Cúng ông táo vào giờ nào là tốt nhất

Vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, các gia đình thường làm cơm cúng để tiễn ông Công ông Táo về trời. Theo quan niệm dân gian, ông Công là vị thần cai quản đất đai, còn Táo quân [gồm 2 ông, 1 bà] cai quản việc bếp núc trong gia đình. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các vị thần này sẽ bay về trời, trình báo mọi việc xảy ra tại gia đình trong năm qua để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh. Bởi vậy, dù có bận rộn thế nào, các gia đình đều dành thời gian làm lễ cúng ông Công ông Táo một cách cẩn thận nhất với mong muốn gia đình gặp nhiều bình an.

Một số lễ vật trong ngày cúng ông Công, ông Táo

T.S Đinh Đức Tiến, khoa Lịch sử, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, cho biết: “Cúng ông bà tổ tiên hay lễ cúng ông Công ông Táo thường diễn ra vào buổi sáng, có thể cúng trong khoảng thời gian từ ngày 22 tháng Chạp đến trước 12 giờ trưa [giờ Ngọ] ngày 23 tháng Chạp. Theo quan niệm dân gian, đây là khoảng thời gian thích hợp để kịp giờ ông Công, ông Táo lên thiên đình”.

Buổi sáng cũng là lúc đầu óc con người minh mẫn, thanh tịnh và sảng khoái nhất. Từ đó mới có thể lo mâm cúng được chu toàn.

“Về lễ vật bắt buộc có trong lễ cúng ông Công ông Táo, dân gian vẫn quan niệm phải có 3 bộ mũ, áo [hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà]. Trong đó, mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những đồ vàng mã này sẽ được hóa, đốt sau lễ cúng ông Táo.”, T.S Đinh Đức Tiến nói.

![ Cá chép là linh vật để ông Công, ông Táo cưỡi về chầu trời. ][//icdn.dantri.com.vn/2017/gio-dep-cung-ong-cong-2-1484753922811.jpg]

Cá chép là linh vật để ông Công, ông Táo cưỡi về chầu trời.

Cá chép là linh vật không thể thiếu trong các lễ vật cúng ông Công, ông Táo. Để ông Táo có phương tiện về chầu trời, người ta hay cúng 3 con cá chép [hay cá vàng] còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa rồng". Con cá chép này sau đó sẽ được phóng sinh, thả ra ao, hồ hay sông.

Theo một tích truyện của Nho giáo, trong rất nhiều những loài cố gắng vượt vũ môn để đạt tới ngôi vị cao hơn, có một loài cá chép vô cùng đặc biệt. Con cá này đã trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, vượt qua nhiều thử thách để rồi vượt qua Vũ Long Môn và hóa rồng. Từ đó, cá chép biểu trưng cho sự an lành và sung túc, thịnh vượng. Với giới trí thức, cá chép sẽ đem đến sự thăng tiến trong học hành, thi cử, công danh và may mắn.

Ngoài ra, còn có các loại vàng mã khác, hương, hoa, oản, quả, cau, trầu cùng một mâm cỗ được chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ. Những lễ vật này, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của từng gia đình mà có sự chuẩn bị khác nhau.

T.S Đinh Đức Tiến chia sẻ thêm: “Khi khấn ông Công, ông Táo, quan niệm dân gian cho rằng không nên cầu xin phú quý, cũng không cầu xin no đủ, mà chỉ xin Táo công bẩm báo điều tốt, bớt nói điều không hay. Sau khi tiễn ông Công, ông Táo về trời, gia chủ có thể sắp xếp bàn thờ, lau chùi bát hương, chuẩn bị mọi thứ để đón giao thừa”.

Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời.

Cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống của người Việt. Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời. Năm nay, ngày ông Công ông Táo nhằm ngày thứ Bảy, 14/1/2023 dương lịch.

Xem nhanh:

  • • Năm 2023 cúng Ông Công Ông Táo ngày nào?
  • • Giờ đẹp cúng ông Công ông Táo năm 2023

Năm 2023 cúng Ông Công Ông Táo ngày nào?

Theo dân gian, ngày 23 tháng Chạp [23/12 âm lịch] hàng năm là ngày ông Công ông Táo lên chầu trời. Đây là thời điểm các thần sẽ cưỡi cá chép lên trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về tất cả việc làm tốt, xấu của con người trong một năm, để thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh.

Ảnh Nguyễn Nguyệt Hà

Theo chuyên gia phong thủy Linh Quang, nét văn hóa tâm linh này góp phần làm cho con người sống có chuẩn mực hơn, bớt tham sân si hơn và làm việc hành thiện nhiều hơn. Từ đó xây dựng cuộc sống xã hội tốt đẹp và hài hòa cả về tư tưởng lẫn vật chất.

Nhiều người cho rằng nên cúng ông Công ông Táo trước 12 trưa 23 tháng Chạp vì sau 12h trưa, cổng thiên đình sẽ đóng lại. Khi đó ông Công ông Táo không thể báo cáo kết quả cho thiên đình.

Tuy nhiên theo chuyên gia phong thủy Linh Quang, đây chỉ là quan điểm chung theo thông lệ và tập tục chứ không nhất định phải như vậy. Người miền Bắc có thể cúng trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp và các ngày trước đó là ngày 20, 21, 22. Nhưng với người miền Nam, thời điểm thích hợp để cúng ông Công ông Táo lại vào buổi chiều tối ngày 23.

Vì vậy việc cúng vào thời điểm nào là do cách ứng xử phù hợp với tín ngưỡng người dân từng nơi sao cho thuận tiện và thích hợp nhất. Nhưng thời gian cúng sẽ không vượt qua ngày 23 tháng Chạp. Để chọn ngày giờ đẹp cúng, nhiều gia đình thường làm trước ngày 23 tháng Chạp.

Giờ đẹp cúng ông Công ông Táo năm 2023

Chuyên gia phong thủy Linh Quang nhận định, ngày ông Công ông Táo năm nay trùng ngày cuối tuần thứ 7 nên có thể đa số gia đình sẽ chọn cúng đúng ngày. Các gia đình có thể tham khảo những khoảng thời gian sau:

- Ngày 20/12 âm lịch: giờ hoàng đạo thuận tiện để làm là 7-9h; 13-15h.

- Ngày 21/12 âm lịch: giờ hoàng đạo thuận tiện để làm là 15-17h; 17- 19h.

- Ngày 22/12 âm lịch: giờ hoàng đạo thuận tiện để làm là 9-11h; 15-17h.

- Ngày 23/12 âm lịch: giờ hoàng đạo thuận tiện để làm là 7-9h; 9-11h; 13-15h.

Khi cúng, gia chủ cần ăn mặc lịch sự. Trang phục nam nữ là quần dài, áo đẹp sáng màu, không hở và thành tâm lễ bái khấn nguyện với ngôn từ chuẩn mực. Muốn khấn cúng bài bản và đỡ rối, quên, gia chủ nên in sẵn bài cúng cầm tay đọc. Hoặc gia chủ cũng có thể khấn nôm theo tâm niệm mong cầu cá nhân.

Ngoài ra, sau lễ cúng tiễn ông Công ông Táo lên trời cũng nên có phần cúng rước về. Theo phong tục dân gian, thường vào ngày 30 tháng Chạp sẽ cúng rước ông Táo về nhà. Những năm không có ngày 30 thì sẽ cúng vào ngày 29 tháng Chạp.

Tuy nhiên, ở một số vùng miền như một vài tỉnh miền Trung lại thường làm lễ rước vào mùng 7 tháng Giêng, cùng lễ tạ năm mới.

Việc cúng rước ông Táo về nhà được thực hiện từ 23h00 - 23h45 đêm giao thừa. Lễ vật cúng rước ông Táo cũng tương tự lễ vật cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp.

cúng ông Táo vào mấy giờ là tốt nhất?

Theo phong tục cổ truyền, lễ cúng ông Công ông Táo thường được cúng vào giờ Ngọ [11 giờ - 13 giờ] ngày 23 tháng Chạp. Đây được coi là giờ linh thiêng, thích hợp nhất để cúng ông Công, ông Táo.

Tiễn ông Công ông Táo trước mấy giờ?

Nhiều gia đình quan niệm, thả cá tiễn ông Công ông Táo về chầu trời phải được thực hiện trước 12 giờ trưa. Theo tục lệ dân gian, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình để báo cáo lại tất cả việc làm của con người trong một năm.

Rước ông Táo ngày nào năm 2023?

Cúng ông Công ông Táo là phong tục truyền thống của người Việt. Hàng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, mỗi gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời. Năm nay, ngày ông Công ông Táo nhằm ngày thứ Bảy, 14/1/2023 dương lịch.

Cúng ông Công ông Táo ở đâu là tốt nhất?

Trong văn hóa của người Việt, ông Công là thần thổ công cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà. Ông Táo là vị thần trông coi việc bếp núc, vì vậy lễ cúng cần được tiến hành ở dưới bếp.

Chủ Đề