Công thức giải trắc nghiệm hóa 10 chương oxi

Bài tập trắc nghiệm hóa 10 chương oxi lưu huỳnh Tuyển tập trắc nghiệm lý thuyết chương oxi lưu huỳnh có đáp án RẤT HAY

Dưới đây là bài tập chương 6: Oxi-Lưu huỳnh hóa 10. Bài tập trắc nghiệm hóa 10 chương oxi lưu huỳnh Tuyển tập trắc nghiệm lý thuyết chương oxi lưu huỳnh có đáp án RẤT HAY,. Bài tập được chia thành 2 phần: Phần A: gồm 130 câu trắc nghiệm; Phần B: gồm 45 câu hỏi được phân theo các chủ đề: Tỉ khối, Tăng giảm thể tích và hiệu suất, Bảo toàn khối lượng và bảo toàn electron, Xác định chất dựa vào bảo toàn E, SO2 tác dụng với dung dịch kiềm…. Bài tập được viết dưới dạng word gồm 10 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

BÀI TẬP CHƯƠNG OXI- LƯU HUỲNH HÓA HỌC 10​

  1. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phát biểu nào không đúng khi nói về khả năng phản ứng của lưu huỳnh?

  1. Ở nhiệt độ cao, S tác dụng với nhiều kim loại và thể hiện tính oxi hóa.
  2. Ở nhiệt độ thích hợp, S tác dụng với hầu hết các phi kim và thể hiện tính oxi hóa
  3. Hg phản ứng với S ngay ở nhiệt độ thường.
  4. S vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.

    Câu 2: đốt cháy hoàn toàn 4,48 g lưu huỳnh rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M. Lượng chất kết tủa thu được sau phản ứng là:

  5. 10,85g B. 21,7g C. 13,2 g D. 16,725

    Câu 3: Cho các chất khí sau đây: Cl2, SO2, CO2, SO3. Chất làm mất màu dung dịch brom là:

  6. CO2 B. SO3 C. SO2 D. Cl2

    Câu 4: Khi có oxi lẫn hơi nước. Chất nào sau đây là tốt nhất để tách hơi nước ra khỏi khí oxi?

  7. Nhôm oxit B. Axit sunfuric đặc. C. Dung dịch natri hiđroxit D. Nước vôi trong

    Câu 5: Để phân biệt khí oxi và ozon, có thể dùng hóa chất là:

  8. hồ tinh bột. B. đồng kim loại C. khí hiđro D. dung dịch KI và hồ tinh bột

    Câu 6: Dãy nguyên tố nào dưới dây được xếp theo chiều tăng dần tính phi kim (từ trái qua phải)?

  9. F, Cl, Br, I B. Mg, Be, S, Cl C. Li, Na, K, Rb D. O, S, Se, Te

    Câu 7: 0,5 mol axit sunfuric tác dụng vừa đủ với 0,5 mol natri hiđroxit, sản phẩm là ?

  10. 0,5 mol Na2SO4 B. 0,5 mol NaHSO4 C. 1 mol NaHSO4 D. 1 mol Na2SO4

    Câu 8: Trong hợp chất nào nguyên tố lưu huỳnh không thể thể hiện tính oxi hóa?

  11. SO2 B. H2SO4 C. KHS D. Na2SO3 Câu 9: Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia các phản ứng sau: SO2 + Br2 + 2H2O 2HBr + H2SO4 (1)

Bài tập trắc nghiệm hóa 10 đầy đủ các chương, các bài, câu hỏi lý thuyết, bài tập hk1, hk2 có đáp án và lời giải chi tiết học sinh có thể làm online

Chương 1. Nguyên tử

Đây là chương mở đầu của chương trình hóa học 10 với nội dung chủ yếu là tìm hiểu cấu tạo nguyên tử. Ở chương này, học sinh cần nắm vững kiến thức về thành phần cấu tạo, khối lượng, kích thước của nguyên tử, trình bày được khái niệm nguyên tố hóa học, đồng vị và làm các bài tập liên quan đến đồng vị. Điểm khó của chương này là viết được cấu hình electron của nguyên tử và dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố tương ứng

Chương 2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn

Đây là một chương bao quát tất cả tính chất của các nguyên tố hóa học. Từ cấu tạo của bảng tuần hoàn, học sinh sẽ dự đoán được xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm, xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì.

Chương 3. Liên kết hóa học

Để nắm vững kiến thức chương 3, chúng ta cần trình bày và vận dụng được quy tắc octet trong quá trình hình thành liên kết hóa học cho các nguyên tố nhóm A. Bên cạnh đó, cần phải nắm vững được khái niệm, sự hình thành liên kết ion, liên kết cộng hóa trị, liên kết hydrogen và tương tác van der Waals

Chương 4. Phản ứng oxi hóa – khử

Đây là nội dung quan trọng trong chương trình hóa học 10, là nền tảng để học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức các chương sau. Vì vật, học sinh cần nêu được khái niệm và xác định được số oxi hóa của các nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất, lập được phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp thăng bằng electron.

Chương 5. Nhóm halogen

Đây là chương đầu tiên đề cập đến nguyên tố hóa học của một nhóm, cụ thể là nhóm VIIA (halogen). Để học tốt chương này, học sinh phải nắm rõ đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng của các nguyên tố nhóm halogen. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thực hiện một số thí nghiệm chứng minh và so sánh tính chất của nguyên tố nhóm VIIA.

Không dừng lại ở đơn chất, học sinh cũng cần tìm hiểu tính chất của hợp chất halogen như: nhiệt độ sôi, tính acid và phân biệt được ion halide

Chương 6. Oxi - Lưu huỳnh

Đây là nội dung quan trọng trong chương trình hóa học lớp 10, thường xuất hiện trong các đề thi đại học, bài kiểm tra. Nội dung chính của chương này là tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế O2, O3, S. Các dạng bài tập của chương này thường có trong đề thi đại học như: hỗn hợp kim loại tác dụng với axit, đốt cháy hỗn hợp kim loại, muối sunfat.

Chương 7. Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

Ở chương 7, chúng ta cần trình bày được khái niệm tốc độ phản ứng và cách tính tốc độ trung bình của phản ứng, viết được biểu thức tốc độ phản ứng theo hằng số tốc độ phản ứng và nồng độ. Vận dụng kiến thức tốc độ phản ứng hóa học vào việc giải thích một số vấn đề trong cuộc sống và sản xuất