán.

Ban Thẩm tra tư cách Đại biểu

Đồng thời, Đại hội bầu Ban Thẩm tra tư cách Đại biểu Đại hội gồm 3 đồng chí: Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy – Lê Thanh Nghiêm, Chánh Thanh tra tỉnh – Trần Văn Dũng và Giám đốc Sở Nội vụ - Nguyễn Văn Bon./.

Nhóm PV

Ngày hỏi:26/06/2018

Ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội đảng bộ được quy định ra sao? Xin chào Ban biên tập, tôi là Phương An, tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về việc thi hành Điều lệ đảng nhưng có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là: Ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội đảng bộ được quy định ra sao? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

  • Ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội đảng bộ được quy định tại Tiểu mục 15.2 Mục 15 Quy định 14-QĐ/TW năm 2001 về thi hành Điều lệ Đảng do Bộ Chính trị ban hành, có quy định như sau:

    a] Ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội do cấp uỷ triệu tập đại hội đề nghị, gồm những đại biểu của đại hội am hiểu về công tác tổ chức, cán bộ và công tác kiểm tra. Ở đại hội đảng viên không bầu ban thẩm tra tư cách đại biểu. Cấp uỷ triệu tập đại hội báo cáo với đại hội tình hình đảng viên tham dự đại hội.

    b] Nhiệm vụ của ban thẩm tra tư cách đại biểu:

    - Xem xét báo cáo của cấp uỷ về việc chấp hành nguyên tắc, thủ tục, tình hình và kết quả bầu cử đại biểu; những vấn đề có liên quan đến tư cách đại biểu.

    - Xem xét kết luận các thư tố cáo, khiếu nại về tư cách đại biểu do cấp uỷ các cấp giải quyết; báo cáo với đoàn chủ tịch để trình đại hội xem xét, quyết định: những trường hợp không được công nhận tư cách đại biểu, những trường hợp có đơn xin rút khỏi danh sách đại biểu và việc chuyển đại biểu dự khuyết lên chính thức đã được triệu tập.

    - Báo cáo với đại hội kết quả thẩm tra tư cách đại biểu để đại hội xem xét, biểu quyết công nhận.

    Trên đây là nội dung của Ban biên tập về ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội đảng bộ. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Quy định 14-QĐ/TW năm 2001.

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: mailto:


Ngày hỏi:23/08/2021

Ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội Đảng được quy định như thế nào? Nhờ tư vấn.

Căn cứ Mục 12.2 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021, Quy định về thi hành Điều lệ Đảng, theo đó:

12.2. [Khoản 5, Điều 11]: Ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội.

12.2.1. Thành viên của ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội phải là những đại biểu chính thức của đại hội, am hiểu về công tác tổ chức, cán bộ và công tác kiểm tra. Cấp uỷ triệu tập đại hội giới thiệu, đại hội biểu quyết về số lượng và danh sách ban thẩm tra tư cách đại biểu. Đại hội đảng viên không bầu ban thẩm tra tư cách đại biểu, cấp uỷ triệu tập đại hội báo cáo với đại hội tình hình đảng viên tham dự đại hội.

12.2.2. Nhiệm vụ của ban thẩm tra tư cách đại biểu:

a] Xem xét báo cáo của cấp uỷ về việc chấp hành nguyên tắc, thủ tục, tình hình và kết quả bầu cử đại biểu; những vấn đề có liên quan đến tư cách đại biểu.

b] Xem xét, kết luận các đơn, thư khiếu nại, tố cáo về tư cách đại biểu do cấp uỷ các cấp giải quyết; báo cáo với đoàn chủ tịch để trình đại hội xem xét, quyết định về những trường hợp không được công nhận tư cách đại biểu, những trường hợp có đơn xin rút khỏi danh sách đại biểu và việc chuyển đại biểu dự khuyết thành đại biểu chính thức đã được triệu tập.

c] Báo cáo với đại hội kết quả thẩm tra tư cách đại biểu để đại hội xem xét, biểu quyết công nhận.

Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Đại hội chi bộ có phải bầu ban thẩm tra tư cách đại biểu?

[ĐCSVN] - Bạn đọc Nguyễn Minh Hương ở Thạch Hà, Hà Tĩnh hỏi: Ở đại hội chi bộ, đảng bộ cơ sở có phải bầu ban thẩm tra tư cách đại biểu không? Nếu phải bầu thì số lượng bao nhiêu và nhiệm vụ là gì?

Ảnh có tính chất minh họa. Nguồn: BL

Trả lời:

Câu hỏi của bạn Nguyễn Minh Hương được nêu rõ tại Quy định số 29-QĐ/TW, ngày 25/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương về thi hành Điều lệ Đảng.

Cụ thể, tại mục 12.2, Quy định số 29-QĐ/TW, ngày 25/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương về thi hành Điều lệ Đảng, quy định: “Thành viên của ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội phải là những đại biểu chính thức của đại hội, am hiểu về công tác tổ chức, cán bộ và công tác kiểm tra. Cấp ủy triệu tập đại hội giới thiệu, đại hội biểu quyết số lượng và danh sách ban thẩm tra tư cách đại biểu. Đại hội đảng viên không bầu ban thẩm tra tư cách đại biểu, cấp ủy triệu tập đại hội báo cáo với đại hội tình hình đảng viên tham dự đại hội”.

Như vậy, chỉ có đại hội đại biểu mới bầu ban thẩm tra tư cách đại biểu. Ngoài ra, Trung ương không quy định cụ thể số lượng ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội, tùy tình hình cụ thể mà đại hội mỗi cấp quyết định. Thông thường ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội đại biểu ở cấp cơ sở có từ 3 đến 5 người.

Điểm b, Mục 12.2, Quy định số 29-QĐ/TW quy định nhiệm vụ của ban thẩm tra tư cách đại biểu là:

“- Xem xét báo cáo của cấp ủy về việc chấp hành nguyên tắc, thủ tục, tình hình và kết quả bầu cử đại biểu; những vấn đề có liên quan đến tư các đại biểu.

-Xem xét, kết luận các đơn, thư khiếu nại, tố cáo về tư cách đại biểu do cấp ủy các cấp giải quyết; báo cáo với đoàn chủ tịch đề trình đại hội xem xét, quyết định về những trường hợp không được công nhận tư cách đại biểu và việc chuyển đại biểu dự khuyết thành đại biểu chính thức đã được triệu tập.

-Báo cáo với đại hội kết quả thẩm tra tư cách đại biểu đề đại hội xem xét, biểu quyết công nhận.”/.

PV [theo “Một số tình huống thường gặp ở đại hội và cách xử lý"]

Video liên quan

Chủ Đề