Công nghệ IoT có thể được ứng dụng trong

Một nền tảng IoT đóng vai trò quan trọng đối với các nhà cung cấp thiết bị thông minh và các công ty startup, những người có thể sử dụng nó để trang bị cho sản phẩm của họ chức năng điều khiển từ xa, chức năng quản lý thời gian thực, các thông báo có thể cấu hình, các dịch vụ đám mây dùng được ngay và khả năng tích hợp với điện thoại thông minh và các thiết bị khác của người tiêu dùng…

Hệ sinh thái thị trường của Internet vạn vật [IoT – Internet of Things] ngày càng trở nên phức tạp, nhưng về cơ bản nó hoạt động theo công thức B-B-C [Doanh nghiệp – Doanh nghiệp – Người tiêu dùng].

Các nhà cung cấp IoT cung cấp cho các công ty khác phần mềm đặc thù cho IoT, thường được gọi là nền tảng IoT. Thông thường, nó được truy cập qua thuê bao dịch vụ đám mây của nhà cung cấp, nền tảng trong trường hợp này được gọi là nền tảng dịch vụ thuê bao, PaaS [Platform as a Service].

Mặt khác, đối với tất cả các công ty trong vòng tròn giữa [hình vẽ dưới đây], việc quá phụ thuộc vào các nhà cung cấp công nghệ IoT có thể dẫn đến nguy cơ nghiêm trọng. Khi các dịch vụ IoT của họ mở rộng và trở thành một phần quan trọng trong kế hoạch kinh doanh, họ không những phải trả thêm phí bản quyền cho các nhà cung cấp dịch vụ IoT mà còn bị khoá chặt với một nhà cung cấp cụ thể và với năng lực của nền tảng của nhà cung cấp đó.

Công nghệ IoT và các dịch vụ đám mây giá trị gia tăng là những điểm mấu chốt trong cuộc chơi này. Đó là lý do tại sao các công ty lớn và sáng tạo thường áp dụng những chiến lược khác nhau để giữ được công nghệ IoT cốt lõi bên mình như:

  • M&A [hợp nhất hoặc mua lại];
  • Hợp tác;
  • Tự sở hữu và vận hành;

Vì phần lớn các công ty đều phải mua phần cứng cũng như chi trả cho khả năng kết nối của IoT nên phần được họ quan tâm làm chủ nhất là nền tảng vận hành IoT.

“Những công ty sở hữu nền tảng IoT đều có thể duy trì tốc độ đổi mới nhanh hơn, đồng thời quyền sở hữu trí tuệ cũng được bảo đảm hơn đối với tất cả các giải pháp IoT của chính họ”.

Đọc thêm về Cuộc Cách mạng Nền tảng [Platform Revolution]

Công nghệ IoT

Công nghệ IoT giúp dễ dàng kết nối vạn vật với mạng lưới và phát triển các ứng dụng để kiểm soát và quản lý chúng. Nhiệm vụ của nền tảng IoT là thực hiện kết nối, cung cấp dịch vụ và đám mây cho các thiết bị này.

Các nền tảng IoT đảm bảo việc tích hợp liền mạch các phần cứng khác nhau bằng cách sử dụng một loạt các giao thức giao tiếp phổ biến, áp dụng các kiểu tô-pô khác nhau [kết nối trực tiếp hoặc qua cổng kết nối gateway] và sử dụng bộ công cụ phát triển phần mềm [SDK] khi cần thiết.

Sử dụng các giao diện tích hợp hướng lên [north-bound] do nền tảng cung cấp, bạn có thể tải dữ liệu IoT thu thập được vào các hệ thống phân tích, lưu trữ hoặc xử lý dữ liệu tới các thiết bị được kết nối hoặc truyền dữ liệu giữa chúng bằng việc sử dụng các loại ứng dụng người dùng khác nhau.

Một nền tảng IoT cũng thường được coi là phần mềm trung gian [middleware] IoT, trong đó nhấn mạnh vai trò chức năng của nó như là một trung gian giữa phần cứng và các ứng dụng.

“Các nền tảng IoT tốt nhất có thể được tích hợp với hầu hết các thiết bị kết nối và các ứng dụng mà thiết bị sử dụng. Sự độc lập đối với phần cứng bên dưới và phần mềm bên trên cho phép một nền tảng IoT đơn lẻ thực hiện các tính năng IoT với bất kỳ loại thiết bị kết nối nào theo cùng một cách nhanh nhất”

Đọc thêm về Cuộc Cách mạng Nền tảng [Platform Revolution]

Nền tảng IoT nâng cao

Có một số tiêu chí quan trọng để phân biệt các nền tảng IoT với nhau, chẳng hạn như khả năng mở rộng, dễ sử dụng, kiểm soát mã, tích hợp với phần mềm của bên thứ ba, các tùy chọn triển khai và mức độ bảo mật dữ liệu.

Khả năng mở rộng – các nền tảng IoT tiên tiến phải đảm bảo khả năng mở rộng đàn hồi trên bất kỳ số điểm cuối nào mà khách hàng có thể yêu cầu. Điều này cũng bao gồm quy trình mở rộng mà không làm ngừng hoạt động, và trong trường hợp triển khai tại chỗ, nó phải cân bằng tải một cách hiệu quả để đạt được hiệu suất tối đa của cụm máy chủ.

 Dễ sử dụng – Đây là yếu tố quyết định cho các nhà phát triển, cần phải tuỳ chỉnh các tính năng cụ thể hoặc phát triển các mô-đun bổ sung. Nó liên quan chặt chẽ đến tính linh hoạt của giao diện lập trình ứng dụng [API] tích hợp và khả năng kiểm soát mã. Đối với các IoT quy mô nhỏ, các API tốt có thể là đủ, trong khi các hệ sinh thái IoTgiàu tính năng và đang phát triển nhanh đòi hỏi ở các nhà phát triển mức độ tự do lớn hơn trên toàn bộ hệ thống, trên mã nguồn, giao diện tích hợp, kết nối và cơ chế bảo mật, v.v…

Tích hợp bên thứ ba – sự tích hợp với phần cứng và phần mềm của bên thứ ba thúc đẩy tốc độ triển khai đầu cuối, và thử nghiệm sản phẩm cho giải pháp được xây dựng trên nền tảng IoT cụ thể.

Tùy chọn triển khai – việc triển khai trong đám mây công cộng [public cloud] của nhà cung cấp PaaS khá dễ dàng nhưng với các mục đích bảo mật quan trọng hoặc có tính sẵn sàng cao thì việc triển khai tại chỗ [on-premise private cloud] có thể là một phương thức hoạt động tốt hơn.

 An ninh dữ liệu – bảo mật dữ liệu liên quan đến mã hóa, kiểm soát quyền truy cập của người dùng và quyền sở hữu dữ liệu. Mã hóa luồng dữ liệu đầu cuối bao gồm dữ liệu ở chế độ nghỉ ngơi, kiểm soát linh hoạt người dùng và các nguồn lực mà họ có thể sử dụng và lưu trữ đám mây riêng cho dữ liệu nhạy cảm – đây là những điều cơ bản để tránh những vi phạm tiềm ẩn trong giải pháp IoT.

Có hai mô hình khác nhau được áp dụng bởi các nhà cung cấp nền tảng IoT: IoT PaaS độc quyền và nền tảng IoT mở.

Bạn có thể làm gì trên nền tảng IoT?

Một nền tảng IoT đóng vai trò quan trọng đối với các nhà cung cấp thiết bị thông minh và các công ty startup, những người có thể sử dụng nó để trang bị cho sản phẩm của họ chức năng điều khiển từ xa, chức năng quản lý thời gian thực, các thông báo có thể cấu hình, các dịch vụ đám mây dùng được ngay và khả năng tích hợp với điện thoại thông minh và các thiết bị khác của người tiêu dùng.

Một ứng dụng rộng rãi khác của nền tảng IoT là tối ưu hóa chi phí cho các công ty trong khối công nghiệp thông qua việc giám sát thiết bị và phương tiện vận tải, dự đoán bảo trì thiết bị, thu thập dữ liệu cảm biến để phân tích sản xuất theo thời gian thực và đảm bảo an toàn, và theo dõi giao vận đầu cuối.

Các đám mây IoT quy mô lớn là những giải pháp tiêu biểu cho các nhà cung cấp dịch vụ đám mây [CSP], thành phố thông minh và các nhà tích hợp năng lượng thông minh. Bằng cách sử dụng một nền tảng IoT, các công ty này phát triển cơ sở hạ tầng IoT để cung cấp tất cả các loại dịch vụ mới cho khách hàng thường xuyên, các công ty dịch vụ công và các tập đoàn lớn. Trong số đó có các dịch vụ xe hơi nối mạng, đo điện thông minh, giám sát chất lượng không khí toàn thành phố, triển khai xây dựng thông minh và nhiều thứ khác.

Cuối cùng, nền tảng IoT là công nghệ thiết yếu để cải thiện trải nghiệm của khách hàng trong lĩnh vực bán lẻ, chăm sóc sức khoẻ, ăn uống nghỉ dưỡng và du lịch. Nó được sử dụng để hỗ trợ các dịch vụ cá nhân hoá cao và đảm bảo sự tương tác mềm mại giữa khách hàng và công ty. Một trường hợp điển hình là các giải pháp điều trị và theo dõi bệnh nhân từ xa vô cùng tiện lợi khi sử dụng và tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho bệnh nhân phải đi khám thường xuyên. Thu thập dữ liệu bệnh nhân toàn diện trở nên dễ dàng với IoT, trong khi các nhà bán lẻ và các khách sạn sử dụng nguồn dữ liệu phong phú để tạo ra các khuyến mại cá nhân hoá và thực hiện các chiến dịch marketing hiệu quả.

Hãy lướt trên làn sóng Internet của vạn vật!

Mạng lưới vạn vật kết nối [Internet of Things] là một sự kết hợp khổng lồ của dữ liệu, thiết bị và ứng dụng. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của làn sóng IoT có thể được nhìn thấy trong tất cả các ngành công nghiệp, vì vậy bạn cần phải dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu về nó. Tuy nhiên, bạn cần phải chọn được một “tấm ván trượt” thật tốt, đó chính là nền tảng IoT!

Nguồn PlatformRevolution

Con người luôn khao khát để chinh phục những thách thức, phá bỏ những giới hạn, khao khát khám phá những công nghệ hiện đại. Trong dòng chảy trôi của lịch sử IoT [Internet of Thing] là một phát kiến như thế, hiện đại và mang tính ứng dụng cao trong đời sống thôi thúc con người không ngừng khám phá. Vậy tại thời điểm hiện tại, IoT được ứng dụng ra sao trong đời sống? Liệu chúng có thực sự phổ biến như những gì chúng ta tưởng tượng? Cùng FSI khám phá ngay trong bài viết dưới đây.  

Internet of Things [IoT] chinh là mạng giúp kết nối các đồ vật cùng các thiết bị khác nhau thông qua bộ phận cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác, từ đó cho phép các đồ vật và thiết bị thu thập và trao đổi dữ liệu với nhau. 

Internet of Things  [IoT] vì vậy mà giúp lan tỏa lợi ích của mạng internet tới mọi đồ vật được kết nối, chứ không giới hạn phạm vi một chiếc máy tính. Khi một đồ vật được kết nối với internet, nó sẽ trở nên thông minh hơn nhờ được mở khoá khả năng gửi và/hoặc nhận thông tin và tự động hoạt động dựa trên các thông tin đó.  

IoT đã được hình thành và phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử cũng như Internet. Nói một cách đơn giản đây chính là một tập hợp nhiều những thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để hoàn thành một công việc nào đó.

IoT được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hiện đại của con người

Ngày nay IoT được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong đời sống con người và giúp hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực. Dưới đây là một số ứng dụng hoàn hảo của IoT mà chúng ta có thể kể tới. 

Với mỗi chúng ta, các thiết bị đeo trên người với những tính năng thông minh như tai nghe bluetooth, kính thông minh, đồng hồ thông minh,… đã trở nên quá đỗi quen thuộc. Google Samsung hay Apple chính là những công ty lớn đã dành những khoản đầu tư khổng lồ cho việc tạo ra các thiết bị như vậy. Những thiết bị này có cài đặt cảm biến cũng như các phần mềm thu thập dữ liệu hay thông tin người dùng. Chúng có thể giúp con người theo dõi tình trạng sức khoẻ, thể chất, hỗ trợ trong tập luyện thể thao hay mang tính giải trí cao. Thứ khiến chúng được nhiều ưa chuộng đó chính là thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng và đảm bảo được tính thẩm mỹ .

IoT được ứng dụng trong nhiều thiết bị đeo thông minh

Industrial Internet là một trong những ngành công nghiệp vô cùng phát triển có tên viết tắt là IIoT [Industrial Internet of Thing]. IIoT có vai trò hỗ trợ kĩ thuật công nghiệp với các cảm biến và phần mềm lớn để tạo ra những cỗ máy thông minh. Những máy móc này có tính chính xác cao và nhất quán với con người trong việc giao tiếp bằng dữ liệu. Từ đó mà các công ty, các nhà quản lý giải quyết các vấn đề sớm hơn, đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình vận hành.

IIoT có tiềm năng vô cùng lớn trong việc kiểm soát chất lượng và tính bền vững. Chúng thường được ứng dụng trong việc tiến hành trao đổi thông tin giữa nhà cung cấp, nhà phân phối và nhà bán lẻ những thông tin liên quan tới hàng hóa, hàng tồn kho một cách nhanh chóng theo thời gian thực để làm tăng hiệu quả chuỗi cung ứng.

Industrial Internet có nhiều tiềm năng phát triển hơn nữa trong tương lai

Thành phố thông minh chính là một trong những ứng dụng của IoT gây tò mò lớn nhất đối với công chúng. IoT sẽ có thể tiến hành các thao tác như giám sát thông minh, vận chuyển hàng hoá tự động. Cùng với đó là hệ thống quản lý năng lượng thông minh hơn, phân phối nước, an ninh đô thị và giám sát môi trường tất cả đều có thể được tự động hoá.  

Cùng với đó những smart city trong tương lai nhờ ứng dụng IoT mà có thể  giải quyết các vấn đề như ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn giao thông hay giảm thiểu tình trạng thiếu năng lượng. Một ví dụ có thể kể đến tiêu biểu đó chính là các thùng rác thông minh, chúng sẽ gửi cảnh báo đến bộ phận vệ sinh môi trường khi cần dọn sạch.

Chỉ bằng cách cài đặt ứng dụng và dùng các thiết bị thông minh như laptop hay smartphone chúng ta hoàn toàn có thể điều khiển các tiện ích trong căn hộ hay sử dụng các tiện ích bên ngoài như thanh toán tự động tại các quán ăn, siêu thị,… Ngoài ra hệ thống điện cũng được bảo vệ bởi các cảm biến sẽ giúp phát hiện nhanh chóng các vấn đề gây nhiễu, trục trặc, hay các vấn đề về lắp đặt để từ đó giúp con người hạn chế tối thiểu những hậu quả có thể xảy ra. 

Smart City hứa hẹn mang tới những trải nghiệm hiện đại, thú vị cho người dùng

Theo báo cáo của tổ chức Allied Market Research, Thị trường nông nghiệp thông minh toàn cầu sẽ đạt quy mô 48 tỷ USD vào năm 2025, với mức tăng trưởng trung bình 14,7% /năm.

Nông nghiệp thông minh là một hệ thống nông nghiệp ứng dụng rộng rãi các công nghệ hiện đại để giám sát, điều khiển và chăm sóc cây trồng một cách tự động, giúp tối đa hóa năng suất và nâng cao chất lượng nông sản.

Bằng cách triển khai các công nghệ cảm biến và IoT trong thực tiễn mọi khía cạnh của phương pháp canh tác truyền thống đã bị thay đổi. IoT đã giúp cải thiện các giải pháp về canh tác truyền thống như ứng phó với hạn hán, giúp con người tối ưu hóa năng suất cây trồng, tưới tiêu và kiểm soát dịch hại. Nhiều con chip cảm biến được gắn vào cây trồng để con người có thể giám sát được quá trình phát triển, đáp ứng nhu cầu phù hợp cũng như dự báo sớm được ngày thu hoạch của cây. 

IoT đã giúp cải thiện các giải pháp về canh tác truyền thống như ứng phó với hạn hán, giúp con người tối ưu hóa năng suất cây trồng

Cho đến nay các sáng kiến IoT trong chăm sóc sức khỏe ngày nay chủ yếu hướng tới việc cải thiện hệ thống giám sát sức khỏe từ xa, kiểm soát và bảo trì tài sản với các thiết bị y tế, tài sản chăm sóc sức khỏe hay các tài sản phi y tế khác. 

Trung tâm ung thư MSK [Hoa Kỳ] và công ty Medidata đã thử nghiệm các trình theo dõi hoạt động để thu thập dữ liệu lối sống trên các bệnh nhân được điều trị. Các bệnh nhân sẽ đeo một bộ theo dõi hoạt động trong một tuần trước khi điều trị và sau đó liên tục trong vài tháng của quá trình điều trị. Từ dữ liệu thu thập được để theo dõi mức độ phù hợp của bệnh nhân với liệu pháp đã sử dụng. Nhờ vậy mà hoạt động kê đơn điều trị cho mỗi bệnh nhân được cải thiện đáng kể. 

IoT hỗ trợ rất lớn trong quá trình chăm sóc sức khỏe con người

Ngoài ra Alcon [một tập đoàn y tế toàn cầu chuyên về nhãn khoa và các sản phẩm chăm sóc mắt có trụ sở chính tại Fort Worth, Texas, Mỹ] đã cấp phép cho công nghệ kính thông minh với các cảm biến. Những ống kính có khả năng đo được mức đường huyết của bệnh nhân tiểu đường qua nước mắt. Dữ liệu thu thập được sẽ lưu trữ trong các thiết bị di động. Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu cũng hy vọng sẽ phát triển các thấu kính thông minh nhằm giúp những người cao tuổi có thị lực bị lão hóa khôi phục được sự tập trung của mắt.

Trên đây là những ứng dụng tuyệt vời của IoT trong cuộc sống quanh ta. Trong tương lai chắc chắn công nghệ này sẽ ngày càng phát triển và hỗ trợ con người nhiều hơn trong hành trình vươn tới tương lai số với những ứng dụng tiện lợi vô cùng. Với những ứng dụng vượt trội, IoT sẽ cùng song hành và kiến tạo nên cuộc sống chủ động, thông minh hơn. 

Video liên quan

Chủ Đề