Công việc test game online có lừa đảo không

Game tester chắc chắn là một trong những nghề được nhiều anh em game thủ muốn làm nhất. Nó như là một công việc trong mơ nơi bạn chỉ cần chơi game suốt ngày và tiền sẽ tự chảy đến. Tuy nhiên đời không như là mơ đâu anh em ạ, cuộc sống của một game tester không màu hồng như bạn vẫn nghĩ đâu. Nếu anh em đã từng mơ về những ngày dài bất tận thì sẽ vỡ mộng sau khi đọc bài viết dưới đây đấy.

*Bài viết này dựa trên một bài phỏng vấn một game tester chuyên nghiệp ở Mỹ, có nickname là LowerCalibur với 10 năm kinh nghiệm và từng làm việc cho hơn 30 dự án game, hy vọng có thể mang đến một cái nhìn chân thực hơn về ngành này cho anh em.

Họ không chơi game, họ “soi” game cơ

Họ là tester chứ không phải player anh em ạ, công việc của họ chủ yếu là test chứ không phải ngồi chơi cả ngày như nhiều người vẫn nghĩ. Ho phải làm cho game bị lỗi bằng bất cứ cách nào có thể và báo cáo lại lỗi đó cho các nhóm lập trình, thiết kế và đồ họa bên nhà phát triển. Và nó thực sự nhàm chán hơn là bạn nghĩ đấy. Các tester luôn bù đầu bù cổ với công việc, họ tiếp xúc nhiều với game nhưng không hề chơi game theo cách mà người bình thường chúng ta vẫn làm.

Ví dụ có một dạng test game gọi là “matrix testing” [thử nghiệm ma trận] thường dành cho mấy con game đối kháng. Các game tester phải chơi từng nhân vật để bem nhau với tất cả những những nhân vật khác, nó thực sự nhàm chán và mất thời gian. Chơi game đối khác thì anh em thường sẽ chỉ chơi nhân vật mình thích thôi, còn ở đây thì họ phải làm với tất cả rồi ghi chú hết lại. Lúc đó thì hết vui nổi rồi.

Sau đó thì họ còn rất thường xuyên phải test các tính năng của một tựa game, có nghĩa là làm tất cả mọi thứ mà một tính năng có thể làm và xác nhận nó hoạt động đúng như trong tài liệu thiết kế. Khi game có tính năng mới thì anh em sẽ có thêm trải nghiệm, còn đối với một game tester thì họ có thêm chuyện phải làm. Họ phải thử đi thử lại tính năng đó nhiều lần để đảm bảo nó không có vấn đề.

Họ cũng phải test xem các lỗi đã được báo cáo trước đó có được xử lý hay chưa. Họ có bản game thử nghiệm và một cơ sở dữ liệu theo dõi tình trạng các lỗi để làm chuyện đó. Nếu một lỗi được xác nhận đã sửa xong rồi và test thấy OK thì để sang một bên, lỗi nào chưa sửa hoặc sửa chưa triệt để thì họ sẽ note lại rồi gửi cho thanh niên nào đã xác nhận rằng mình đã sửa nó xong.

Anh em thấy đó, công việc của họ là test và soi lỗi game chứ không phải là chơi game. Nó giống như việc anh em chơi đồ chơi thấy vui, thấy hay là một chuyện, còn cái ông test độ bền, test tính năng của món đồ chơi đó thì lại là chuyện khác. Công việc hiện tại của mình cũng dính đến game khá nhiều nên mình nghĩ có thể đồng cảm với các game tester. Hồi đầu mới làm thì lúc nào cũng năng nổ, có card mới, có laptop mới là ngồi chơi game để test, nhưng mà sau đó thì nó cứ chán dần vì mình chơi để lấy số, chơi vì công việc chứ không phải để tìm kiếm niềm vui, rất gò bó và khó chịu. Sau này thì mình toàn kiếm mấy con game nào có benchmark để chạy lấy số cho nhanh, vừa chính xác vừa đỡ mất công. Muốn chơi game thì về nhà rồi chơi.

Ngoài việc test game ra thì các game tester cũng có các cuộc họp để tham dự, đống email cần gửi – trả lời, các lỗi để báo cáo và tất cả những công việc mà một nhân viên văn phòng bình thường đều phải làm. Chẳng qua là họ làm việc đó ở một công ty game thôi. Đương nhiên là họ vẫn có những giờ “test” tự do, nó thoải mái hơn những kiểu test thông thường một chút nhưng chiếm tỉ trọng rất ít trong thời gian họ làm việc.

Game mình thích thì không được chơi, còn game mình ghét thì vẫn phải test

Làm game tester đồng nghĩa với việc anh em phải test tất cả những tựa game được giao dù có thích nó hay là không. Đối với một con game AAA mà anh em cực kỳ thích, cực kỳ mong chờ thì có lẽ anh em sẽ hứng thú đấy, nhưng mà đừng có mơ được chơi thoải mái trước khi phát hành nhé. Công việc lúc này của anh em là phá game và soi lỗi. Tìm bug, tìm góc lag các thứ, và anh em được trả tiền cho việc đó chứ không phải cứ ngồi chơi game suốt ngày là tiền nó tự chảy đến đâu.

Đó là trường hợp được làm việc với tựa game mà anh em thích nhé, còn nếu là một tựa game mà anh em không thể nuốt nổi thì sao?

Ví dụ người ta yêu cầu anh em test một con game arcade dành cho trẻ em rỗng tuếch, nhí nhố vừa xấu vừa cũ. Lúc này thì dù có thích hay không thì các ông vẫn phải test cho đàng hoàng anh em ạ. 6 tháng hoặc lâu hơn cho một đợt test game bình thường đồng nghĩa với việc anh em sẽ phải sống chung với con game mình ghét trong khoảng thời gian đó. Nó đủ khó chịu để một game tester suy nghĩ đến việc đổi ngành đấy.

Chuyện nó sẽ còn tồi tệ hơn nữa khi có một dự án ngon hơn với một tựa game bạn thích diễn ra đồng thời. Đó sẽ là lúc mà bạn thấy mấy ông ồng nghiệp tận hưởng công việc với game mình thích, còn bản thân thì kẹt lại với con game chết tiệt này.

Áp lực công việc

Công việc nào cũng có áp lực của nó cả và game tester cũng vậy. 80 giờ làm việc mỗi tuần có thể xem là tiêu chuẩn trong những giai đoạn căng thẳng. Đáng buồn là mấy “giai đoạn căng thẳng” này diễn ra quá thường xuyên.

Lương bổng của một game tester cũng chỉ ở mức trung bình, 10 USD/ giờ ở Mỹ không phải là một mức lương đáng mong đợi. Đối với những người có kinh nghiệm thì có thể cao hơn 16 đến 18 USD gì đó, nhưng cũng không nhiều người được thuê với mức giá đó.

Tính chất công việc cũng không ổn định mà mang nặng tính thời vụ. Nếu một công ty thuê cả tấn nhà thầu thì họ cũng có thể chỉ giữ lại ai họ thích và cắt giảm bất kỳ ai mà họ thấy không cần nữa. Một ngày nào đó bạn có thể phạm một loạt các sai lầm ngay khi hợp đồng hết hạn thế là bùm, bạn thất nghiệp!

Làm tester thì đừng mong được trải nghiệm game một cách trọn vẹn

Cái này là chuyện đương nhiên, nó là thứ mà anh em phải đánh đổi khi làm nghề này. Anh em sẽ được giao một tựa game từ lúc nó chưa thành phẩm và lỗi um sùm cả lên, đến khi game ra mắt thì dù ban đầu anh em có thích nó cũng sẽ chẳng còn hứng thú nữa. Giống như một món ăn cực kỳ ngon nào đó, người thưởng thức thì thấy tuyệt vời nhưng ông đầu bếp nấu nó mỗi ngày sẽ chẳng còn thấy vậy nữa.

Trên đây là bài viết về những sự thật phũ phàng về nghề game tester, hy vọng có thể cho anh em một cái nhìn khách quan hơn về nghề này.

Link chi tiết bài phỏng vấn tham khảo tại đây

khongcanyeuai said:

Hay lại bọn tuyển người, phát acc cờ bạc online.
Chơi theo lệnh hô.
trước mình làm còn 30k/h cơ.

giờ đang chơi MU.
Bán ngọc.

Click to expand...

ko thấy nó bảo chơi game NFT cơ ạ. Nhưng cái này em nghĩ cũng mờ ám gì đấy, vì facebook zalo của bọn này toàn nik ảo.

  • Cảnh báo lừa đảo nhận tiền hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Trò lừa không mới

Trò lừa từ việc tìm CTV online đã xuất hiện từ trước đây rất lâu với đủ các loại hình khác nhau, thường gặp nhất đó là tuyển CTV bán quần áo, mỹ phẩm online. Nạn nhân bị nhắm tới là những người có thu nhập thấp, các bà mẹ không có thu nhập hay sinh viên có hoàn cảnh khó khăn muốn kiếm thêm tiền trang trải.

Những lời mời chào hấp dẫn thế này tràn lan trên mạng.

Để tìm con mồi, các đối tượng không ngần ngại đăng bài, chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, quảng cáo google với các từ khóa khá giống nhau đó là “tuyển CTV tuyến dưới đăng bài bán sản phẩm”, “không cần ôm hàng”, “không cần bỏ vốn”, “được phép trả hàng”… Một công việc khá dễ dàng và tưởng như ăn chắc.

Sau khi đăng ký tham gia, nạn nhân phải cung cấp đầy đủ số điện thoại, Facebook cá nhân sẽ đăng bài và địa chỉ nơi sinh sống. Với những người cảnh giác, chỉ nhận ảnh và bài viết có sẵn rồi đăng tải, sau đó để “công ty” tự chuyển hàng để ăn hoa hồng thì chỉ sau vài đơn hàng, họ sẽ bị “công ty” chặn Facebook và liệt vào con mồi không có tiềm năng.

Nhưng dường như đa phần nạn nhân của hình thức lừa đảo này đều bị mờ mắt trước cách kiếm tiền dễ dàng. Họ sẽ bị các đối tượng liên tục hỏi mua, thậm chí gợi ý đặt các đơn hàng lớn để tặng người thân, gia đình để thêm tin tưởng vào tiềm năng của hình thức kiếm tiền này. Khi đã để lòng tham lấn át lý trí, các nạn nhân sẽ đi vay mượn, xoay xở lấy vốn nhập hàng từ “công ty” để chuyển cho các đơn đã đặt sẵn từ trước đó.

Tuy nhiên, sau khi mất công đóng gói rồi gửi hàng đi, dĩ nhiên đơn hàng đó sẽ không có ai nhận và được trả về cho nạn nhân. Lúc này, nạn nhân sẽ lo sợ và liên lạc với “công ty” để trả hàng. Điều diễn ra tiếp theo đó khá dễ đoán, “công ty” này biến mất không một dấu vết, Facebook thì đã bị chặn và nạn nhân mới nhận ra mình đã bị lừa. Với hình thức này, nạn nhân có thể mất từ hàng triệu đồng cho đến hàng trăm triệu đồng tùy theo sự u mê và khả năng xoay xở tiền bạc của mình.

Bình mới rượu cũ

Sau nhiều năm sử dụng chiêu thức cũ đã bị nhìn rõ, các đối tượng lừa đảo đã bắt đầu xoay sang các hình thức lừa CTV online mới, đó là lợi dụng hình thức thuê người đặt hàng ảo để tăng lượng đơn hàng, nhận đánh giá tốt trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo…

Cụ thể, để có được nhiều đơn hàng bán thành công, nhiều đánh giá 5 sao và nhận vị trí tốt trong bảng bán hàng của sàn điện tử, một số cửa hàng đã sử dụng cách thuê người dùng nhiều tài khoản khác nhau để đặt đơn hàng. Họ sẽ mất tiền thuê và tiền ship với mục đích tăng số lượng đơn hàng thành công, tăng uy tín cho shop.

Một lời mời chào tuyển dụng có dấu hiệu lừa đảo.

Cách kiếm tiền này là có thật và khá đơn giản, cũng có nhiều công ty hoạt động theo hình thức này để hỗ trợ các shop đang kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, công việc này khá đơn giản nên cũng không quá thiếu người làm.

Theo chị N.P.A [Gia Lâm, Hà Nội] một người từng tham gia kiếm tiền nhờ hình thức này cho biết: “Cách thức đặt đơn hàng ảo đó là người đặt hàng sẽ chọn thanh toán trả trước và áp mã giảm giá của sản phẩm, sau đó vài giờ thì chuyển hình thức thanh toán sang COD – ship thu tiền hộ. Địa chỉ giao hàng sẽ được ghi theo yêu cầu của chủ shop. Như vậy chủ shop sẽ thanh toán đơn hàng đó cho mình và mình chỉ nhận % hoa hồng. Tuy nhiên % của công việc này rất thấp, vì chủ shop đã chịu chi phí trả cho sàn. Cách này thường được một số shop mới mở sử dụng để tăng tính cạnh tranh với các gian hàng đã hoạt động lâu”.

Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về cách thức hoạt động của nó. Đó cũng là kẽ hở mà các đối tượng lừa đảo lợi dụng để lừa tiền các nạn nhân, đặc biệt là với những người đang khó khăn, không có tiền trang trải khi bị thất nghiệp vì COVID-19.

Chị L.T.T [Việt Trì, Phú Thọ] cho biết, do cần tiền nên chị T. đã tìm được công việc này trên Facebook. Khi liên lạc với người tuyển dụng qua mạng xã hội, các đối tượng cũng giải thích cho chị T. về cách hoạt động của hình thức đặt đơn ảo này. Tìm hiểu qua Internet, thấy hình thức này có thật nên chị T. yên tâm đăng ký tham gia với mức hoa hồng được hứa hẹn lên tới 10% sản phẩm.

“Họ nói rằng sau khi đặt hàng và thanh toán thì chụp hóa đơn gửi lại, họ sẽ hoàn tiền và trả thêm cho mình tiền hoa hồng. Do lần đầu thử kiếm tiền kiểu này nên tôi cũng chỉ đặt một đơn nhỏ, sau khi thanh toán xong thì không liên lạc được với người tuyển dụng nữa. Do chỉ thử tham gia để xem có kiếm được tiền thật không nên tôi cũng không mất nhiều tiền lắm, vì thế mà cũng cho qua, không làm lớn chuyện”, chị T. cho biết.

Các tin nhắn tuyển dụng có dấu hiệu lừa đảo được gửi đến điện thoại nạn nhân, mạo danh cả sàn thương mại điện tử.

Mới đây, thủ đoạn mới xuất hiện này cũng được Công an TP Hà Nội cảnh báo. Sau khi chỉ rõ hình thức lừa đảo và nạn nhân các đối tượng nhắm đến, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân nêu cao tinh thần cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo mới này.

Khi làm cộng tác viên cho các công ty, doanh nghiệp, đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ, người dân cần kiểm tra rõ các thông tin về hàng hóa và đơn vị cung cấp thông qua nhiều nguồn khác nhau để kiểm chứng tính chính xác.

Khi phát hiện ra trường hợp lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an để nhanh chóng xác minh, ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.

Vẫn có thể bị khởi tố

Theo Luật sư Đặng Văn Cường [Trưởng Văn phòng luật sư Chính pháp, Đoàn luật sư Hà Nội], trước diễn biến dịch bệnh phức tạp, đời sống của nhiều người gặp khó khăn, nhiều người muốn kiếm việc làm thêm online nên các đối tượng xấu cũng lợi dụng điều đó để thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Nhiều đối tượng cho rằng lừa đảo người khác số tiền dưới 2.000.000 đồng sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do nhận thức hạn chế như vậy nên các đối tượng càng củng cố niềm tin để thực hiện nhiều hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền dưới 2.000.000 đồng đối với một nạn nhân.

Luật sư Đặng Văn Cường.

Tuy nhiên hành vi được xác định là "ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội" hoặc "đã bị phạt hành chính mà còn vi phạm" thì dù lừa đảo người khác tài sản dưới 2.000.000 đồng thì vẫn bị xử lý hình sự.

Cụ thể theo Khoản 1 - Điều 174 - BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Như vậy, trong trường hợp nêu trên nếu cơ quan chức năng có căn cứ cho thấy đối tượng đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người, gây bức xúc trong dư luận, hành vi sẽ được xác định là ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội nên dù mỗi nạn nhân bị mất chưa đến 2.000.000 đồng thì vẫn có thể khởi tố vụ án hình sự để xử lý các đối tượng này theo quy định của pháp luật.

Luật sư Đặng Văn Cường cũng cho rằng, trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp thì hoạt động lừa đảo trên không gian mạng ngày càng phát triển nhanh chóng hơn. Bởi vậy các cơ quan chức năng cần tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho công dân, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công dân khi tham gia hoạt động trong môi trường mạng, đồng thời kịp thời phát hiện xử lý nghiêm minh các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng để đảm bảo an ninh, an toàn mạng, đảm bảo môi trường lành mạnh cho các hoạt động dân sự, kinh tế, xã hội.

M. Trí

Video liên quan

Chủ Đề