Công thức quy đổi hàm lượng thép

Hàm lượng cốt thép [ký thiệu µ] là tỉ lệ giữa diện tích tiết diện cốt thép và diện tích tiết diện bê tông.

Theo TCVN hàm lượng cốt thép được tính bằng  As / [b*ho] trong đó ho là chiều cao làm việc của tiết diện. Tuy nhiên trong đa số trường hợp xác định theo công thức này gây rắc rối đặc biệt là đối với trường hợp bố trí cốt thép theo chu vi. Do đó gần đúng có thể xác định bằng As / [b*h]

Chúng ta cần khống chế hàm lượng cốt thép của các cấu kiện trong khoảng µmin [hàm lượng cốt thép tối thiểu] và µmax [hàm lượng cốt thép tối đa]:

  • Khi tính ra được lượng cốt thép mà tương ứng với nó hàm lượng cốt thép bé hơn µmin thì chúng ta phải dùng lượng thép tương ứng với µmin để bố trí cho cấu kiện
  • Ngược lại nếu tính ra được lượng cốt thép mà tương ứng với nó hàm lượng cốt thép lớn hơn µmax thì chúng ta cần thực hiện các biện pháp [tăng tiết diện của cấu kiện, tăng cấp bền của bê tông và cốt thép v.v..] để giảm lượng cốt thép tính toán

Hàm lượng cốt thép giới hạn được quy định trong các tiêu chuẩn thiết kế:

  • Thiết kế kết cấu BTCT TCVN 5574:2018 mục 10.3.3.1
  • Thiết kế công trình chịu động đất TCVN 9386:2012, phụ thuộc loại cấu kiện và cấp dẻo sử dụng


B.2. Phương pháp quy đổi thép tương đương

B.2.1. Khi sử dụng các loại thép khác với thép theo TCVN [hoặc GOST của Nga] phải căn cứ vào các Tiêu chuẩn tương ứng của loại thép đó về yêu cầu sử dụng thép trong xây dựng. Khi đó, cần biết rõ các chỉ tiêu kỹ thuật chính nêu trong 5.2.1.1 [thành phần hóa học và phương pháp chế tạo đáp ứng với yêu cầu của thép dùng trong xây dựng; các chỉ tiêu về cường độ: giới hạn chảy, giới hạn bền và hệ số biến động của các giới hạn đó; mô đun đàn hồi, độ giãn dài cực hạn, độ dẻo; khả năng hàn được; sự thay đổi tính chất cơ học khi tăng giảm nhiệt độ đối với kết cấu chịu nhiệt độ cao hoặc thấp; giới hạn mỏi đối với kết cấu chịu tải trọng lặp…]. Ngoài ra, cần biết hình dáng tiết diện: loại tròn trơn hay vằn [có gờ], thép sợi hay cáp.

Để có thể quy đổi các loại thép về loại tương đương, các loại thép được phân thành 2 nhóm: nhóm có giới hạn chảy thực tế rõ ràng và nhóm có giới hạn chảy thực tế không rõ ràng. Đối với thép có giới hạn chảy thực tế không rõ ràng thì căn cứ vào giới hạn chảy quy ước được quy định trong các tiêu chuẩn tương ứng để làm căn cứ quy đổi.

B.2.2. Khi sử dụng các loại thép khác với thép theo TCVN [hoặc GOST của Nga], phải dựa trên giá trị giới hạn chảy thực tế [hoặc giới hạn chảy quy ước] để quy đổi về loại thép tương đương gần nhất nhưng thiên về an toàn.



B.3. Áp dụng các hệ số tính toán

B.3.1. Khi áp dụng các hệ số tính toán cho các loại thép không theo TCVN hoặc [GOST của Nga], cần lấy theo chỉ dẫn sau cho từng hệ số:

B.3.1.1. Hệ số độ tin cậy của cốt thép s

Khi tính toán theo các trạng thái giới hạn thứ nhất

Đối với các loại thép có giới hạn chảy và giá trị đó không lớn hơn 300 MPa: lấy s = 1,1;

Đối với các loại thép chỉ có giới hạn chảy quy ước và giá trị đó lớn hơn 600 MPa: lấy s = 1,2;

Đối với các loại thép có giới hạn chảy và giá trị đó nằm trong khoảng 300 đến 600 MPa: lấy s theo nội suy tuyến tính giữa hai giá trị 1,1 và 1,2.

Khi tính toán theo các trạng thái giới hạn thứ hai

Lấy s = 1,0.

B.3.1.2. Các hệ số điều kiện làm việc si

Khi tính toán theo các trạng thái giới hạn thứ nhất

a] Hệ số s3 được kể đến khi kết cấu chịu tải trọng lặp. Không cho phép áp dụng các giá trị s3 ghi trong Bảng 24 cho các loại cốt thép khác với các loại cốt thép trong bảng này. Trường hợp sử dụng các loại cốt thép khác cần biết giới hạn mỏi của chúng.

b] Hệ số s4 được kể đến khi kết cấu chịu tải trọng lặp và có liên kết hàn cốt thép.

c] Hệ số s6 được kể đến khi cốt thép cường độ cao [có giới hạn chảy quy ước] làm việc trong điều kiện cao hơn giới hạn chảy quy ước [xem 6.2.2.4]: để xác định s6 trong công thức [27], hệ số  được lấy như sau:

+ Đối với các loại thép cáp:  = 1,15;

+ Đối với các loại thép thanh có cường độ chịu kéo tiêu chuẩn bằng 590 MPa:  = 1,20;

+ Đối với các loại thép thanh có cường độ chịu kéo tiêu chuẩn bằng 800 MPa:  = 1,15;

+ Đối với các loại thép thanh có cường độ chịu kéo tiêu chuẩn lớn hơn 1000 MPa:  = 1,10;

+ Đối với các loại thép thanh có cường độ chịu kéo tiêu chuẩn nằm giữa các khoảng trên  lấy theo nội suy tuyến tính.

Khi mối nối hàn nằm ở vùng cấu kiện có mô men uốn vượt quá 0,9 M­­­max [Mmax là mô men tính toán lớn nhất], giá trị hệ số s6 đối với cốt thép có giới hạn chảy quy ước nhỏ hơn 800 MPa lấy không lớn hơn 1,1; đối với cốt thép có giới hạn chảy quy ước lớn hơn 1000 MPa lấy không lớn hơn 1,05; nếu giá trị giới hạn chảy nằm trong khoảng 800 MPa đến 1000 MPa thì lấy không lớn hơn giá trị  theo nội suy tuyến tính các giá trị tương ứng của giới hạn chảy quy ước.

d] Hệ số s7 lấy bằng 0,8 cho thép loại tròn trơn dùng làm cốt ngang cho cấu kiện làm từ bê tông nhẹ cấp B7,5 và thấp hơn [xem Bảng 15];

Khi tính toán theo các trạng thái giới hạn thứ hai

Cường độ tính toán của cốt thép khi tính toán theo các trạng thái giới hạn thứ hai R­s,ser đưa vào tính toán với hệ số điều kiện làm việc si = 1,0.

B.3.1.3. Giá trị sR

Trong công thức [25] giá trị sR được xác định tùy thuộc vào loại thép [có giới hạn chảy thực tế hoặc giới hạn chảy quy ước và loại thép dạng cáp]:

+ đối với các loại thép có giới hạn chảy thực tế [thép thanh và thép sợi thường]: sR = Rs - sp

+ đối với các loại thép có giới hạn chảy quy ước: sR = Rs + 400 - sp - sp [với loại thép sợi và cáp thì lấy sp = 0];

Khi sử dụng cả cốt thép căng và không căng thì sR xác định theo cốt thép căng. Khi sử dụng cốt thép căng có giới hạn bền khác nhau cho phép lấy giá trị sR lớn nhất trong các giá trị giới hạn bền đó.

B.3.1.4. Giá trị spi và  ở 6.2.2.19

Khi gây ứng lực trước cho các loại cốt thép thanh có giới hạn chảy quy ước bằng các phương pháp cơ học, cũng như phương pháp nhiệt điện tự động hoặc phương pháp cơ nhiệt điện tự động:

spi = 1500 - 1200 ≥ 0

 = 0,5 + 0,4 ≥ 0,8

Khi gây ứng lực trước cho các loại cốt thép thanh có giới hạn chảy quy ước bằng các phương pháp khác, cũng như gây ứng lực trước cho cốt thép sợi và cáp có giới hạn chảy quy ước bằng bất kỳ phương pháp nào, lấy giá trị spi = 0 và hệ số  = 0,8.

B.3.1.5. Giá trị r

Trong công thức [45] r lấy như sau:

+ Đối với cốt thép có giới hạn chảy thực tế: r­ = 1,0;

+ Đối với cốt thép có giới hạn chảy quy ước [gồm cả thép thanh, thép sợi, cáp]: r = 1,1.

B.3.1.6. Hệ số  và  trong công thức [55]

Hệ số  lấy bằng 25 đối với thanh cường độ cao có giới hạn chảy quy ước.

Giá trị  lấy không nhỏ hơn 1,0 và không lớn hơn 1,6.

B.3.1.7. Giá trị sc,u

Trong công thức [57] đối với các loại cốt thép có giới hạn chảy quy ước lớn hơn 800 MPa, sc,u lấy không lớn hơn 1200 MPa, khi giới hạn chảy quy ước nhỏ hơn 800 MPa sc,u lấy không lớn hơn 900 MPa.

B.3.1.8. Các hệ số b2, b3 và b4

Trong 6.2.2.3: Khi tính toán kết cấu sử dụng cốt thép dọc có giới hạn chảy quy ước, các hệ số b2, b3 cũng như b4 [6.2.3.4] cần phải nhân với hệ số 0,8.



B.4. Yêu cầu cấu tạo

B.4.1. Chiều dày lớp bê tông bảo vệ

B.4.1.1. Trong 8.3.4: Chiều dày lớp bê tông bảo vệ ở đầu mút các cấu kiện ứng lực trước dọc theo chiều dài đoạn truyền ứng suất [xem 5.2.2.5] cần được lấy không nhỏ hơn:

Đối với thép thanh [cường độ cao] có giới hạn chảy quy ước: 3d

Đối với cốt thép dạng cáp: 2d

[ở đây, d tính bằng milimét [mm]].

Ngoài ra, chiều dày lớp bê tông bảo vệ ở vùng nói trên cần phải không nhỏ hơn 40 mm đối với tất cả các loại cốt thép thanh và không nhỏ hơn 30 mm đối với cốt thép dạng cáp.

B.4.1.2. Trong 8.6.2: Trong các cấu kiện chịu uốn làm từ bê tông nhẹ sử dụng cốt thép tương đương với CIV, A-IV và thấp hơn, đường kính cốt thép dọc không được vượt quá:

Đối với bê tông có cấp độ bền chịu nén từ B12,5 trở xuống: 16 mm

Đối với bê tông có cấp độ bền chịu nén từ B15, B25: 25 mm

Đối với bê tông có cấp độ bền chịu nén từ B30 trở lên: 32 mm

Đối với cốt thép nhóm cao hơn, đường kính giới hạn của thanh cốt thép phải phù hợp với các quy định tương ứng hiện hành.



B.5. Quy định về hàn cốt thép

Khi hàn cốt thép phải tuân theo các yêu cầu về hàn cốt thép theo các tiêu chuẩn tương ứng với từng loại thép được chọn: kiểu hàn, phương pháp hàn…



B.6. Quy định về nối cốt thép

Phải tuân theo yêu cầu của phần 8 trong tiêu chuẩn này.


Phụ lục C

[Quy định]



Độ võng và chuyển vị của kết cấu

C.1. Phạm vi áp dụng

C.1.1. Phần này quy định các giá trị giới hạn về độ võng và chuyển vị của kết cấu chịu lực và bao che của nhà và công trình khi tính toán theo các trạng thái giới hạn thứ hai.

C.1.2. Những quy định trong phần này không áp dụng cho các công trình thủy công, giao thông, nhà máy điện nguyên tử cũng như cột của đường dây tải điện, các thiết bị phân phối ngoài trời và các ăng ten của các công trình thông tin liên lạc.

C.2. Chỉ dẫn chung

C.2.1. Khi tính toán các kết cấu xây dựng theo độ võng [độ vồng] hoặc chuyển vị cần phải thỏa mãn điều kiện:

f ≤ fu [C.1]

trong đó:

f là độ võng [độ vồng] hoặc chuyển vị của các bộ phận của kết cấu [hay toàn bộ kết cấu] được xác định có kể đến các yếu tố có ảnh hưởng đến các giá trị của chúng như trong C.7.1 đến C.7.3;

fu là độ võng [độ vồng] hoặc chuyển vị giới hạn được qui định trong phần này.

Việc tính toán cần được thực hiện xuất phát từ các yêu cầu sau:

a] Các yêu cầu về công nghệ [đảm bảo điều kiện sử dụng bình thường của các thiết bị công nghệ, các thiết bị nâng chuyển, các dụng cụ đo đạc và kiểm tra v.v…];

b] Các yêu cầu về cấu tạo [đảm bảo sự toàn vẹn của các kết cấu liền kề với nhau và các mối nối của chúng, đảm bảo độ nghiêng qui định];

c] Các yêu cầu về tâm sinh lý [ngăn ngừa các tác động có hại và cảm giác không thoải mái khi kết cấu dao động];

d] Các yêu cầu về thẩm mỹ và tâm lý [đảm bảo có ấn tượng tốt về hình dáng bên ngoài của kết cấu, loại trừ các cảm giác nguy hiểm].

Khi tính toán, mỗi yêu cầu trên cần được thỏa mãn riêng biệt không phụ thuộc lẫn nhau.

Các hạn chế về dao động của kết cấu cần được qui định theo những yêu cầu nêu trong C.7.4.

C.2.2. Tình huống tính toán trong đó cần xác định độ võng, chuyển vị và các tải trọng tương ứng với chúng, cũng như các yêu cầu liên quan đến độ vồng ban đầu cho trong C.7.5.

C.2.3. Độ võng giới hạn của các phần kết cấu mái và sàn được qui định theo các yêu cầu về công nghệ, cấu tạo và tâm sinh lý cần được tính từ trục uốn của cấu kiện tương ứng với trạng thái tại thời điểm đặt tải gây ra độ võng cần tính, còn theo các yêu cầu về thẩm mỹ và tâm lý được tính từ đường thẳng nối các gối tựa của cấu kiện [xem C.7.7].

C.2.4. Độ võng của các bộ phận kết cấu theo các yêu cầu thẩm mỹ và tâm lý không cần hạn chế nếu chúng bị khuất không nhìn thấy, hoặc không làm xấu đi hình dáng bên ngoài của kết cấu [ví dụ: kết cấu có thanh cánh hạ treo hoặc nâng cao, mái mỏng, mái đua nghiêng]. Độ võng theo các yêu cầu kể trên cũng không cần hạn chế đối với cả kết cấu sàn và mái trên các phòng có người lui tới trong thời gian không lâu [như trạm biến thế và gác mái].

CHÚ THÍCH: Đối với tất cả các dạng sàn mái sự toàn vẹn của lớp bao mái cần phải được đảm bảo theo quy định bằng các biện pháp cấu tạo [ví dụ: sử dụng cơ cấu bù trừ hay tạo cho các kết cấu mái làm việc theo sơ đồ liên tục].

C.2.5. Hệ số độ tin cậy về tải trọng đối với tất cả các tải trọng và hệ số động lực đối với tải trọng xe tải, xe tải điện, cầu trục được lấy bằng 1.

C.2.6. Đối với các chi tiết kết cấu nhà và công trình mà độ võng và chuyển vị của chúng không đề cập đến trong tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn khác thì độ võng theo phương đứng và phương ngang do tải trọng thường xuyên, tạm thời dài hạn và tạm thời ngắn hạn, không được vượt quá 1/150 nhịp hoặc 1/75 chiều dài công xôn.

C.3. Độ võng giới hạn theo phương đứng của các cấu kiện

C.3.1. Độ võng theo phương đứng của các cấu kiện và tải trọng tương ứng dùng để xác định độ võng đó được cho trong Bảng C.1. Các yêu cầu đối với các khe hở giữa các cấu kiện nêu trong C.7.6.



Bảng C.1 - Độ võng giới hạn theo phương đứng f­u và tải trọng tương ứng để xác định độ võng theo phương đứng

Cấu kiện kết cấu

Theo các yêu cầu về

Độ võng giới hạn theo phương đứng fu

Tải trọng để xác định độ võng theo phương đứng

1. Dầm cầu trục và cẩu treo được điều khiển:










- từ dưới sàn, kể cả palăng

Công nghệ

l/250

Do một cầu trục

- từ cabin ứng với chế độ làm việc:

Tâm sinh lý và công nghệ







nhóm 1K-6K

nhóm 7K


nhóm 8K




l/400

l/500


l/600

Như trên

Như trên


Như trên

2. Dầm, giàn, xà, bản, xà gồ, tấm [bao gồm cả sườn của tấm và bản]:







Thường xuyên và tạm thời dài hạn

a. Mái và sàn nhìn thấy được với khẩu độ l:

Thẩm mỹ - tâm lý







l nhỏ hơn hoặc bằng 1 m

l bằng 3 m

l bằng 6 m

l bằng 24[12] m

l lớn hơn hoặc bằng 36[24] m





l/120

l/150


l/200

l/250


l/300




b. Sàn mái và sàn giữa các tầng có tường ngăn ở dưới

Cấu tạo

Lấy theo C.7.6

Làm giảm khe hở giữa các bộ phận chịu lực của kết cấu, và các tường ngăn

c. Sàn mái và sàn giữa các tầng khi trên chúng có các chi tiết chịu tác động tách [giằng, lớp mặt sàn, vách ngăn]

Cấu tạo

l/150

Tác dụng sau khi hoàn thành tường ngăn, lớp mặt sàn và thanh giằng

d. Sàn mái và sàn giữa các tầng khi có palăng, cần cẩu treo được điều khiển từ:










+ sàn

Công nghệ

Giá trị nhỏ hơn trong hai giá trị l/300 hoặc a/150

Tải trọng tạm thời có kể đến tải trọng do 1 cầu trục hay palăng trên 1 đường ray

+ cabin

Tâm sinh lý

Giá trị nhỏ hơn một trong hai giá trị: l/400 hoặc a/200

Tải trọng do 1 cầu trục hay palăng trên 1 đường ray

e. Sàn chịu tác động của:

Tâm sinh lý và công nghệ







- việc dịch chuyển vật nặng, vật liệu, bộ phận và chi tiết máy móc và các tải trọng di động khác [trong đó có tải di chuyển trên nền không ray]




l/350

Giá trị bất lợi hơn trong hai giá trị tải trọng:

+ 70% toàn bộ tải trọng tạm thời tiêu chuẩn

+ tải trọng của một xe xếp tải


- tải di chuyển trên ray:










+ khổ hẹp




l/400

Tải trọng do một toa chạy trên một đường ray

+ khổ rộng




l/500

Như trên

3. Các bộ phận cầu thang [bản thang, chiếu nghỉ, chiếu tới, cốn] ban công, lôgia

Thẩm mỹ - tâm lý

Tâm sinh lý



Như mục 2a

Xác định như yêu cầu C.3.4



4. Các tấm sàn, bản thang, chiếu nghỉ, chiếu tới, mà độ võng của chúng không cản trở bộ phận liền kề

Tâm sinh lý

0,7 mm

Tải trọng tập trung 1 kN ở giữa nhịp

5. Lanh tô, tấm tường trên cửa sổ và cửa đi [xà và xà gồ của vách kính]

Cấu tạo

l/200

Làm giảm khe hở giữa các cấu kiện chịu lực và phần chèn của các cửa sổ, cửa đi dưới cấu kiện

Thẩm mỹ - tâm lý

Như trong mục 2a

Các ký hiệu trong bảng:

l là nhịp tính toán của cấu kiện.

a là bước dầm hoặc giàn liên kết với đường đi của cẩu treo.

CHÚ THÍCH 1: Đối với công xôn l được lấy bằng hai lần chiều dài vươn công xôn.

CHÚ THÍCH 2: Đối với các giá trị trung gian của l trong mục 2a, độ võng tới hạn xác định bằng nội suy tuyến tính có kể đến các yêu cầu trong C.7.7

CHÚ THÍCH 3: Trong mục 2a số trong ngoặc [] được lấy khi chiều cao phòng đến 6 m.

CHÚ THÍCH 4: Đặc điểm tính toán độ võng theo mục 2d được nêu trong C.7.8.

CHÚ THÍCH 5: Khi lấy độ võng giới hạn theo các yêu cầu thẩm mỹ và tâm lý cho phép chiều dài nhịp l lấy bằng khoảng cách giữa các mặt trong của tường chịu lực [hoặc cột].



C.3.2. Khoảng cách [khe hở] từ đỉnh của xe cầu trục đến điểm dưới cùng của kết cấu chịu lực bị võng của mái [hay các vật liên kết với chúng] không lấy nhỏ hơn 100 mm.

C.3.3. Đối với cấu kiện mái cần phải đảm bảo sao cho khi tính cả độ võng của chúng, độ dốc của mái không thấp hơn l/200 theo một trong các hướng [trừ các trường hợp được đề cập đến trong các tiêu chuẩn khác].

C.3.4. Độ võng giới hạn theo các yêu cầu về tâm sinh lý của các cấu kiện sàn [dầm, xà, tấm], cầu thang, ban công, lôgia, các phòng trong nhà ở và nhà công cộng, các phòng làm việc của công xưởng cần xác định theo công thức:

fu = [C.2]

trong đó:

g là gia tốc trọng trường;

p là giá trị tiêu chuẩn của tải trọng do trọng lượng người gây ra dao động, lấy như trong Bảng C.2;

p1 là giá trị tiêu chuẩn đã được giảm đi của tải trọng sàn, lấy theo Bảng 3, TCVN 2737:1995 và Bảng C.2;

q là giá trị tiêu chuẩn của tải trọng do trọng lượng của cấu kiện được tính toán và các kết cấu tựa lên chúng;

n là tần số gia tải khi người đi lại, lấy theo Bảng C.2;

b là hệ số, lấy theo Bảng C.2.

Độ võng cần được xác định theo tổng các tải trọng AI + pl + q

Trong đó: Al = 0,4 + 0,6 / với A là diện chịu tải, A1 = 9 m2.

Bảng C.2 - Hệ số b


Loại phòng

[theo Bảng 3, TCVN 2737:1995]

p

kPa


p1

kPa


n

Hz


b

Mục 1, 2, ngoại trừ phòng sinh hoạt và lớp học;

Mục 4, 6b, 14b, 18b



0,25

Lấy theo Bảng 3 trong TCVN 2737:1995

1,5



Mục 2: phòng học và phòng sinh hoạt;

Mục 7, 8 ngoại trừ phòng khiêu vũ, khán đài;

Mục 14a, 15, 18a, 20


0,5

Như trên

1,5



Mục 8: phòng khiêu vũ, khán đài;

Mục 9


1,5

0,2

2,0

50

CHÚ THÍCH:

Q là trọng lượng của một người lấy bằng 0,8 kN.

 là hệ số lấy bằng 1,0 đối với cấu kiện tính theo sơ đồ dầm, lấy bằng 0,6 đối với các cấu kiện còn lại [ví dụ khi bản sàn kê theo ba hoặc bốn cạnh].

a là bước dầm, xà, chiều rộng của bản sàn, m.

l là nhịp tính toán của cấu kiện.


C.4. Độ võng giới hạn theo phương ngang của cột và các kết cấu hãm do tải trọng cầu trục

C.4.1. Độ võng theo phương ngang của cột nhà có cầu trục, cầu cạn, cũng như dầm cầu trục và kết cấu hãm [dầm và giàn] lấy theo Bảng C.3 nhưng không nhỏ hơn 6 mm.

Độ võng cần được kiểm tra tại cao độ mặt trên của đường ray cầu trục theo lực hãm của một cầu trục tác dụng theo hướng cắt ngang đường đi của cầu trục, không kể đến độ nghiêng của móng.

C.4.2. Độ dịch vào giới hạn theo phương ngang của đường đi cầu trục, cầu cạn ngoài trời do tải trọng theo phương ngang và phương đứng của một cầu trục gây ra [không kể đến độ nghiêng của móng] theo các yêu cầu về công nghệ lấy bằng 20 mm.



Bảng C.3 - Độ võng giới hạn theo phương ngang fu của cột nhà có cầu trục, cầu cạn, dầm cầu trục và kết cấu hãm

Nhóm chế độ làm việc của cầu trục

Độ võng giới hạn fu của

Cột

Dầm cầu trục và kết cấu hãm, nhà và cầu dẫn [cả trong nhà và ngoài trời]

Nhà và cầu cạn ngoài trời

Cầu cạn trong nhà

1K-3K

h/500

h/1500

h/500

4K-6K

h/1000

h/2000

h/1000

7K-8K

h/2000

h/2500

h/2000

CHÚ THÍCH:

h là chiều cao từ mặt trên của móng đến đỉnh của đường ray cầu trục [đối với nhà 1 tầng và cầu dẫn ngoài trời hoặc trong nhà] hoặc khoảng cách từ trục dầm sàn đến đỉnh của đường ray cầu trục [đối với các tầng trên của nhà nhiều tầng];

L là nhịp tính toán của cấu kiện [dầm].


Каталог: Download
Download -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download -> Nội dung I. Nhiệt liệt chào mừng tại Berlin
Download -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download -> Môn: Hoá học Đề chính thức Thời gian
Download -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download -> Wedding album prices menu of jessica
Download -> Cách thêm Album hình cho website hình ảnh
Download -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


tải về 1.65 Mb.


Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Video liên quan

Chủ Đề