Con bọ chui vào tai phải làm sao

Tình trạng dị vật chui vào tai tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng, thế nhưng chúng sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu và đau đớn, đặc biệt là khi xảy ra với trẻ em. Vậy nên xử trí dị vật trong tai như thế nào là đúng cách? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, kỹ thuật xử lý cùng cách phòng tránh để dị vật chui vào trong tai.

1. Tổng quan về hiện tượng dị vật trong tai

Trong trường hợp do bất cẩn, chúng ta vô tình để các vật có kích thước nhỏ hoặc côn trùng chui vào tai. Thông thường, dị vật sẽ bị mắc kẹt tại phần nối của ống tai xương với tai ngoài và khó có thể lấy ra ngoài do khu vực này rất nhỏ hẹp.

Dị vật chui vào tai gây cảm giác khó chịu, đau nhức

Lúc đầu, những con côn trùng hay dị vật mắc kẹt sẽ không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, một số người vì quá nóng vội và hoảng loạn dẫn đến việc dùng kỹ thuật không đúng khi đẩy dị vật ra ngoài gây ra nhiều tổn thương cho vùng tai. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ thuật xử trí dị vật trong tai đúng cách để tránh những tổn hại không đáng có.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng dị vật chui vào tai

Trước khi biết cách xử trí dị vật trong tai, bạn cần nắm rõ những nguyên nhân và yếu tố làm bạn có nguy cơ mắc kẹt dị vật trong tai ngay sau đây:

  • Dùng bông ngoáy tai nhưng bị sót lại phần bông trong tai.

  • Làm rơi nút biểu bì ống tai hoặc nút ráy tai.

  • Tự nhét đồ vật nhỏ như đồ chơi mini, hạt bỏng ngô, hạt cườm, đổ cát. vào tai, giấy, mẩu bánh kẹo vụn,… vào trong tai (đối với trẻ em).

  • Bị các con côn trùng nhỏ chui vào trong tai, điển hình là muỗi, ruồi, kiến, gián,…

Khi côn trùng chui vào trong tai và không ra ngoài, chúng thường vùng vẫy, ngọ nguậy lung tung, thậm chí là cắn làm cho tai của bạn bị chảy máu, phù nề, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng xấu đến màng nhĩ. Trường hợp côn trùng là gián, dế hoặc những con có gai nhọn ở chân khi kẹt trong tai có thể kéo theo nguy cơ rách da ống tai.

Dị vật có thể là những mẩu vụn đồ ăn, giấy, côn trùng,…

3. Nhận biết có dị vật trong tai qua những biểu hiện nào?

Việc phát hiện các dấu hiệu bất thường từ đó thực hiện xử trí dị vật trong tại kịp thời sẽ giúp bạn tránh khỏi những tổn thương không đáng có. Một số biểu hiện khi có vật lạ kẹt trong tai như sau:

  • Đau tai: Đây là cảm giác cơ bản và phổ biến nhất khi có thứ gì đó mắc kẹt trong tai của bạn, lúc này dị vật có thể đã làm tổn hại đến màng nhĩ và gây ra tình trạng nhiễm trùng tai.

  • Mất thính lực tạm thời hoặc nghe không rõ như bình thường.

  • Cảm giác tai bị ù.

  • Chóng mặt.

  • Phát hiện tai bị chảy máu.

  • Da nổi đỏ, ngứa ngáy khó chịu.

  • Thấy nhột và cảm nhận được thứ gì đó đang chuyển động trong tai của bạn.

Suy giảm thính giác, đau nhức, chảy máu là biểu hiện khi có dị vật trong tai

Khi phát hiện những dấu hiệu trên, rất có thể bạn đã bị dị vật chui vào tai. Lúc này, hãy thật bình tĩnh làm theo kỹ thuật xử trí dị vật trong tai được hướng dẫn ở phần nội dung tiếp theo. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc và đến khám tại các cơ sở y tế nếu gặp phải một trong những trường hợp dưới đây:

  • Không thể tự lấy dị vật ra ngoài tai.

  • Khó nghe, không nghe rõ và ù tai.

  • Đau tai dữ dội.

  • Tai bị chảy máu, mủ,…

4. Làm thế nào khi bị dị vật chui vào tai?

Thực tế cách xử trí dị vật trong tai không phải lúc nào cũng giống nhau ở tất cả các trường hợp mà còn tùy thuộc vào dị vật đó ở vị trí nào trong tai, có sâu không và nó ảnh hưởng như thế nào. Khi nhận ra có dị vật bất thường xuất hiện trong tai của bạn, hãy làm theo một số gợi ý sau đây:

  • Đa số dị vật mắc kẹt trong tai sẽ không ảnh hưởng đến tính mạng, do đó bạn nên giữ sự bình tĩnh, không được hoảng hốt. Sau đó kiểm tra xem dị vật nào đang kẹt trong tai của bạn và đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác.

  • Khi đã áp dụng kỹ thuật xử trí dị vật trong tai tại nhà mà vẫn chưa đưa được dị vật ra ngoài, bạn nên đến các phòng khám, bệnh viện uy tín để thực hiện điều trị.

  • Đi khám nếu tai có cảm giác khó chịu, đau nhức, hoặc chảy máu. Lúc này có thể là dị vật đã làm tai bạn bị tổn thương nặng, cần được đi khám càng sớm càng tốt.

  • Tiến hành nội soi khi cảm thấy ù tai và khó khăn khi nghe để kiểm tra tình trạng của màng nhĩ lúc này.

  • Nếu dị vật trong tai bạn là pin cúc áo thì hãy tìm cách lấy nó ra càng nhanh càng tốt, có thể nhờ sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa nếu cần để tránh trường hợp pin phân hủy làm bỏng tai bạn.

  • Những đồ vật dễ bị phình to trong môi trường ẩm ướt thì sẽ càng khó lấy ra hơn nếu để chúng mắc kẹt trong tai một thời gian dài, vì vậy, cách xử trí dị vật trong tai ở những đối tượng này giống như trên.

Người bị dị vật kẹt trong tai nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị

5. Kỹ thuật xử trí dị vật trong tai

Nếu nhận thấy dị vật chưa bị kẹt sâu trong tai và không ảnh hưởng đến màng nhĩ thì bạn có thể tự áp dụng cách xử trí dị vật trong tai như trên tại nhà. Lưu ý, chỉ áp dụng đối với những trường hợp dị vật ở vị trí dễ lấy ra. Cụ thể như sau:

5.1. Đối với vật thể là côn trùng

Dùng 2 mẹo nhỏ sau đây để đưa côn trùng chui ra ngoài tai:

  • Đi vào một không gian tối hoặc tắt hết tất cả các đèn xung quanh, sau đó lấy đèn pin soi vào vị trí côn trùng chui vào. Chúng có xu hướng đi theo ánh sáng nên sẽ di chuyển theo nguồn sáng của bạn và chui bên ngoài tai.

  • Cho vài giọt oxy già vào tai có côn trùng. Một lúc sau, không thấy chúng ngọ nguậy nữa thì thực hiện nghiêng đầu sang một bên nhằm để côn trùng trôi ra ngoài theo dòng nước.

5.2. Đối với những dị vật là đồ chơi, mẫu vật nhỏ

Trường hợp này, bạn hãy sử dụng một cái ống hút hay nhíp nhỏ để lấy dị vật ra ngoài:

  • Nếu vị trí của dị vật không quá sâu, bạn có thể gắp chúng ra bằng nhíp

  • Nếu dị vật có trọng lượng nhẹ, bạn hãy dùng ống hút để hút chúng ra ngoài

Kỹ thuật xử trí dị vật trong tai bằng nhíp hoặc dụng cụ chuyên nghiệp

Tuy dị vật chui vào tai tạm thời chưa gây ra nhiều nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu giữ trong một thời gian dài, dị vật sẽ làm tai bạn bị tổn thương, ảnh hưởng đến màng nhĩ và thính giác và có thể dẫn đến tình trạng chảy máu tai. Vì vậy, bạn nên nắm rõ kỹ thuật xử trí dị vật trong tai sẽ giúp bạn tránh khỏi những tình huống đáng tiếc xảy ra đấy.

Nếu phát hiện dị vật ở quá sâu trong tai, không thể thực hiện lấy ra tại nhà bằng các biện pháp thông thường được, bạn hãy đến ngay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được xử lý kịp thời. Mọi thắc mắc xin liên hệ đường dây nóng 1900 56 56 56 để được tư vấn thêm.

Nếu bị côn trùng chui vào tai, nạn nhân và người nhà cần phải bình tĩnh xử lý, nếu không sẽ rất dễ bị tổn thương màng nhĩ do côn trùng gây ra và do con người tác động vào.

Bị côn trùng chui vào tai khi đang vui chơi hoặc đang ngủ là tai nạn rất hay xảy ra không chỉ với trẻ nhỏ mà ngay cả đối với những người trưởng thành. Đối với những trường hợp này, nếu không biết cách sơ cứu thì nguy cơ bị hỏng tai hoặc tổn thương màng nhĩ là điều khó tránh khỏi.

Theo các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng, trong nhiều trường hợp bị côn trùng chui vào tai, nếu không nhanh chóng đưa ra các biện pháp sơ cứu kịp thời và chính xác thì sẽ để lại nhiều hậu quả khôn lường.

Nếu bị côn trùng chui vào tai, nạn nhân và người nhà cần phải bình tĩnh xử lý. Trường hợp không thể lấy côn trùng ra, cần phải đưa nạn nhân đến viện càng nhanh càng tốt. (Ảnh minh họa).

Thậm chí, nhiều trường hợp do quá cẩn thận nên đưa nạn nhân vào viện để cấp cứu, nhưng trong trường hợp côn trùng là loại bọ cánh cứng, có chân cứng hoặc chân sắc nhọn như: bọ cánh cam, mọt…thì khi đưa đến viện cũng dễ xảy ra những tổn thương đáng tiếc.

Vậy, nếu gặp trường hợp côn trùng chui vào tai, cần phải làm những động tác gì? Chia sẻ về vấn đề này, BS Nguyễn Thành Nam (Viện Tai Mũi Họng) cho biết, khi bị côn trùng chui vào tai, trước hết nạn nhân cũng như người nhà phải hết sức bình tĩnh để xử lý, bởi nếu cuống cuồng chọc ngoáy để cố lấy côn trùng ra, không những không có kết quả mà còn làm tổn thương đến màng nhĩ.

Theo đó, biện pháp đầu tiên khi sơ cứu là phải nhỏ ôxy già hoặc nước ấm vào tai (có thể nhỏ rượu nhẹ, nhưng hạn chế sử dụng), dùng biện pháp này sẽ xảy ra hai trường hợp. Thứ nhất, côn trùng khi bị sặc nước sẽ tự tìm đường ra. Thứ hai, côn trùng có thể sẽ chết trong tai vì bị sặc.

Trong trường hợp côn trùng chết trong tai vì bị sặc nước, nạn nhân cần phải từ từ dốc hết nước ở trong tai ra, sau đó dùng đèn dọi vào tai rồi dùng kẹp y tế để gặp côn trùng ra.

Lưu ý, không nên dùng tăm bông hoặc vật nhọn để khều côn trùng từ trong tai ra, vì như vậy sẽ khiến côn trùng bị nát hoặc đẩy côn trùng vào sâu trong tai.

Trong trường hợp côn trùng bị nát hoặc không lấy được côn trùng ra, người nhà cần phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để có can thiệp y khoa kịp thời, nhằm tránh trường hợp bị viêm nhiễm do xác côn trùng còn ở trong tai.

Để phòng tránh tai nạn do côn trùng chui vào tai, BS Nam khuyến cáo, cần phải vệ sinh sạch sẽ nhà ở, đặc biệt là không ăn ở giường ngủ. Bởi, những đồ ăn rơi ra giường sẽ thu hút các loại côn trùng đặc biệt là kiến.

Ngoài ra, khi ngủ nên mắc màn, không ngủ dưới sàn nhà, cần phải để ý phản hoặc thang giường tránh bị mối mọt. Bởi mối mọt cũng là loại côn trùng rất nhỏ, có thể chui vào tai được khi ngủ.

Nguồn: giadinhvn.vn

Tại phòng khám Tai - Mũi - Họng, một bệnh nhân là nông dân miền Tây Nam bộ đến khám vì có cảm giác lạ trong tai. Khi soi khám thì thấy trong tai bệnh nhân lúc nhúc một đám ấu trùng có lẽ cùa một loại côn trùng thủy sinh nào đó. Đó là một tình huống dị vật chui vào tai khá êm ái! Nhiều tình huống khác thì căng thẳng hơn nhiều.

Con bọ chui vào tai phải làm sao

(Ảnh minh họa)

Phân loại dị vật tai

Có một số cách phân loại dị vật tai khác nhau, cách phân loại và xử lý phổ biến là chia theo 2 nhóm:

  • Dị vật là côn trùng
  • Dị vật là vật thể

Mặt khác, cách xử trí trong thời gian trước khi gặp được bác sĩ chuyên khoa hiệu quả mức nào còn tùy thuộc bệnh nhân là người lớn hay trẻ nhỏ.

Trong thực tế chữa trị, dị vật trong tai là bệnh lý (hay nói đúng hơn là tai nạn) khá thường gặp trong lĩnh vực Tai - Mũi - Họng và xảy ra ở trẻ nhỏ nhiều hơn người lớn.

Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng dị vật trong tai sẽ gây ra khá nhiều sự khó chịu hoặc thậm chí là khá đau đớn, nếu xảy ra ở trẻ nhỏ thì hầu như chắc chắn sẽ làm các bậc phụ huynh rất lo lắng và bối rối.

Vậy nếu bản thân hoặc người thân bị dị vật tai thì nên hành động thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan và cách thức xử lý dị vật trong tai phù hợp để tránh gây thêm tổn thương không đáng có cho tai.

Cách xử trí đối với từng loại dị vật tai

Dị vật là côn trùng

Dị vật tai là côn trùng thì ít gặp hơn (nhưng gây cảm giác kinh khủng hơn!).

Thủ phạm

Các loại côn trùng chui vào tai bệnh nhân mà chúng tôi hay gặp ở các phòng khám là gián, kiến, muỗi, ruồi nhặng, ong ruồi...

Khi chui vào tai, các côn trùng này thường di chuyển, cắn, quẫy đạp...gây đau đớn, phù nề hoặc chảy máu trong tai, đôi khi có thể gây tổn thương màng nhĩ.

Và khi côn trùng là gián hoặc dế thì các gai nhọn ở chân sẽ có thể gây rách da ống tai hay tổn thương màng nhĩ.

Xử trí

Trường hợp đã bị côn trùng chui vào trong ống tai thì cần bình tĩnh, không chọc ngoáy, khều móc lung tung vì có thể làm côn trùng di chuyển, quẫy đạp mạnh hơn nên sẽ đau đớn khó chịu hơn.

Cách xử lý đúng là nhỏ cồn hoặc rượu vào tai (không dùng xăng hay dầu lửa,dễ gây bỏng hoặc gây kích ứng mạnh cho tai). Nồng độ các thứ này sẽ làm côn trùng chui ngược ra ngoài hoặc bị chết.

Nếu chúng chết trong tai thi dùng bơm tiêm bơm nước sạch vào tai (hướng đầu bơm lên trần ống tai), dòng nước sẽ di chuyển và đẩy xác côn trùng ra ngoài.

Còn có cách khác là cho bệnh nhân nằm vào phòng tối rồi để 1 nguồn sáng nhỏ (nến, đèn pin...) bên ngoài tai, theo bản năng, côn trùng sẽ di chuyển về hướng các nguồn sáng nên sẽ ra ngoài (thực tế cách này hiếm khi sử dụng vì hơi lâu có kết quả!).

Nếu đã làm theo cách trên mà vẫn không lấy được dị vật ra thì còn cách cuối cùng chắc chắn hiệu quả: Đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng gần nhất nhờ họ lấy côn trùng ra!

Phòng tránh

Ngoại trừ tai nạn do côn trùng ngẫu nhiên bay lọt vào tai thì chúng ta có thể phòng tránh bằng cách giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng đãng, sáng sủa.

Hạn chế nằm ngủ dưới đất vì côn trùng thường sống và hoạt động gần mặt đất, ở nơi tối tăm, ẩm thấp.

Dị vật là vật thể

Loại này thì thường xuyên gặp hơn. Và xảy ra với trẻ nhỏ nhiều hơn.

Thủ phạm

Dị vật loại này có thể do cơ thể tự tạo ra (nút ráy tai, nút biểu bì ống tai).

Hoặc do người bệnh chủ động đưa từ ngoài vào như khi ngoáy tai bằng que gòn và đầu gòn bị rơi vào trong tai.

Đặc biệt đối với các trẻ nhỏ, chúng hồn nhiên nhét vào tai của chúng với đủ mọi thứ trên đời: từ viên giấy nhỏ, mẩu bánh kẹo cho đến hạt đậu, hạt cườm, viên bi nhỏ, thậm chí là tự đổ cát vô tai...

Xử trí

Với các dị vật to, nằm lấp ló ra ngoài chúng ta đảm bảo gắp, kéo nhẹ nhàng ra.

Phần lớn trường hợp, dị vật sâu hơn, không dễ dàng kéo hay gắp ra thì chúng ta không nên cố sức khều móc vì phần nhiều, trong thực tế, là sẽ đẩy dị vật vô sâu thêm (nhất là các dị vật tròn, trơn).

Hoặc cứ cố khều móc, dị vật di chuyển theo hướng không phù hợp lại gây tổn thương ống tai, tổn thương màng nhĩ (nếu là dị vật cứng, sắc nhọn).

Đối với trẻ em, chúng sẽ khóc, quẫy đạp nhiều nên khi cứ cố tìm cách khều móc dị vật thì nguy cơ gây tổn thương nặng thêm cho tai là rất cao!

Có thể xử lý bằng cách bơm nước như đã trình bày ở phần trên (hướng đầu bơm lên trần ống tai để dòng nước sẽ di chuyển và đẩy dị vật ra ngoài).

Nếu không có kết quả thì tốt nhất là đến gặp bác sĩ Tai - Mũi - Họng để các bác sĩ lấy dị vật ra càng sớm càng tốt!

Tóm lại, nếu bản thân hoặc trẻ em trong nhà bị tình trạng có dị vật trong tai dù là dị vật loại nào thì cũng nên ghi nhớ các nguyên tắc:

  • Bình tĩnh nhận dạng dị vật - không quá cố gắng hay thô bạo lấy dị vật nếu nạn nhân không hợp tác hoặc dị vật ở vị trí khó.
  • Nếu nạn nhân hợp tác tốt thì có thể thử lấy bằng cách thức nhẹ nhàng đã nói ở các phần xử trí nêu trên.
  • Và cách xử lý tối ưu cuối cùng vẫn là nên đưa đến bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để xử lý.