Coông văn gia hạn máy móc tạm nhập tái xuất năm 2024

[LSVN] - Vừa qua, Tổng cục Hải quan đã có Công văn 6087/TCHQ-GSQL ngày 24/11/2023 về việc thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất.

Ảnh minh họa.

Văn bản nêu rõ, thời gian qua, Tổng cục Hải quan nhận được phản ánh vướng mắc của một số doanh nghiệp liên quan đến thủ tục hải quan đối với hàng hóa do doanh nghiệp Việt Nam thuê, mượn từ doanh nghiệp nước ngoài hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất nhưng được doanh nghiệp nước ngoài chỉ định giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

Liên quan đến vấn đề này, Tổng cục Hải quan cho biết, khoản 1 Điều 15 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định: “Trừ trường hợp hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được tạm nhập hàng hóa vào Việt Nam theo hợp đồng ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam”.

Thủ tục hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công xây dựng, lắp đặt công trình thực hiện dự án, thử nghiệm thực hiện theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ không có trường hợp tạm nhập tái xuất theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.

Căn cứ các quy định dẫn trên, thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu do doanh nghiệp Việt Nam thuê, mượn từ nước ngoài để sản xuất, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm, đã tạm nhập vào Việt Nam, khi hết thời hạn thuê mượn thì phải tái xuất trả cho thương nhân nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP. Không áp dụng thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ trong trường hợp thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng hóa tạm nhập tái xuất tại Việt Nam cho doanh nghiệp Việt Nam khác.

Thời gian qua, Tổng cục Hải quan nhận được phản ánh vướng mắc của một số doanh nghiệp liên quan đến thủ tục hải quan đối với hàng hóa do doanh nghiệp Việt Nam thuê, mượn từ doanh nghiệp nước ngoài hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất nhưng được doanh nghiệp nước ngoài chỉ định giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam. Về việc này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định: “Trừ trường hợp hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được tạm nhập hàng hóa vào Việt Nam theo hợp đồng ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam”.

Thủ tục hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công xây dựng, lắp đặt công trình thực hiện dự án, thử nghiệm thực hiện theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ không có trường hợp tạm nhập tái xuất theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.

Căn cứ các quy định dẫn trên, thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu do doanh nghiệp Việt Nam thuê, mượn từ nước ngoài để sản xuất, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm, đã tạm nhập vào Việt Nam, khi hết thời hạn thuê mượn thì phải tái xuất trả cho thương nhân nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP. Không áp dụng thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ trong trường hợp thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng hóa tạm nhập tái xuất tại Việt Nam cho doanh nghiệp Việt Nam khác.

Công văn này thay thế các công văn hướng dẫn trước đây về cùng nội dung này. Tổng cục Hải quan thông báo để các đơn vị biết, thực hiện./.

Theo quy định hiện hành thì thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập sẽ phụ thuộc vào đối tượng hàng hóa và mục đích của việc tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập; để nắm chi tiết thời hạn của từng trường hợp thì mọi người có thể theo dõi tại bảng dưới đây.

Đối tượng hàng hóa

Thời gian gia hạn tạm nhập, tạm xuất

Căn cứ pháp lý

Hàng hóa trưng bày giới thiệu

Hàng hoá tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu phải tái xuất khẩu sau khi kết thúc việc trưng bày, giới thiệu nhưng không quá sáu tháng, kể từ ngày tạm nhập khẩu

Khoản 2 Điều 122 Luật Thương mại 2005

Hàng hóa dịch vụ trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam

Hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải được tái xuất khẩu trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại.

Khoản 3 Điều 134 Luật Thương mại 2005

Hàng hóa phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác mà không phải kinh doanh tạm nhập, tái xuất

Thời hạn TN-TX, TX-TN thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập.

Khoản 3 Điều 41, Khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý ngoại thương 2017

Phương tiện quay vòng

Thời hạn theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với chi cục hải quan nơi làm thủ tục. Trường hợp thương nhân với bên đối tác thỏa thuận kéo dài thời hạn tạm nhập, tạm xuất thì trước khi hết thời hạn đã đăng ký, người khai hải quan có văn bản thông báo và nộp kèm văn bản thỏa thuận gia hạn tạm nhập, tạm xuất cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục.

Khoản 2 Điều 49 Nghị định 08/2015/NĐ-CP

Thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm

Thời hạn theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với chi cục hải quan nơi làm thủ tục. Trường hợp thương nhân với bên đối tác thỏa thuận kéo dài thời hạn tạm nhập, tạm xuất thì trước khi hết thời hạn đã đăng ký, người khai hải quan có văn bản thông báo và nộp kèm văn bản thỏa thuận gia hạn tạm nhập, tạm xuất cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục.

Điều 49 Nghị định 08/2015/NĐ-CP

Tàu biển, tàu bay tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để sửa chữa, bảo dưỡng

Thời hạn TN - TX thực hiện theo hợp đồng cung ứng dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển, tàu bay với bên đối tác nước ngoài và đăng ký với chi cục hải quan cửa khảau

Điều 51 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi tại Khoản 24 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP

Hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm

Hàng hóa tạm nhập khẩu để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm tại Việt Nam phải được tái xuất khẩu trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm đã đăng ký với cơ quan hải quan;

Thời hạn tạm xuất khẩu hàng hóa để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài là một năm, kể từ ngày hàng hóa được tạm xuất khẩu; nếu quá thời hạn nêu trên mà chưa được tái nhập khẩu thì hàng hóa đó phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam

Điều 53 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi tại Khoản 26 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP

Hàng hóa TN - TX, TX - TN để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định như hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể thao, sự kiện văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác

Thời hạn tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập phải đăng ký với cơ quan hải quan.

Điều 54 Nghị định 08/2015/NĐ-CP

Hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế

Thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với Chi cục Hải quan khi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất.

Chủ Đề