Công văn bộ y tế về đào tạo định hướng năm 2024

Bộ Y tế đã có công văn số 3928/BYT-K2ĐT ngày 09/7/2019 về việc đề nghị các cơ sở đào tạo không thực hiện các khóa đào tạo định hướng chuyên khoa. Sau đó, Bộ Y tế có nhận được phản hồi từ một số cơ sở đào tạo về việc đề nghị hướng dẫn cụ thể về đào tạo để cấp chứng chỉ theo nhu cầu của các cán bộ y tế. Để đảm bảo chất lượng của các khóa đào tạo cấp chứng chỉ nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, trong đó có các khóa đào tạo chuyên khoa định hướng mà cơ sở đào tạo đã tuyển sinh trước ngày 09/7/2019, Bộ Y tế đề nghị các cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ cần nghiêm túc thực hiện đào tạo cấp chứng chỉ theo các quy định của Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 về Hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế, chú trọng một số điểm cụ thể như sau:

1. Các khóa đào tạo cấp chứng chỉ, chỉ được triển khai khi có đủ chương trình, tài liệu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đủ giảng viên, cán bộ quản lý, thiết bị dạy-học đáp ứng yêu cầu của chương trình và báo cáo kế hoạch cho cơ quan thẩm quyền.

2. Chương trình đào tạo các khóa đào tạo cấp chứng chỉ được xây dựng phải bao gồm 10 nội dung: 1] Tên khóa học; 2] Mục tiêu khóa học [kiến thức, thái độ, kỹ năng]; 3] Đối tượng, yêu cầu đầu vào đối với học viên; 4] Chương trình chi tiết [cụ thể đến tên bài, tiết học, chỉ tiêu tay nghề]; 5] Tên tài liệu dạy-học chính thức và tài liệu tham khảo; 6] Phương pháp dạy-học; 7] Tiêu chuẩn giảng viên và trợ giảng; 8] Thiết bị học liệu cho khóa học [kể cả thực hành lâm sàng]; 9] Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình; 10] Đánh giá và cấp chứng chỉ đào tạo.

3. Giảng viên đào tạo cấp chứng chỉ cần đạt tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp lĩnh vực giảng dạy và được đào tạo về Phương pháp dạy-học y học theo quy định của Bộ Y tế.

4. Việc cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo đề nghị các cơ sở đào tạo không ghi tên khóa đào tạo là định hướng chuyên khoa [chuyên khoa định hướng, chuyên khoa sơ bộ], mà ghi tên khóa đào tạo theo đúng tên chương trình đào tạo đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thời gian đào tạo.

Đề nghị Thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo nhân lực y tế theo đúng các quy định hiện hành và chịu trách nhiệm về chất lượng của các khóa đào tạo. Suckhoedoisong.vn - Bộ Y tế vừa có công văn gửi 3928/BYT -K2ĐT gửi Sở Y tế, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, cơ sở giáo dục đại học khối ngành sức khoẻ về việc không thực hiện đào tạo định hướng chuyên khoa.

Đào tạo định hướng chuyên khoa không được kiểm soát về chất lượng

Đào tạo chuyên khoa – đặc thù trong lĩnh vực sức khỏe được tổ chức thực hiện tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế bậc đại học từ năm 1974 theo mô hình đào tạo bác sĩ chuyên khoa của Pháp.

Theo Bộ Y tế, việc đào tạo đinh hướng này đã được Bộ Y tế đã xấy dựng các qui định về tổ chức chương trình đào tạo chuyên khoa cấp I, II bác sĩ nội trú. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo nhân lực y tế còn tổ chức các khóa đào tạo định hướng chuyên khoa hay gọi nôm na là chuyên khoa sơ bộ, cấp chứng chỉ cho các bác sĩ bắt đầu định hướng vào một chuyên khoa cụ thể ở một mức độ nhất định để tham gia công tác khám chữa bệnh chưa đòi hỏi chuyên môn chuyên sâu với thời gian đào tạo từ 6 -12 tháng. Bởi, trong giai đoạn này đất nước vừa trải qua hai cuộc chiến tranh, đang rất khó khăn nên bác sĩ mới tốt nghiệp được đào tạo định hướng chuyên khoa trước khi hành nghề khám chữa bệnh đã đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng như các cơ sở khám chữa bệnh ở thời điểm đó.

Tuy nhiên, Bộ Y tế khẳng định hiện không có văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền quy định về đào tạo định hướng chuyên khoa. Việc đào tạo định hướng chuyên khoa hầu hết do các Trường Đại học Y dược, các bệnh viện tự tổ chức để đáp ứng nhu cầu người học, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Chương trình của các khoá này đều do các đơn vị trên tự xây dựng, thẩm định, ban hành và tổ chức đào tạo.

"Việc đào tạo định hướng chuyên khoa hiện nay không được kiểm soát về chất lượng của cơ sở đào tạo, người giảng dạy, chương trình đào tạo và chưa có chuẩn năng lực chung để bảo đảm chất lượng đào tạo" - Bộ Y tế cho biết.

Đào tạo bác sĩ tại BV Nhi trung ương

Cấp chứng chỉ,chứng nhận sai đối tượng gây khó khăn trong cấp chứng chỉ hành nghề

Cũng theo Bộ Y tế, thời gian gần đây, Bộ nhận được phản hồi từ một số Sở Y tế, Hội nghề nghiệp về việc cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ, chứng nhận sai đối tượng học, không đúng quy định gây khó khăn trong cấp chứng chỉ hành nghề trong khám chữa bệnh, ảnh hưởng chất lượng nguồn nhân lực.

Cuối tháng 3/2019, Bộ Y tế đã có công văn chấn chỉnh việc cấp bổ sung, thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn, trong đó đề nghị các sở y tế, các vụ/cục chức năng thuộc Bộ, trong thời gian chờ ban hành văn bản quy định về việc đào tạo để cấp bổ sung, thay thế phạm vi hoạt động chuyên môn, tạm dừng việc cho phép bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn khám, chữa bệnh.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết hiện Bộ Y tế đang được giao xây dựng Nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực sức khoẻ, đã trình Chính phủ xem xét ban hành. Trong đó, có quy định về đào tạo chuyên sâu để cấp chứng chỉ đào tạo chuyên khoa sâu đối với khóa đào tạo có khối lượng học tập tối thiểu từ 15 tín chỉ tương đương tối thiểu 6 tháng học tập trung, quy định yêu cầu đối với cơ sở đào tạo , giáo viên giảng dậy chuyên sâu…

Trong đó, có quy định về đào tạo chuyên sâu để cấp chứng chỉ đào tạo chuyên khoa sâu đối với khoá đào tạo có khối lượng học tập tối thiểu từ 15 tín chỉ, tương đương 6 tháng tập trung, quy định các yêu cầu đối với cơ sở đào tạo, người giảng dạy chuyên sâu, chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ để bảo đảm chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới đào tạo nhân lực y tế theo hướng hội nhập quốc tế.

Do đó, Bộ Y tế đề nghị các cơ sở đào tạo không thực hiện các khoá đào tạo định hướng chuyên khoa.

Hiện Bộ Y tế đã xây dựng quy định về tổ chức chương trình đào tạo chuyên khoa cấp 1, chuyên khoa cấp 2, bác sĩ nội trú.

Trong đó, bác sĩ nội trú là chương trình đào tạo đặc biệt dành cho bác sĩ mới ra trường, dưới 27 tuổi, tốt nghiệp loại khá trở lên mới đủ điều kiện thi. Ngoài ra, chỉ có sinh viên y khoa chính quy mới được dự thi bác sĩ nội trú và chỉ được thi duy nhất một lần trong đời.

Hoàn tất chương trình học nội trú kéo dài 3 năm, bác sĩ nội trú được cấp 3 bằng: Bằng bác sĩ chuyên khoa 1, bằng thạc sĩ y khoa và bằng bác sĩ nội trú.

Chủ Đề