Con rể phạm minh chính là ai

Ông Phạm Minh Chính. 

Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã chính thức được giới thiệu để bầu làm Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021. Theo dõi tình hình chính trị trong nước, PGS.TS Vũ Minh Khương -giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu [Đại học Quốc gia Singapore] nhận định: Ông Phạm Minh Chính có những thế mạnh quan trọng để trở một thủ tướng xuất sắc của Việt Nam trong giai đoạn 5 năm tới. Phóng viên VOV phỏng vấn TS Vũ Minh Khương: 

PV: Xin ông cho biết những cảm nhận cá nhân về việc Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính được giới thiệu để Quốc hội bầu làm Thủ tướng ?.

PGS-TS Vũ Minh Khương: Theo tôi, việc ông Phạm Minh Chính được giới thiệu để Quốc hội bầu làm Thủ tướng là một điểm nhấn độc đáo trong phương án nhân sự cấp cao đặc sắc được thông qua tại Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Phương án lựa chọn này cho thấy khát vọng phát triển và ý chí hành động rất cao của tập thể lãnh đạo Việt Nam trong hành trình đưa đất nước trở thành một quốc gia hùng cường vào năm 2045 khi kỷ niệm 100 năm giành được độc lập.

Dưới góc nhìn của tôi, ông Phạm Minh Chính có những thế mạnh quan trọng để trở một thủ tướng xuất sắc của Việt Nam trong giai đoạn 5 năm tới nhờ ba điểm sau.

Thứ nhất, ông Chính là một người có tầm nhìn, tâm huyết, năng động và quyết đoán. Những phẩm chất này đã được tôi luyện và biến thành thành quả ấn tượng khi ông làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh [2011-2015] và Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Trong trao đổi và tiếp xúc nhiều với cán bộ Việt Nam ở địa phương cũng như Trung ương, tôi thấy có nhiều nhận xét rất tốt về ông.

Thứ hai, nếu được bầu làm Thủ tướng, ông Phạm Minh Chính được thừa hưởng một di sản quí mà ông Nguyễn Xuân Phúc để lại, không chỉ về tầm nhìn thôi thúc và nề nếp điều hành mà cả ở uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Thứ ba, các thành viên “tứ trụ” khác là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, tôi nghĩ họ đều có thể sát cánh cùng ông Phạm Minh Chính trong nỗ lực tiến hành những cải cách đột phá, nền tảng để tạo nên những bước tiến thần kỳ cho công cuộc phát triển của đất nước trong các thập kỷ tới. Tôi tin rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ giúp xây dựng một đội ngũ cán bộ ưu tú có tầm thời đại và hết lòng vì dân. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ giúp tạo nên nền móng của một nhà nước hiện đại để Việt Nam trở thành một mô hình phát triển đặc sắc của thế kỷ 21. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ giúp tăng cường lòng tin của nhân dân vào đội ngũ lãnh đạo và hệ thống chính trị.

PV: Nếu ông Phạm Minh Chính được bầu vào chức vụ Thủ tướng, ông kỳ vọng gì ở cá nhân Thủ tướng và những quyết sách lớn đối với đất nước trong những năm tới?

PGS-TS Vũ Minh Khương: Tôi tin là ông Phạm Minh Chính, nếu trở thành Thủ tướng, sẽ cảm nhận được trách nhiệm rất lớn lao của mình trong gánh vác trọng trách này và sẽ có những nỗ lực phi thường trong kế thừa và phát huy những thành quả xuất sắc mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm được trong thời kỳ 5 năm đầy thách thức vừa qua.

Tôi kỳ vọng sẽ có những quyết sách lớn trong ba lĩnh vực sau.

Thứ nhất, đó là xây dựng một bộ máy công quyền ưu tú. Phải làm sao để mỗi bộ ngành và địa phương đều thấy thôi thúc đổi mới và hết lòng vì dân. Tôi rất mong Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các bộ ngành và địa phương báo cáo các sáng kiến có tính đột phá trong cải cách, đổi mới và kết quả đạt được trong từng quí. Các báo cáo này được công khai trên cổng thông tin của Chính phủ và thông tin đại chúng để người dân, doanh nghiệp giám sát góp ý. Thủ tướng cũng đề nghị Quốc hội giúp chấm điểm các bộ trưởng theo những tiêu chí cụ thể và sâu sát hơn một cách minh bạch và công khai vào kỳ họp hàng năm để toàn dân biết và luận bàn.

Thứ hai, đó là coi trọng hiệu lực của hoạch định và thực thi chiến lược khi chuẩn bị cho mọi quyết sách lớn. Trong đó, cần đặc biệt chú trọng các lĩnh vực khó nhưng lợi ích mang lại vô cùng lớn như cải cách doanh nghiệp Nhà nước, thúc đẩy chuyển đổi số-nắm bắt Cách mạng công nghiệp 4.0, và phát huy các nguồn lực phát triển, đặc biệt là con người, kinh tế tư nhân và đất đai.

Thứ ba, đó là có cơ chế lắng nghe dân, dùng hiền tài và tích kết sức mạnh tổng lực của dân tộc với thời đại. Làm sao, năng lực này trở thành một tiêu chí hàng đầu trong đánh giá cán bộ hàng năm. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, khi ta coi trọng đánh giá tiêu chí gì, cán bộ sẽ nỗ lực vươn lên theo hướng đó. Thêm nữa tiêu chí này không trìu tượng chung chung mà đòi hỏi phải có minh chứng cụ thể rõ ràng.

PV: Vậy đâu là những thách thức đặt ra cho ông Phạm Minh Chính khi giữ chức Thủ tướng Chính phủ ?

PGS-TS Vũ Minh Khương: Trong thời gian tới, cả cơ hội và thách thức phát triển của Việt Nam sẽ ngày càng lớn, trong đó có những cái hôm nay chúng ta không thể lường hết được. Con thuyền Việt Nam lớn nhanh thì sóng gió cũng lớn nhanh. Hơn nữa, cục diện địa chính trị và cạnh tranh kinh tế sẽ không chỉ khốc liệt hơn trước mà còn có những yếu tố bất thường đòi hỏi người thuyền trưởng phải ứng đáp rất tỉnh táo và quả cảm với sự đồng lòng rất cao của toàn xã hội.

Giai đoạn 5 năm tới có ý nghĩa trọng yếu trong kiến tạo nền tảng cho hành trình để Việt Nam làm nên kỳ tích phát triển trong 2-3 thập kỷ tới. Thách thức lớn nhất cho một công cuộc phát triển không ở đâu xa mà nằm ngay trong lợi thế mà mình có sẵn. Đó là nguy cơ xem nhẹ và để sa sút ba trụ cột quyết định hiệu lực của một Chính phủ. Đó là lòng tin của dân, tư duy thực tế chiến lược và trọng dụng hiền tài. Nếu không thấy hết nguy hại của những thách thức này, dân sẽ mất lòng tin, Chính phủ sẽ đưa ra những quyết sách thiếu thực tế và nền tảng chiến lược và người tài sẽ bỏ đi.

Tôi tin, nếu Thủ tướng mới là ông Phạm Minh Chính, ông sẽ hiểu rất rõ những nguy cơ này. Biến thách thức thành cơ hội và lợi thế xuất sắc có lẽ sẽ là một điểm nhấn chiến lược phải chú trọng trong nỗ lực đem lại những bước tiến vượt bậc trong công cuộc phát triển của Việt Nam trong năm năm tới.

PV: Vâng, xin trân trọng cảm ơn ông/.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: TTXVN.

Trân trọng giới thiệu Tóm tắt tiểu sử của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

1. Họ và tên: PHẠM MINH CHÍNH

2. Ngày sinh: 10-12-1958

3. Quê quán: xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

4. Dân tộc: Kinh

5. Tôn giáo: Không

6. Ngày vào Đảng: 25-12-1986; Ngày chính thức: 25-12-1987

7. Trình độ được đào tạo:

- Giáo dục phổ thông: 10/10

- Chuyên môn nghiệp vụ: Kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp, chuyên ngành kết cấu thép; Luật.

- Học hàm, học vị: Tiến sĩ Luật học, Phó giáo sư Ngành Khoa học An ninh

- Lý luận chính trị: Cao cấp

- Ngoại ngữ: Tiếng Rumani

8. Khen thưởng:

+ 01 Huân chương Quân công hạng Ba

+ 02 Huân chương Chiến công hạng Hai

+ 01 Huân chương Lao động hạng Nhì

+ 01 Huy chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất

+ 01 Bằng khen Thủ tướng Chính phủ

9. Chức vụ:

- Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng các khóa XI, XII, XIII.

- Ủy viên Bộ Chính trị các khóa XII, XIII;

- Bí thư Trung ương Đảng khóa XII; Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Tiểu ban bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương khóa XII.

- Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam [từ tháng 4-2021].

- Đại biểu Quốc hội các khóa XIV, XV; Chủ tịch Nhóm nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản của Quốc hội khóa XIV.

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

- Từ 9-1977 đến 9-1984: Học Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội; Trường Đại học Xây dựng Bucarest - Rumani, Khoa xây dựng dân dụng - công nghiệp, chuyên ngành kết cấu thép.

- Từ 8-1982 đến 9-1984: Được bầu làm Bí thư BCH Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh toàn Rumani và Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại nước Cộng hòa Rumani.

- Từ 9-1984 đến 1-1985: Tốt nghiệp đại học, chờ tiếp nhận công tác.

-Từ 1-1985 đến 8-1987: Cán bộ Tình báo Phòng 6, Cục Tình báo thuộc Tổng cục An ninh, Bộ Công an.

- Từ 7-1985 đến 9-1985: Đào tạo nghiệp vụ ngoại giao tại Trường Đại học Ngoại giao [nay là Học viện Ngoại giao] - Bộ Ngoại giao.

- Từ 9-1986 đến 7-1987: Đào tạo nghiệp vụ tại Trường Tình báo [nay là Học viện Quốc tế] - Bộ Công an.

- Từ 8-1987 đến 1-1989: Cán bộ Tình báo Cụm tình báo phía Nam, Cục Tình báo thuộc Tổng cục An ninh, Bộ Công an.

- Từ 1-1989 đến 1-1990: Cán bộ Tình báo Cục Tình báo phía Nam thuộc Tổng cục Tình báo, Bộ Công an.

- Từ 1-1990 đến 3-1991: Cán bộ Tình báo Cục Âu Mỹ thuộc Tổng cục Tình báo, Bộ Công an.

- Từ 3-1991 đến 11-1994: Cán bộ Bộ Ngoại giao, Bí thư thứ 3, rồi Bí thư thứ 2 Đại sứ quán Việt Nam tại Rumani.

- Từ 11-1994 đến 5-1999: Cán bộ Tình báo; Phó trưởng phòng Phòng Cục Tình báo châu Âu thuộc Tổng cục Tình báo - Bộ Công an; Cán bộ Tổ thư ký lãnh đạo Bộ Công an, thuộc Văn phòng Bộ Công an.

- Từ 8-1996 đến 1-1997: Đào tạo nghiệp vụ tại Đại học An ninh [nay là Học viện An ninh] - Bộ Công an.

- Từ 9-1999 đến 9-2001: Đào tạo lý luận chính trị cao cấp tại Trường Đảng cao cấp [nay là Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh].

- Từ 5-1999 đến 5-2006: Phó cục trưởng; quyền Cục trưởng rồi Cục trưởng Cục Tình báo kinh tế - khoa học, công nghệ và môi trường, Tổng cục Tình báo, Bộ Công an.

- Từ 5-2006 đến 12-2009: Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo phụ trách tình báo kinh tế-khoa học, công nghệ và môi trường, thuộc Bộ Công an.

- Từ 12-2009 đến 8-2010: Phó Tổng cục trưởng phụ trách rồi Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an.

- Từ 8-2010 đến 8-2011: Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách lĩnh vực hậu cần - kỹ thuật, tài chính, khoa học, công nghệ, môi trường của Bộ Công an. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

- Từ 8-2011 đến 2-2015: Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Bí thư Đảng ủy Quân sự Tỉnh Quảng Ninh, Ủy viên Đảng ủy Quân khu 3 - Bộ Quốc phòng.

- Từ 2-2015 đến 1-2016: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII bầu là Ủy viên Bộ Chính trị.

- Từ 2-2016 đến 4-2021: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương khóa XII, Trưởng Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương khóa XII; phụ trách Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương và Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương; Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; đại biểu Quốc hội khóa XIV; Chủ tịch Nhóm nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản của Quốc hội khóa XIV.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, được bầu tái cử ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu tái cử ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII. Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [nhiệm kỳ 2016 – 2021].

- Từ 4-2021 đến nay: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Phó chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; tham gia Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương và Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV.

- Ngày 26-7-2021, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, tiếp tục được bầu làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [nhiệm kỳ 2021 – 2026].

TTXVN

Video liên quan

Chủ Đề