Cuộc phát kiến địa lý ảnh hưởng đến nước ta như thế nào

Những cuộc phát kiến địa lí đã góp phần mở rộng lãnh thổ của nhiều đất nước và khai thác được nhiều nguồn tài nguyên, khoáng sản của trái đất.

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮKHOA QUỐC TẾ HỌC  TIỂU LUẬN[Lịch sử Quan hệ Quốc tế I]TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CUỘC PHÁT KIẾNĐỊA LÝ TỚI QUAN HỆ QUỐC TẾTHỜI KỲ CẬN ĐẠIGiảng viên bộ môn:ThS. Trần Thị ThuNhóm sinh viên thực hiện:Đà Nẵng, tháng 3/2017MỞ ĐẦUNói đến lịch sử văn minh thế giới, chúng ta phải nhắc đến sự quan trọng củanhững cuộc phát kiến địa lý ở châu Âu thời kì trung đại. Chính từ những cuộcphát kiến địa lý, con người đã bắt đầu tìm thấy, mở rộng và vẽ thêm vào bản đồthế giới những vùng đất mới, những lục địa rộng lớn với nhiều điều mới lạ. Vàcũng từ đó con người đã bắt đầu chinh phục thế giới, vươn tới những miền đấtxa xôi.Từ thế kỉ XV, việc tìm kiếm những con đường giao lưu buôn bán giữa châuÂu và phương Đông được đặt ra vô cùng bức thiết. Nhu cầu giao thương, nhucầu mở rộng thị trường, nhu cầu phát triển kinh tế, tất thảy đã đòi hỏi sự tìm đếnnhững thị trường mới, những xứ sở phong phú về nguyên liệu. Thời bấy giờ,nhờ sự phát triển khoa học kỹ thuật phát triển, đặc biệt là ngành hàng hải, đã tạođiều kiện cho các thương nhân châu Âu có đủ điều kiện để mở ra các cuộc hànhtrình đi tìm nguyên liệu, thị trường. Từ đó, các cuộc phát kiến địa lý với nhiềuthành tựu khác nhau đã đem lại những nguồn lợi kinh tế lớn và mở mang sựhiểu biết không chỉ về văn hóa, kinh tế, chính trị mà còn cả những hiểu biết vềTrái đất, về con người. Quan hệ quốc tế dần được mở rộng và hình thành; mốiquan hệ giữa các quốc gia, các châu lục cũng gia tăng, đem lại nhiều biếnchuyển cho sự phát triển của cả thế giới.Song, phát kiến địa lý cũng mang lại nhiều tác động, hệ quả, ảnh hưởng cảtích cực lẫn tiêu cực. Chính vì vậy, tiểu luận “Tác động của các cuộc phát kiếnđịa lý đến quan hệ quốc tế thời kỳ cận đại” của chúng tôi nhằm phân tích và lýgiải những điều còn vướng mắc. Tiểu luận có thể còn nhiều thiếu sót, chính vìvậy, chúng tôi mong được góp ý để có thể hoàn thiện hơn.NỘI DUNGI. Những cuộc phát kiến địa lý vĩ đại cuối thế kỷ XV- đầu thế kỷ XVI1. Nguyên nhân và điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý1.1. Nguyên nhânThế kỉ XV, kinh tế hàng hoá ở Tây Âu đã khá phát triển, nhu cầu về nguyênliệu, vàng bạc, thị trường tăng cao mà trong nước lại không thể đáp ứng được.Giai cấp tư sản Tây Âu muốn mở rộng thị trường sang phương Đông, mơ ướctới những nguồn tài nguyên ở Phương Đông. Tại Tây Âu, tầng lớp giàu có cũngtăng lên do đó nhu cầu về các mặt hàng đặc sản, gia vị, hương liệu quý có nguồngốc từ phương Đông mà đặc biệt là của người Ấn Độ như tiêu, quế, trầm hương,lụa tơ tằm, ngà voi... tăng vọt hẳn lên, trong đó vàng chiếm một vị trí quan trọngđược người Tây Âu sử dụng để phát triển kinh tế. Trong lúc đó, quan hệ buônbán giữa người Châu Âu và Phương Đông có nguy cơ bế tắc vì bị cản trở bởingười Ả Rập, Afghanistan và Thổ Nhĩ Kỳ, họ chiếm giữ con đường sangPhương Đông quen thuộc ngang qua Byzantin, Trung Cận Đông đặc biệt ngườiThổ Nhĩ Kỳ đã giết hại bất cứ đoàn hành hương nào mà họ gặp, vì vậy chỉ còncách phải tìm một con đường đi mới – đường biển.1.2. Điều kiệnVào thời gian này, Tây Âu đã có đủ điều kiện cho việc thực hiện các cuộcphát kiến địa lý lớn. Ở Tây Âu đã có nhiều người tin và giả thuyết trái đất hìnhcầu cùng với khoa học – kỹ thuật có những tiến bộ đáng kể. Các nhà hàng hảibắt đầu nghiên cứu các dòng hải lưu và hướng gió, bước đầu hiểu biết tính chấtđịa lý của các đại dương. Người ta xác định được hướng con tàu không chỉ bằngcách quan sát chiều gió, hải lưu, màu nước hoặc chim biển mà còn bằng biệnpháp xác định vị trí của tàu không cần vật chuẩn. La bàn cùng máy đo góc thiênvăn được sử dụng trong việc định hướng giữa đại dương bao la. Người ta còn vẽđược những bản đồ và hải đồ có ghi thông tin của các bến cảng. Kỹ thuật đóngtàu cũng có nhiều bước phát triển mới: tàu có bánh lái, có hệ thống buồm lớn, cósàn và boong để có thể đặt đại bác. Những kiểu tàu mới đã xuất hiện – Caraventrở thành loại tàu vượt đại dương đầu tiên trong lịch sử. Những cuộc hành trìnhcủa người Âu châu sang phương Đông và tài liệu ghi chép của một số người đitrước [như Marcopolo, người Italia] cũng giúp cho các cuộc phát kiến địa lí ởcác thế kỉ XV-XVI có điều kiện dễ dàng hơn.2. Những cuộc phát kiến địa lý vĩ đại cuối thế kỷ XV- đầu thế kỷ XVIHành trình chinh phục Mũi Bão Tố của Bartolomeu DiasBartolomeu Dias [1450 – 1500] là một hiệp sỹ Hoàng gia. 10/10/1487, saukhi nhận lệnh nhà vua, ông đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Namcủa châu Phi. Đến đây, Dias vẫn muốn tiếp tục cuộc hành trình nhưng thủy thủđoàn từ chối. Chính trong chuyến quay lại mà họ phát hiện ra mũi đất cực namchâu Phi. Ông đã đặt tên cho mũi đất này là Mũi bão tố, sau này nhà vua đổi tênthành Mũi Hảo Vọng.Cuộc hành trình của Vasco de GamaVasco de Gama [1460 – 1524] là nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha, cha củaông cũng là một nhà thám hiểm. 08/07/1497, Vasco de Gama đã cùng 170 ngườitrên 4 con tàu rời hải cảng Lisbon đi tìm xứ sở huyền thoại của hương liệu nơiphương Đông. Ông men theo bờ biển châu Phi đến điểm cực nam châu lục rồivượt qua Ấn Độ Dương. 02/05/1498 Ông đã tới Calicut – thuộc bờ Tây Nam ẤnĐộ; sau khi về đến Lisbon, ông được phong làm Phó vương Ấn Độ.Cuộc hành trình của Christopher ColombusChristopher Colombus [1451 – 1506] là một nhà hàng hải người nước Cộnghòa Genova và cũng là một đô đốc của Hoàng đế Castilla. Vì tin rằng trái đất cóhình tròn, ông quyết định đi tìm phương Đông từ một hướng khác, đó là từ phíaTây, băng qua Đại Tây Dương. Tuy ông đã nhiều lần kêu gọi mọi người ủng hộcho chuyến đi tầm cỡ của mình nhưng năm lần bảy lượt đều bị từ chối. Ôngđành phải tìm đến Hoàng hậu Isabella để nhờ sự giúp đỡ. Mục đích củaColombus ban đầu là châu Á, nhưng ông không hề biết rằng, nơi ông đặt chânđến lại là lục địa châu Mỹ.03/08/1492, C. Colombus chỉ huy 3 thuyền buồm cùng 88 thủy thủ bắt đầucuộc hành trình; 12/10/1492, một thủy thủ trên thuyền của C. Colombus đã thấycác dấu hiệu của đất liền, Colombus đã đặt tên cho dãy đất này là San Salvador,chính là vùng Bahamas nổi tiếng của ngày nay. Sau đó, ông đã khám phá ra hầuhết các đảo trên quần đảo Angtigua và cả bờ biển Trung Mỹ. Tuy nhiên, vì lầmtưởng là đã đến được Ấn độ, Colombus đã gọi những thổ dân da đỏ ở vùng đấtnày là người Indians. 03/1493, Đoàn thám hiểm của Colombus trở về Tây BanNha.Sau cuộc phát kiến của Christopher Colombus, một nhà hàng hải người Ý làAmerigo Vespucci mới phát hiện ra “Ấn Độ” mà Colombus đã đặt chân đếnkhông phải là Ấn Độ mà là một vùng đất hoàn toàn mới đối với người Châu Âu.Amerigo đã viết một cuốn sách để chứng minh điều đó. Chính vì vậy, vùng đấtmới đó sau này mang tên America. Mặc dù vậy, công lao to lớn của Colombusvẫn không thể phủ nhận; Colombus được xem như người đã phát hiện ra châuMỹ. Từ phát hiện của ông đã mở ra một kỷ nguyên xâm chiếm và khai phá vùngđất mới bắt đầu.Cuộc hành trình của Fernand de MagenllanFernand de Magenllan [1480 – 1521] là một nhà quý tộc tri thức người BồĐào Nha. Ông đã khẳng định có một con đường ngắn hơn dẫn đến Ấn Độ đó làvòng qua châu Mỹ đi sang phía Tây. Tuy các nhà lãnh đạo của Tây Ban Nhakhông tin vào sự thành công của chuyến đi, song Magenllan vẫn được phép khởihành đoàn tàu.20/09/1519, Magenllan đã chỉ huy 5 tàu với 225 thủy thủ vượt Đại TâyDương tới bờ biển phía Đông của Nam Mỹ, men xuống mỏm cực nam của châulục và đến với một đại dương. Suốt quá trình vượt đại dương mênh mông đó,đoàn tàu buồm của Magenllan hầu như không gặp một cơn bão đáng kể nào.Ông đã đặt tên cho đại dương mới đó là Thái Bình Dương. Vượt qua Thái BìnhDương, tháng 05/1521, các đoàn tàu của ông đã tìm thấy một hòn đảo, ngày naylà Philippin. 06/1522, Magenllan đã can thiệp vào cuộc xích mích giữa các tùtrưởng và các bộ lạc nhỏ ở đảo. Ông đã hy sinh ở Philippin vì trúng tên độc củathổ dân. Từ đây, các thủy thủ của ông cùng 1 chiếc thuyền duy nhất còn lại –thuyền Victoria – tiếp tục đi tới Ấn Độ rồi theo con đường của người Bồ ĐàoNha, vòng qua châu Phi trở về châu Âu, hoàn thành nhiệm vụ khó khăn này. 225người thuộc đoàn thám hiểm của ông đã bỏ mạng trên các vùng biển và các hònđảo trên thế giới vì những nguyên nhân khác nhau [đắm tàu, chết đói], chỉ cònvỏn vẹn 18 người sống sót trở về.Song, Magenllan chính là người đã tiến hành chuyến đi vòng quanh thế giớibằng đường biển năm 1519, cuộc du hành của ông đã kéo dài suốt 3 năm 12ngày. Thành công lớn nhất của chuyến đi này là lần đầu tiên con người đi vòngquanh thế giới và góp phần khẳng định Trái Đất có hình cầu.II. Tác động của các cuộc phát kiến địa lý1. Tác động của các cuộc phát kiến địa lý về mặt kinh tế, chính trị1.1. Về mặt kinh tếBộ mặt kinh tế công thương nghiệp ở Tây Âu phát triển nhanh chóng xuấthiện ngày càng nhiều các thành phố, trung tâm công nghiệp, thương nghiệp, hảicảng, tiêu biểu ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan. Kinh tế phát triển và thịtrường mở rộng đã làm gia tăng lượng hàng hóa, đã đáp ứng nhu cầu buôn bánvà trao đổi, tiêu biểu là thuốc lá, ca cao, cà phê, chè,…Tạo nên cuộc “Cách mạng giá cả” với hiện tượng vàng chảy vào Châu Âungày càng nhiều với lý do buôn bán, cướp bóc, làm cho giá cả tăng. Tiêu biểu ởTây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức. Đồng thời có cũng là nhân tố kích thích quá trìnhtích lũy nguyên thủy tư bản, thúc đẩy sự phát triển nhanh thủ công nghiệp, côngnghiệp, thương nghiệp tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.Đã mở rộng phạm vi buôn bán thế giới và thúc đẩy sự phát triển nhanhchóng của thương nghiệp, công nghiệp và thủ công nghiệp: tạo nên tam giácmậu dịch Đại Tây Dương Âu – Phi – Mỹ. Thị trường thế giới hình thành trungtâm thương mại tại Đại Tây Dương, đem lại khối lượng hàng hóa khổng lồ.Nhiều hành động giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, khu vực được đẩy mạnh,nhiều công ty thương mại lớn được thành lập, hình thành hệ thống trung tâmthương mại hàng hải bên bờ Đại Tây Dương: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, HàLan,…1.2. Về mặt chính trịDo yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội đã thúc đẩy nhanh quá trình xâydựng cính quyền trung ương tập quyền bởi thương nhân và thị dân muốn chấmdứt tình trạng phân tán, muốn phát triển kinh tế thương mại.Thúc đẩy quá trình khủng hoảng tan rã của quan hệ phong kiến và góp phầnquan trọng trong việc hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu,ra đời giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.Quý tộc, thương nhân trở nên giàu có nhờ cướp bóc của cải, tài nguyên cácnước thuộc địa. Họ mở rộng sản xuất, kinh doanh, lập đồn điền, bóc lột sức laođộng làm thuê, giai cấp tư sản ra đời.Giai cấp vô sản được hình thành từ những người nông dân bị tước đoạtruộng đất, buộc phải vào làm việc trong các xí nghiệp tư sản.Bên cạnh những tác động tích cực thì các cuộc phát kiến địa lý cũng để lạikhông ít hậu quả cho một phần nhân loại mà nhiều thế hệ sau không ngừng khắcphục như làm nảy sinh việc buôn bán nô lệ da đen và chế độ thực dân tàn bạo,mở đầu là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha được xem là một vết nhơ trong lịch sửnhân loại.Chủ nghĩa thực dân phát triển [ngoài Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, sau nàycòn có thêm Anh, Pháp, Hà Lan,..].2. Tác động của các cuộc phát kiến địa lý về mặt văn hóa, xã hội2.1. Về mặt văn hóaPhát kiến địa lý được coi như một “Cuôc cách mạng thật sự” trong lĩnh vựcgiao thông và tri thức: Lần đầu tiên con người hình dung được hình ảnh chínhxác về hành tinh, về bề rộng hình thái Trái Đất. Các nhà thám hiểm bằng nhữngchuyến đi thực tế đầy dũng cảm của mình đã chứng minh cho giả thuyết Trái đấthình cầu.,…Phát kiến địa lý còn đóng góp quyết định về lý luận cũng như thực tiễn chosự phát hiện ra loài người ở mọi nơi trên Thế Giới đều giống nhau. Như thế, phátkiến địa lý đã đem lại cho loài người những hiểu biết về những con đường mới,những vùng đất mới, những dân tộc mới,… Nhờ có những con đường mới màngười ta tìm ra nhiều vùng đất mới, dân tộc mới để truyền bá, học hỏi văn hóavới nhau.Một nền văn hóa thế giới bắt đầu hình thành do việc xuất bản và truyền bácủa các loại sách, các tập du kí và bản đồ địa lý giữa các châu lục. Đó là sự tiếpxúc giữa nhiều nền văn minh, văn hóa khác nhau. Một sự tiếp xúc văn hóa diễnra do các cá nhân có nguồn gốc văn hóa khác nhau như các giáo sĩ, nhà buôn,những người khai phá vùng đất mới, những quân nhân,… Mang ý nghĩa to lớncho sự giao lưu Đông – Tây.2.2. Về mặt xã hộiMột làn sóng di chuyển dân cư lớn trên thế giới trong thế kỉ XVI-XVIII vớinhững dòng người Châu Âu di chuyển sang Châu Mĩ, Châu Úc. Nhiều nô lệ dađen cũng bị cưỡng bức rời khỏi quê hương xứ sở sang Châu Mĩ.Phát kiến địa lý còn đem về cho tầng lớp thương nhân châu Âu nhữngnguyên liệu quý giá vô tận, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ mà chúngcướp được ở châu Mỹ, châu Á và châu Phi. Tầng lớp thương nhân châu Âu ngàycàng giàu có, đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội và trởthành giai cấp tư sản, đồng thời người thợ thủ công cùng nông dân nghèo bị tướcđoạt tư liệu sản xuất hình thành giai cấp vô sản. Những cuộc phát kiến địa lý nàycũng gây ra không ít hậu quả tiêu cực như nạn cướp bóc thuộc địa, buôn bán nôlệ da đen và sau này là chế độ thực dân, gây nhiều đau khổ cho nhân dân cácnước thuộc địa. Trong đó hệ quả quan trọng nhất của phát kiến địa lý là gópphần quan trọng trong việc hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châuÂu, ra đời giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.III. Ảnh hưởng của các cuộc phát kiến địa lý đến quan hệ quốc tế1. Ảnh hưởng tích cực:Các cuộc phát kiến địa lý đã mở ra một trang mới cho lịch sử châu Âu và cảthế giới. Đây được xem như những dấu mốc có ý nghĩa vô cùng quan trọng vàtất thảy những biến chuyển ở mọi châu lục trên thế giới từ sau thế kỷ XVI đềuđược xem như hệ quả của các cuộc phát kiến này.Các cuộc phát kiến địa lý đã giúp mở rộng thị trường kinh tế châu Âu và thếgiới; qua đó thúc đẩy sự giao thương, buôn bán, sự phát triển nhanh chóng củacác ngành kinh tế: Công – thương – thủ công nghiệp. Nhiều công ty thương mạilớn được thành lập như: công ty Đông Ấn, Tây Ấn của Hà Lan..v..v Quan hệgiữa các nước giữa các châu lục, khu vực khác nhau ngày càng được tăng cườngvà phát triển.Việc mở rộng thị trường kinh tế quốc tế đã thúc đẩy năng suất kinh tế, sốlượng, chủng loại và chất lượng hàng hóa ngày càng được chú trọng gia tăngnhằm phục vụ như cầu buôn bán và trao đổi giữa các quốc gia.Ngoài ra, các cuộc phát kiến địa lý còn là tiền đề để hình thành tuyến đườngthương mại giữa 3 châu lục: Châu Âu, Châu Á và Châu Phi. Từ đó, góp phầnhình thành nên “Tam giác mậu dịch” giữa Châu Âu, Châu Phi và Châu Mỹ.Trung tâm thương mại thế giới dần chuyển từ Địa Trung Hải sang Đại TâyDương.Các cuộc phát kiến địa lý đem lại những đóng góp lớn lao cho sự phát triểncủa khoa học. Những hiểu biết về địa lý, thiên văn và hàng hải được mở rộngthêm. Từ đó, phát triển nhiều hơn các ngành nghiên cứu, các bộ môn nghiên cứunhững vấn đề liên quan đế thế giới như: dân tộc học, địa chất học, ngôn ngữhọc..v..v Chính nhờ những bộ môn này, con người dần có thể lĩnh hội nhiều kiếnthức về thế giới, về những dân tộc khác, những nền văn hóa khác; qua đó gópphần gắn kết các nước lại với nhau hơn, mối quan hệ trở nên khăng khít vàkhoảng cách văn hóa không còn là vấn đề nan giải và bí ẩn.Việc tìm ra những vùng đất mới, những châu lục mới không chỉ mở mang trithức về văn hóa, tôn giáo, xã hội cho loài người; mà thông qua đó còn đẩy nhanhquá trình hội nhập và giao thương quốc tế giữa các quốc gia, bước đầu hìnhthành nền văn hóa thế giới. Đến lúc này, mối quan hệ quốc tế đã vượt qua khuônkhổ nhỏ hẹp giữa một số nước trong từng khu vực, liên quan đến nhiều quốc giathuộc các châu lục, xoay quanh nhiều vấn đề trên phạm vi thế giới.Châu Âu tìm thấy những nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản cũng nhưnguồn lực dành cho lao động dồi dào. Nhờ đó, công cuộc khai hoang đất đai vàphát triển công nghiệp ở Châu Âu ngày càng phát triển như vũ bão lúc bấy giờ.Đây chính là một trong những nguyên nhân và ảnh hưởng chính yếu tạo tiền đềcho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. Chính sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã kéotheo nhiều biến động trong quan hệ quốc tế thời bấy giờ.2. Ảnh hưởng tiêu cực:Bên cạnh những tác động tích cực nói trên, các cuộc phát kiến địa lý cũng đãđể lại không ít hậu quả đau khổ cho một phần nhân loại mà nhiều thế hệ sau vẫnkhông ngừng khắc phục.Dưới chế độ thực dân tàn bạo, mở đầu là ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha,bọn cai trị biến một bộ phận người dân nơi đây thành tay sai cho bọn chúng,cướp bóc của cải vật chất, đặt ra những thứ thuế khóa nặng nề lên nhân dân đểphục vụ cho mục đích cai trị của chúng, gây đau khổ cho nhân dân các nướcthuộc địa.Nảy sinh nạn buôn bán người da đen. Các nhà tư sản đã bắt họ sang cácnước phát triển ở Châu Âu để làm nô lệ. Họ bị bắt làm việc trong các nhà máy xínghiệp công nặng nhiều giờ, bị bóc lột sức lao động nặng nề; điều kiện sốngkhông đảm bảo, phải sống các căn phòng bẩn thỉu, ẩm thấp với rất nhiều ngườikhác.KẾT LUẬNCác cuộc phát kiến địa lý trong lịch sử loài người có ý nghĩa vô cùng quantrọng đối với sự phát triển của thế giới, nó đã mở ra một trang mới trong lịch sửcủa loài người. Những phát kiến địa lý đã mở ra nền tri thức mới cho con người,những chân trời mới như trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, thiên văn học,địa lý hang hải,…. Từ đó các nước tích lũy được nguồn tư bản nguyên thủy, thúcđẩy nhanh sự tan rã của chế độ phong kiến, tạo điều kiện ra đời của chủ nghĩa tưbản.Những phát kiến địa lý ra đời cũng chính là sự kiện tác động trực tiếp cũngnhư gián tiếp đến sự biến động về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cácnước ở châu Âu cũng như ở các châu lục khác trong thời kỳ cận đại qua nhiềubiểu hiện và mang lại nhiều kết quả, hệ quả khác nhau nhưng đều mang ý nghĩaquan trọng quyết định cho những ảnh hưởng sau này.Những phát kiến địa lý để lại những tác động tích cực cũng như hệ quả tiêucực trong thời kỳ này. Đồng thời các phát kiến địa lý cũng có ý nghĩa lịch sử vôcùng quan trong và có vai trò to lớn đối với châu Âu và quan hệ quốc tế thế giới.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOTiếng Việt[1] Vũ Dương Ninh, “Lịch sử Quan hệ quốc tế”, Phát kiến địa lý và sự hìnhthành quan hệ quốc tế trên phạm vi thế giới, tr. 5-9.Các trang web hỗ trợ[1] //thanhtra.edu.vn/category/detail/471-nhung-cuoc-phat-kien-dia-ly-mora-trang-su-moi-cua-loai-nguoi.html[2] //khietlamtn.wordpress.com/2012/06/04/nhung-phat-kien-lon-ve-dia-lycuoi-the-ky-xv-xvi/[3] //baigiang.violet.vn/[4] //khotailieu.com/luan-van-do-an-bao-cao/van-hoa-nghe-thuat/lichsu/quan-he-quoc-te-o-chau-au-thoi-can-dai.html[5] //tai-lieu.com/tai-lieu/tieu-luan-nhung-cuoc-phat-kien-dia-ly-chau-authoi-trung-dai-9017/[6] //loigiaihay.com/nhung-cuoc-phat-kien-dia-li-c85a11877.html[7]//websrv1.ctu.edu.vn/coursewares/supham/thegioicotrung2/chuong3.htm#II-4ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊNTIỂU LUẬNTiêu chíCấu trúc/Bố cục rõ ràng [1,5đ]Các ý chính đầy đủ, chính xác, cập nhật [7đ]Điểmthành phầnTổng điểmLập luận chặt chẽ [0,5đ]Văn phong rõ ràng, mạch lạc [0,25đ]Trình bày sạch sẽ, không có lỗi chính tả và lỗisoạn thảo văn bản [0,25đ]Có trích dẫn nguồn và trình bày Danh mục tàiliệu tham khảo đúng quy định [0,25đ]Đảm bảo quy định về độ dài [0,25đ]NỘI DUNG CÔNG VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓMSTTHọ và tênNội dung công việc thực hiện- Các cuộc phát kiến địa lý vĩ đạicuối thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVI1Nguyễn Hoàng Thảo My- Ảnh hưởng của các cuộc phátkiến địa lý đến quan hệ quốc tế[Ảnh hưởng tích cực]- Tổng hợp bàiGhichú- Nguyên nhân của các cuộc phát2Dương Phạm HuyềnTrâmkiến địa lý- Ảnh hưởng của các cuộc phátkiến địa lý đến quan hệ quốc tế[Ảnh hưởng tiêu cực]- Mở đầu3Trương Thị Phượng- Tác động của các cuộc phát kiếnđịa lý [Kinh tế, xã hội]- Kết luận4Nguyễn Thị Trang Tuyền- Tác động của các cuộc phát kiếnđịa lý [Văn hóa, chính trị]

Video liên quan

Chủ Đề