Cơ thể luôn thấy mệt mỏi là bệnh gì năm 2024

SKĐS - Mệt mỏi là điều hoàn toàn bình thường và có thể xảy ra ít nhất một lần trong ngày, tuy nhiên khi bạn cảm thấy mệt mỏi thường xuyên...

Mệt mỏi là điều hoàn toàn bình thường và có thể xảy ra ít nhất một lần trong ngày, tuy nhiên khi bạn cảm thấy mệt mỏi thường xuyên ngay cả khi mới thức dậy, hay sau một giấc ngủ dài thì đó là cả một vấn đề nghiêm trọng. Trong số 20 - 30% trường hợp mệt mỏi thì có nguyên nhân là từ một bệnh dưới đây.

Huyết áp cao hay thấp đều gây mệt mỏi.

Bệnh thiếu máu

Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu: Hầu hết phụ nữ và nam giới bị thiếu máu đều mệt mỏi. Thiếu sắt dẫn đến việc hình thành các tế bào hồng cầu suy giảm dẫn đến lượng ôxy tới các tế bào giảm và nếu não, cơ bắp và một số bộ phận khác không đủ ôxy sẽ khiến bạn mệt mỏi, đặc biệt là khi bạn đi bộ hay làm việc gì cần tới thể lực. Ngoài ra, lượng vitamin B12 thấp: Vitamin B12 là cần thiết cho cơ thể để tổng hợp các tế bào hồng cầu và duy trì hoạt động chính xác của các tế bào thần kinh. Thiếu vitamin này sẽ làm giảm lượng ôxy được cung cấp và làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi.

Stress

Stress là một yếu tố gây mệt mỏi. Có một loại hormon căng thẳng hay còn gọi là hormon cortisol thường tăng nhanh vào ban ngày và suy giảm vào ban đêm. Tuy nhiên, khi bạn quá căng thẳng, hormon này thậm chí không giảm xuống mà còn khiến bạn mất ngủ từ đó dẫn tới mệt mỏi.

Bệnh tim

Mệt mỏi có thể là dấu hiệu đầu tiên của một vấn đề nào đó ở tim, loạn nhịp tim, bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim. Theo các nhà nghiên cứu ĐH Harvard (Mỹ), 71% phụ nữ mệt mỏi trong 1 tháng trước khi bị nhồi máu cơ tim và 43% trong khi có một cơn nhồi máu cơ tim nhẹ. Dấu hiệu quan trọng của chứng nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường là hơi thở ngắn, mệt mỏi và không đau đớn. Nghiên cứu cho thấy, đa số phụ nữ bị đau tim đều cảm thấy mệt mỏi và khó ngủ trước khi phát hiện mình mắc bệnh. Do vậy, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và khó thở khi tập thể dục hay khi leo cầu thang... thì bạn nên kiểm tra sức khỏe tim mạch.

Bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp sản xuất ra các hormon quyết định tốc độ chuyển dưỡng của cơ thể. Nếu hormon tuyến giáp quá ít thì sẽ làm quá trình chuyển dưỡng chậm lại. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, da và tóc trở nên khô, xỉn và bạn có thể tăng cân do cơ thể chậm “đốt cháy” calo. Chân có cảm giác bị sưng và nhịp tim chậm lại. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi đến mức mà cơ thể bị suy nhược.

Bệnh đái tháo đường

Nếu bạn bị tiểu đường typ 1 hay typ 2 thì các tế bào trong cơ thể sẽ không có đủ năng lượng để thực hiện chức năng cơ bản. Chỉ một sự cố gắng nhỏ cũng đủ để làm bạn thấy mỏi mệt vô cùng.

Bệnh huyết áp

Huyết áp cao hay thấp đều gây mệt mỏi. Một số loại thuốc huyết áp cũng có thể gây mệt mỏi. Mệt mỏi cũng là một triệu chứng quan trọng cho thấy thận có vấn đề nào đó như chức năng lọc thải trục trặc khiến huyết áp tăng cao và gây ra bệnh thiếu máu, làm bạn thấy mệt mỏi. Huyết áp thấp thường khiến người mang bệnh bị hoa mắt, chóng mặt và luôn mệt mỏi.

Những bệnh liên quan tới sốt và viêm nhiễm

Hầu hết các viêm nhiễm đều làm bạn cảm thấy ốm yếu, mệt mỏi, đặc biệt là khi chúng có kèm theo sốt. Nếu bệnh ở nội tạng như phổi, tủy xương... tình trạng mệt mỏi sẽ rất trầm trọng. Ví như các bệnh viêm phổi không triệu chứng (thường gặp ở người già), lao và viêm gan; và nếu bạn thường xuyên bị các bệnh về tai mũi họng như viêm mũi dị ứng, viêm amidan, họng hạt... sẽ khiến bạn luôn ốm vặt và mệt mỏi. Ngoài ra, nhiễm khuẩn đường tiết niệu thì mệt mỏi cũng luôn là một triệu chứng rất phổ biến, nhất là khi bạn đang trong quá trình điều trị. Bạn nên nghỉ ngơi, uống thật nhiều nước và có một chế độ ăn uống lành mạnh để khắc phục chúng nhé!

Bệnh về khớp

Đặc điểm của các bệnh này kháng thể chống lại chính cơ thể. Sự tấn công của hệ miễn dịch gây suy kiệt năng lượng cơ thể. Bệnh về khớp gồm viêm khớp, thấp khớp, luput, sừng hóa da.

Những triệu chứng mệt mỏi không thể không đi khám

Nếu bạn mệt mỏi kèm theo các dấu hiệu sau đây thì cần gặp bác sĩ ngay vì những đợt mệt mỏi đột ngột có thể là dấu hiệu báo trước một bệnh nghiêm trọng nào đó:

Khi đau ngực, thở gấp, các cơ bắp trở nên yếu ớt. Những biểu hiện này có thể là dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay trầm cảm nặng.

Hơi thở gấp, đặc biệt là khi bạn nằm xuống hay tập luyện, có thể là dấu hiệu của bệnh mạch vành hay các bệnh liên quan tới phổi.

Sụt cân đột ngột có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư, tiểu đường, bệnh liên quan tới tuyến giáp, viêm nhiễm mạn tính.

Sốt và đổ mồ hôi đêm có thể là dấu hiệu của một viêm nhiễm nghiêm trọng; Da vàng hay xám hoặc mắt vàng có thể biểu hiện của thiếu máu hay viêm gan.

Nhìn 1 hóa 2, mắt mờ, nổi gân ở cổ, da mất cảm giác, đau ở vùng dạ dày, yếu cơ, lõm ở tay/nách/háng, xuất huyết... cũng cần đi khám ngay.

Mệt mỏi có thể do chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh. Tuy nhiên, đằng sau tình trạng này cũng có thể ẩn chứa nhiều bệnh lý khác. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục cảm giác mệt mỏi trong bài viết này nhé.

\>>> Xem thêm:

  • Nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
  • Bệnh truyền nhiễm là gì? Danh sách các bệnh truyền nhiễm thường gặp
  • Cơ thể yếu: Đây là một trong những triệu chứng. Yếu là một triệu chứng của sự rối loạn cơ hoặc hệ thống thần kinh đang suy yếu, dẫn đến các cơ hoạt động không ổn định, sự co bóp cơ trở nên thiếu lực.
  • Cảm thấy bị khó thở: Khi bạn làm việc quá sức hoặc cố gắng làm một việc gì đó có thể sẽ cảm thấy bị khó thở. Khó thở có thể làm giảm đi khả năng hoạt động thể chất, làm cơ thể dễ kiệt sức,… Do đó, khó thở cũng là một trong những triệu chứng khiến người khó chịu.
  • Buồn ngủ: Thường xuyên ngáp, ngủ gật và có cảm giác thèm ngủ bất thường chính là triệu chứng của việc rối loạn mất ngủ dẫn đến tình trạng đau cơ và mệt mỏi trong người.

\>>> Xem thêm: Người bị đau mắt đỏ kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Cơ thể luôn thấy mệt mỏi là bệnh gì năm 2024
Những triệu chứng của mệt mỏi (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây ra mệt mỏi

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự mệt mỏi, gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân do bệnh lý, Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo những nguyên nhân sau đây.

Mệt mỏi không do bệnh lý

Có 7 nguyên nhân thông thường gây ra mà không phải do bệnh lý:

Thức khuya, ngủ không đủ giấc

Tình trạng thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc có thể làm cho hệ cơ suy yếu, mệt kéo dài. Từ đó, làm giảm khả năng hoạt động thể chất, sức khỏe trở nên trì trề. Hãy hạn chế thức khuya, hạn chế sử dụng điện thoại sau 22h giờ đêm, ưu tiên giấc ngủ để có một trạng thái cơ thể tốt nhất vào ngày mới.

Giảm cân không lành mạnh

Có nhiều trường hợp giảm cân không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra sự mệt mỏi. Ví dụ, nhiều người cắt giảm khẩu phần ăn hằng ngày, ăn quá ít hoặc nhịn ăn để giảm cân,…sẽ làm cho lượng đường trong máu bị mất cân bằng. Từ đó gây ra tình trạng uể oải.

Thiếu máu

Cơ thể của những người có tiền sử thiếu máu cũng thường xuyên suy nhược, khó chịu. Đặc biệt, Thiếu máu ở phụ nữ thường chiếm tỉ lệ cao hơn vì thường xuyên trải qua chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, nữ giới nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt và bổ sung sắt để hạn chế tình trạng thiếu máu, tránh trường hợp thể trạng mệt mỏi kéo dài.

Bị stress quá lâu

Áp lực trong công việc, cuộc sống, tinh thần gây ra tình trạng Trầm cảm cũng là nguyên nhân của việc mệt mỏi. Khi bị stress kéo dài hoặc có những bất ổn về tinh thần sẽ làm cho cơ thể chán ăn, uể oải, đau đầu,…

\>>> Xem thêm: Viêm quanh khớp vai là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Cơ thể luôn thấy mệt mỏi là bệnh gì năm 2024
Bị stress áp lực quá lâu sẽ dẫn đến mệt mỏi (Nguồn: Internet)

Do mắc chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là một tình trạng phổ biến hiện nay. Dẫu vậy, người mắc chứng này thường sẽ không biết. Tình trạng ngưng thở này xảy ra ngắt quãng trong đêm và làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Do đó, việc bạn nghĩ rằng mình đã ngủ đủ giấc nhưng không phải, vậy nên cơ thể thường uể oải mỗi khi thức dậy.

Sử dụng quá nhiều caffeine

Caffeine có thể giúp tỉnh táo nhanh và tăng khả năng tập trung, nhưng ở một số người, nếu như dung nạp quá nhiều caffeine sẽ có biểu hiện mệt, buồn nôn, khó thở, tim đập nhanh,… Vì vậy, cần cắt giảm dần lượng caffeine nạp vào mỗi ngày từ nước ngọt, cà phê, trà…Tuy nhiên việc ngừng uống đột ngột sẽ phản tác dụng và gây mệt mỏi hơn.

Do thiếu vitamin B12 trong chế độ ăn uống

Vitamin B12 có chức năng trong việc vận chuyển methyl, chuyển hóa axit nucleic cũng như giúp tổng hợp và sửa chữa myelin. Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu. Do đó, nếu trong khẩu phần ăn của bạn không bổ sung đủ loại vitamin này sẽ gây ra tình trạng thiếu máu, cơ thể suy nhược, người luôn mệt mỏi,….

Mệt mỏi do bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân gây ra mệt mỏi trên, còn có các nguyên nhân đến từ bệnh lý có thể tham khảo như:

Hội chứng mệt mỏi mãn tính

Hội chứng mệt mỏi mạn tính hay còn gọi là CFS (viêm cơ não tủy – ME) có các triệu chứng giống với đau cơ xơ hóa. Những biểu hiện thường thấy đó là lơ ngơ, mệt trong người, đau, rối loạn giấc ngủ,…Chỉ có khoảng 0,5% trong tổng số 25% dân số có tình trạng mệt mỏi mãn tính là đủ tiêu chuẩn để xác định mắc CFS. Hội chứng này được thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ nhỏ.

Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường

Những người mắc bệnh đái tháo đường sẽ có lượng đường trong máu cao bất thường. Ở những người mắc bệnh này sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi dai dẳng, kéo dài, nhìn mờ, khát nhiểu, uống nhiều,…

Ảnh hưởng của bệnh huyết áp

Bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi có thể là do ảnh hưởng của bệnh cao huyết áp. Thông thường, khi sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp như như statin cũng có thể gây mệt, uể oải, gây ra tình trạng yếu cơ, đau cơ,…

\>>> Xem thêm: Thay khớp gối và những lưu ý quan trọng khi thực hiện

Cơ thể luôn thấy mệt mỏi là bệnh gì năm 2024
Ảnh hưởng của bệnh huyết áp (Nguồn: Internet)

Ảnh hưởng của bệnh tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp có thể làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Từ đó khiến cho cơ thể luôn trong trạng thái uể oải, khó chịu, mỏi mệt và tăng cân,… Nếu muốn biết mình có mắc bệnh tuyến giáp hay không, có thể đến bệnh viện để làm xét nghiệm hormone tuyến giáp.

Ảnh hưởng của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu hay còn gọi UTI. Triệu chứng của bệnh thường có cảm thấy đau rát khi tiểu tiện, tiểu kém, tiểu không ra làm bạn cảm thấy mệt. Do đó, nhiễm trùng đường tiết niệu cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến thể trạng của bạn.

Do mắc bệnh về đường hô hấp

Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh về đường hô hấp, suy hô hấp, viêm mũi dị ứng,… cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra sự mệt mỏi, khó thở, thở gấp,…Nếu bệnh không thuyên giảm có thể gây ra tình trạng mệt kéo dài.

Do mắc bệnh tim mạch

Mệt mỏi cũng có thể là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn mắc bệnh về tim mạch. Các triệu chứng ở nam giới và nữ giới không giống nhau. Ở nam giới, triệu chứng đau tim thường xuất hiện phổ biến, còn ở nữ giới thường có các biểu hiện như ợ chua, buồn nôn, khó thở, tức ngực và cực kỳ mệt mỏi,….

Mắc các bệnh liên quan đến Sốt hoặc viêm nhiễm

Một số trường hợp bị viêm nhiễm hoặc mắc các bệnh liên quan đến Sốt cũng sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi. Ví dụ như mắc các bệnh về nhiễm trùng mạn tính như: nhiễm trùng van tim, bệnh ký sinh trùng,viêm gan, nhiễm HIV,….

\>>> Xem thêm: Chụp CT phổi để làm gì? Ở đâu? Quy trình và đối tượng cần chụp

Cơ thể luôn thấy mệt mỏi là bệnh gì năm 2024
Mắc các bệnh liên quan đến Sốt hoặc viêm nhiễm (Nguồn: Internet)

Khi nào người bị mệt mỏi cần đến gặp Bác sĩ?

Mệt mỏi không giống như những bệnh lý đặc biệt khác. Trong một số trường hợp nhất định, tình trạng mệt mỏi có thể biến mất sau khi cơ thể được nghỉ ngơi, ăn uống và ngủ đủ,.. Tuy nhiên, nếu tình trạng mệt mỏi trở thành mãn tính kèm theo những triệu chứng bất thường khác thì đây là triệu chứng cần phải đến bệnh viện gặp bác sĩ để thăm khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Một số câu hỏi thường gặp:

Tại sao trong người luôn cảm thấy mệt mỏi?

Có nhiều nguyên nhân làm cho người luôn cảm thấy mệt mỏi, có thể là do chế độ sinh hoạt, ăn uống và tập luyện của bạn không phù hợp, làm cho cơ thể suy nhược, thiếu chất,…Từ đó gây ra các biểu hiện uể oải, thèm ngủ, đau nhức, mỏi mệt.

Uống gì để hết mệt mỏi?

Nếu cảm thấy cơ thể mệt mỏi bạn có thể bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, bổ sung vitamin A, C, D, E,…để nạp năng lượng, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Hoặc cũng có thể uống các loại nước ép trái cây như cam, táo, uống nước dừa,..để làm mát cơ thể, giảm stress, mệt mỏi.

Những thay đổi cần thiết trong chế độ ăn uống và lối sống hàng ngày để tăng cường năng lượng và sức đề kháng là cách để giúp bạn có thể giảm thiểu sự mệt mỏi. Hy vọng, bạn có thể xây dựng một lối sống khoa học để đảm bảo sức khỏe tốt nhất nhé. Đừng quên theo dõi các Tin tức y tế và đặt lịch khám TẠI ĐÂY hoặc gọi về HOTLINE để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.