Cua rốc ốc mòn là gì

Trong cuộc sống hàng ngày, ốc vít được sử dụng rất nhiều trên hầu hết các thiết bị. Việc ốc vít bị toét đầu do quá trình sử dụng là rất quen thuộc với những người thợ làm mộc và sửa chữa… Bạn đang băn khoăn không biết làm thế nào để tháo chúng ra?

Đừng lo! Trong bài viết dưới đây, Kim Thành Đông sẽ chia sẻ đến các bạn mẹo mở ốc vít khi bị mòn, toét đầu. Cùng theo dõi các bạn nhé.

Trường hợp con ốc vít lồi lên trên

1. Dùng cao su chêm vào khi vặn

Đối với những con ốc vít to bị lờn, bạn có thể chêm cao su vào khi vặn ốc để tăng độ ma sát, giúp tháo ốc vít dễ dàng hơn.

2. Dùng dũa

Mấy con ốc vít có đầu ốc lồi lên trên bề mặt thì dùng dũa, dũa cho nó mòn hết cái mũ ốc đi là được [tầm 5p là xong].

3. Dùng đục

Đối với loại ốc lớn, bạn có thể dùng đục hoặc cưa cầm tay để tạo rãnh ngang càng sâu càng tốt. Đối với loại ốc vít nhỏ, bạn có thể dùng cưa mini cưa một đường ngang thành ốc hai cạnh rồi lấy tua vít 2 cạnh xoáy ra.

4. Dùng mỏ hàn dí vào con ốc

Nếu ốc vít vặn xuống vỏ nhựa, bạn dùng mỏ hàn dí vào con ốc lắc lắc thấy nó nhúc nhích thì lấy kiềm cắt móng tay [kiềm nghĩa] bóp chặt rồi vặn từ từ ra.

Trường hợp con ốc chìm, nằm sâu hoặc bị cản trở

1. Sử dụng mũi khoan nhỏ

Bạn có thể lấy mũi khoan nhỏ khoan xuyên cho rời mũ ốc, rồi nhấc ra tháo phần thân ren ra sau. Nếu bạn không có dụng cụ hoặc không chắc chắn khi thực hiện, có thể gọi dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp hoặc đem ra các cửa hàng sửa chữa cho chắc ăn.

2. Sử dụng lò xo bút bi

Bạn vặn thẳng một đầu lò xo, sau đó chêm đầu thẳng vào một gờ lõm đầu tua vít và nhét vào ốc, sau đó vặn ốc như bình thường nhé. Bạn có thể thay thế lò xo bút bi bằn

g lò xo loại khác hoặc dây thép có kích cỡ [tiết diện] tương tự.

Khi vặn ốc vào nên vặn từ từ, nếu thấy hơi bắt đầu chật thì nên cẩn thận, đừng làm nhanh quá, trượt tay có thể làm mòn cạnh ốc bất cứ lúc nào.

3. Dùng keo con voi dính ốc với tua vít

Nếu con ốc của bạn nhỏ thì thử lấy keo dán [loại 502] nhúng đầu tua vít của bạn vào keo rồi đưa nó vào đầu con ốc [cố gắng cho tiếp xúc càng nhiều càng tốt], lưu ý đừng để keo chảy xuống ren, vì vậy bạn nên dốc ngược máy lên để keo chảy xuống phía tua vít. Ngồi thổi cho khô rùi vặn nó ra xem sao. Lưu ý nếu không còn cách nào khác thì mới sử dụng đến cách mở vít này bạn nhé.

Trên đây là một số cách tháo ốc vít  khi bị toét đầu. Hy vọng với những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề của mình.

Kim Thành Đông - Nhà cung cấp chuyên nghiệp các thiết bị công nghiệp, phụ tùng máy móc, dụng cụ cắt, gọt, dụng cụ cơ khí được sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài. Sản phẩm chúng tôi cung cấp phục vụ cho nhiều lĩnh vực công nghiệp như xăng dầu, đóng tàu, thép, gia công cơ khí, hóa chất, điện, thực phẩm

Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Website: www.kimthanhdong.vn

Email:

ĐT: 0914897227 [call/zalo]

“Chào chuyên gia, em mới sinh thường được hơn 2 tháng, gần 3 tháng. Trộm vía, 2 mẹ con đều khỏe mạnh. Có rất nhiều món ăn mẹ chồng em bắt kiêng. Đặc biệt là hải sản vì mẹ bảo tôm, cua, cá rất dễ gây lạnh bụng sẽ khiến bé bị tiêu chảy,… Trong khi đó em là đứa rất thích cua, các món ăn liên quan đến cua đều bị “nghiện”, đặc biệt là cua biển. Chuyên gia có thể cho em hỏi sau khi sinh 2, 3 tháng ăn cua biển được không?
Rất mong sớm nhận được sự tư vấn cụ thể từ chuyên gia!
Em cảm ơn!”

Chào bạn! Cảm ơn bạn vì đã tin tưởng Mabio để gửi câu hỏi về cho chúng tôi giải đáp. Sau đây là giải đáp về thắc mắc của bạn với chúng tôi:

Mẹ chồng bạn nghiêm khắc trong việc kiêng cữ sau khi sinh là rất tốt. Trong tháng đầu sau khi sinh, việc ăn uống cần để ý kỹ một chút, tránh trường hợp trẻ đi ngoài. Thế nhưng, không phải kiêng quá nhiều thứ vì nó sẽ không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho 2 mẹ con. 

Khi bạn sinh xong ngoài 2 tháng, gần 3 tháng thì việc kiêng cữ cũng nên nới lỏng để đảm bảo cơ thể đủ năng lượng và dưỡng chất nuôi bé. Hải sản không nguy hiểm với mẹ sau khi sinh như mọi người nghĩ nếu biết lựa chọn loại để ăn và thời gian phù hợp để bổ sung.

Có người thì cho rằng phụ nữ sau khi sinh không nên ăn cua nhưng có người lại cho rằng cua rất tốt cho sản phụ. Cả 2 ý kiến đều đúng vì cua có cua đồng và cua biển. Phụ nữ sau sinh không nên ăn cua đồng nhưng có thể ăn được cua biển.

Mặc dù cua đồng rất giàu dinh dưỡng nhưng lại không tốt với mẹ sau sinh. Bởi vì hệ tiêu hóa của các mẹ yếu, cua đồng có tính lạnh, lại hơi độc, có vị mặn nên không tốt cho hê tiêu hóa. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể cho con.

Ngược lại với cua đồng, cua biển có vị mặn ngọt, nhiều khoáng chất, sắt, kali, vitamin tốt cho mẹ và sự phát triển của bé. Ngoài ra, cua biển còn rất tốt cho tim mạch vì chứa omega3, magnesium, calcium,.. Vì thế, phụ nữ sau khi sinh 2, 3 tháng nên ăn cua biển. Chúng có tác dụng bổ máu, giải nhiệt, giúp nhanh hồi phục thể trạng yếu của các mẹ sau sinh.

Phụ nữ sau khi sinh 2, 3 tháng nên ăn cua biển không nên ăn cua đồng

Như vậy, bạn Lê.T.T.H đã trả lời được câu hỏi sau khi sinh 2, 3 tháng ăn được cua biển không rồi nhỉ?

Các món ăn bổ dưỡng chế biến từ cua biển cho mẹ sau khi sinh

Cua biển có rất nhiều cách chế biến ngon bổ, hấp dẫn. Vì thế, các mẹ sau khi sinh 2, 3 tháng ăn được cua biển nên tận dụng một trong số các món ăn sau:

Súp cua biển

Món ăn vừa dễ ăn, vừa bổ dưỡng, cung cấp nhiều canxi, lại có màu sắc thu hút. Không chỉ nguyên thịt cua mà còn có cả các loại đậu, rau củ, hạt đi kèm.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 bát thịt cua, 1 bát thịt tôm nõn, 1 bát ngô hạt, một chút đậu Hà Lan.
  • 1,5 lít nước dùng từ xương lợn hoặc gà.
  • Hòa 6 thìa bột năng với nước, 2 quả trứng đánh tan.
  • Ngò rí, hành lá, hạt nêm, hạt tiêu.

Cách thực hiện:

  • Đun sôi nồi nước dùng với lửa vừa. Sau đó, cho lần lượt thịt, tôm, cua, đậu Hà Lan, ngô hạt vào nấu chín, nêm gia vị vừa miệng.
  • Sau khi gia vị chín, đổ nước bột năng vào nồi rồi hòa đều tạo độ sánh. Đun sôi ít phút cho bột chín.
  • Hạ lửa nhỏ rồi rót từ từ trứng đánh tan vào nồi, vừa rót vừa khuấy cho đến khi hết trứng, đun sôi thêm chút rồi tắt bếp.
  • Sau khi tắt bếp cho ra bát cho ngò rí, hành lá thái nhỏ, ăn nóng luôn.
Súp cua là món ăn giàu dinh dưỡng cho mẹ sau khi sinh thích ăn cua biển

Miến xào cua biển

Phụ nữ sau khi sinh 2, 3 tháng ăn cua biển thì không thể bỏ qua món miến xào thịt cua biển bởi đây là món ăn ngon, bổ dưỡng có thể ăn thay cơm.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 con cua biển
  • Miến vừa đủ ăn
  • Giá đỗ
  • Dưa chuột ăn kèm
  • Nấm hương, hành tây, rau thơm, rau mùi.

Cách thực hiện:

  • Sau khi rửa cua sạch sẽ, bạn cho vào nồi luộc hoặc hấp. Giữ lại nước hấp đó .
  • Cua chín gỡ thịt cua ra để riêng.
  • Nấm hương rửa qua nước rồi ngâm nở, rửa sạch, bỏ chân và thái chỉ.
  • Phi thơm hành khô, cho bát thịt cua và nấm vào xào. Đổ ra đĩa. Cho tiếp miến vào xào vì miến nở nhanh nên để miến chín mềm bạn cho một chút nước luộc cua vào.
  • Sau đó, cho tiếp hành tây và giá đỗ vào xào. Khi hành và giá chín thì đổ bát thịt cua đã xào vào đảo đều, tắt bếp, ăn nóng.
  • Có thể ăn kèm dưa chuột, rau thơm, rau mùi,…
Sau khi sinh ăn món miến xào cua biển cũng rất tốt cho mẹ và bé

Bạn Lê.T.T.Hà cũng như các mẹ khác có thể tham khảo thêm các món mà phụ nữ sau khi sinh nên ăn:

  • 7 lý do phụ nữ sau khi sinh nên ăn giá đỗ để bổ mẹ, tốt con
  • Sau sinh ăn quả cà chua: LỢI SỮA bé – ĐẸP DÁNG và DA cho mẹ!
  • Sau sinh ăn quả chuối được không? 3 loại chuối mẹ không nên bỏ qua

Một số lưu ý cho mẹ sau sinh khi ăn cua biển

Cua biển giàu dinh dưỡng, không chỉ tốt cho mẹ sau sinh mà còn giúp trẻ phát triển não bộ khỏe mạnh. Tuy nhiên, sau sinh ăn cua biển cần phải lưu ý một số điều sau:

  • Phụ nữ sau khi sinh không nên ăn cua biển không được tươi sống hoặc đã chết. Bởi vì chúng tiết ra nhiều chất histidine khiến mẹ dễ bị ngộ độc, đau bụng, nôn mửa. Cua để chết lâu thì hàm lượng histidine càng cao, nguy cơ ngộ độc nhiều hơn.
  • Không nên ăn cua biển để lâu hoặc để qua đêm vì các món ăn từ cua rất dễ ôi thiu.
  • Khi ăn cua biển, các mẹ tránh kết hợp với một số thực phẩm như rau kinh giới, quả hồng, nước trà để tránh ngộ độc.
  • Không ăn gỏi cua vì trong cua có chứa rất nhiều sán và kí sinh trùng. Nếu ăn phải đồ cua chưa chín hoặc sống sẽ khiến chúng xâm nhập vào các cơ quan khác.

Để có được chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng thì các mẹ nên kiêng ít thôi, ăn nhiều lên và chia thành nhiều bữa. Việc hấp thu chất dinh dưỡng là rất quan trọng để con cũng có thể hấp thu qua sữa mẹ.

Có nhiều mẹ cảm giác bầu ngực căng sữa nhưng không đủ sữa cho con bú; cũng có mẹ con bú đủ cữ nhưng con vẫn không lên cân là mấy. Đó có thể là do ảnh hưởng của việc hấp thu chất dinh dưỡng trong cơ thể mẹ không hiệu quả.

Để cải thiện tình trạng đó, các mẹ cần tìm hiểu đến các sản phẩm lợi sữa có tác dụng chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể mẹ vào sữa cho con bú. Viên uống lợi sữa Mabio với các thảo dược quý hiếm giúp tăng hấp thu, tăng chuyển hóa dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào sữa. Sữa mẹ sẽ thơm, đặc, sánh hơn. Ngoài ra, sản phẩm Mabio còn giúp phụ nữ sau khi sinh nhanh hồi phục thể trạng và ngủ ngon giấc hơn.

Viên uống lợi sữa Mabio giúp chuyển hóa và hấp thu chất dinh dưỡng trong cơ thể tốt nhất

Hãy giúp thực đơn của mình đa dạng mỗi ngày, không nên vì thích ăn cái này mà ăn mãi còn bỏ sót các thực phẩm khác. Chúc bạn Lê.T.T.H nói riêng và các mẹ sau khi sinh nói riêng có một sức khỏe tốt.

Nguồn: Mabio.vn

Chủ Đề