Có thể không biết nhiều điều những ít nhất cần biết mình vì sao

Không khó để làm người văn minh, nhưng cũng rất dễ để trở thành người bất lịch sự. Chỉ cần một câu nói, một hành động thiếu tế nhị là bạn đã tự tay đánh mất một mối quan hệ vốn dĩ cần trân trọng.

Suy cho cùng, chính những điều ứng xử hàng ngày, những câu nói, hành động với đồng nghiệp, bạn bè, sẽ nói lên bạn là người như thế nào. Vì vậy, với một mối quan hệ dù thân hay sơ, gần hay xa, khác biệt về mặt hoàn cảnh, địa vị ra sao thì chỉ cần bạn đảm bảo những quy tắc cư xử, giao tiếp dưới đây thì đảm bảo, bạn sẽ luôn nhận được sự tôn trọng, quý mến của đối phương.

Biết nhiều không bằng biết điều. Đừng bao giờ quên 30 quy tắc cư xử, giao tiếp dưới đây thì chắc chắn, những người khó tính nhất cũng không bao giờ có thể phàn nàn bất kì điều gì về bạn.

Có thể không biết nhiều điều những ít nhất cần biết mình vì sao

Có thể không biết nhiều điều những ít nhất cần biết mình vì sao

Có thể không biết nhiều điều những ít nhất cần biết mình vì sao

Có thể không biết nhiều điều những ít nhất cần biết mình vì sao

Có thể không biết nhiều điều những ít nhất cần biết mình vì sao

Có thể không biết nhiều điều những ít nhất cần biết mình vì sao

Có thể không biết nhiều điều những ít nhất cần biết mình vì sao

Có thể không biết nhiều điều những ít nhất cần biết mình vì sao

Theo Super Juner

Nếu có thêm một giác quan thứ 7 thì đó là việc bạn hiểu bản thân mình đến đâu, bạn là ai và bạn đang ở vị trí nào trong cuộc sống và trong các mối quan hệ xung quanh bạn…

Chúng ta đều đã biết đến 6 giác quan gồm: Xúc giác, khứu giác, thính giác, thị giác, vị giác và linh cảm. Thời làm báo Hoa học trò, tôi đã đưa khái niệm giác quan thứ 7 vào các bài trắc nghiệm bản thân, Kokology với mong muốn phát triển khái niệm này. Giác quan thứ 7 là giác quan phụ trách việc bạn hiểu bản thân đến đâu, định vị được bản thân cũng như biết mình là người thế nào, bởi có rất nhiều người thực sự không biết mình là ai, mình đứng ở đâu.

Có những kẻ mang ảo tưởng gà trống, luôn tin rằng mình là người chịu trách nhiệm gọi mặt trời dậy. Nếu không có mình thì không có mặt trời. Ảo tưởng gà trống là căn bệnh khó chữa trị cũng như gây khó chịu cho mọi người xung quanh. Tôi đã tiếp xúc với nhiều “ngôi sao” kiểu đó rồi. Tục gọi là chém gió. Chém gió thành bão và chém bão thành… tin. Họ tin vào những điều họ đã chém. Họ tưởng mình là số 1 hoặc ít ra, họ cũng phải thuộc top 10. Những “ngôi sao” ấy tự tin một cách quá đáng khi cho mình cái quyền được ngồi trên kẻ khác. Thế nên mặc dù rất hoan nghênh sự tự tin đi chăng nữa thì tôi cũng chẳng vỗ tay nổi với những trò lố của họ. Bệnh tưởng của họ khiến chúng ta khó chịu, khiến vài người tổn thương và thật chẳng giúp ích gì cho chính công việc của họ.

Nhưng ảo tưởng gà trống còn chữa được nhờ những cú tạt nước của những người thẳng thắn. Nhờ những cú ngã dúi dụi của cuộc sống. Nhờ sự trưởng thành, sự học hỏi và trải nghiệm nhiều hơn. Chứ bệnh ảo ảnh gà mái mới thực đáng sợ. Giống như con gà mái luôn mang ảo ảnh về việc mình chẳng làm được gì ngoài việc đẻ trứng. Thậm chí luôn tự kỷ về việc mình đẻ trứng là nhờ gà trống, mình chỉ là con gà mái ngốc nghếch thì mới đáng sợ. Những người hoàn toàn mất khả năng tin tưởng ở bản thân mình. Thiếu tự tin. Luôn nghĩ mình chỉ là phương án thay thế, người thừa, kém cỏi và thua hết mọi người. Tự kỷ. Luôn tự kỷ rằng mình chỉ bé như cái hạt cát mà bỏ qua những cơ hội trong đời.

Những cơ hội đến rồi đi đôi khi chỉ trong một sát na, có lúc chỉ là cánh cửa hẹp chỉ lọt vừa đủ khe sáng, lại có khi chỉ như là một sự tình cờ. Kiểu như bạn còn thiếu đúng 500 đồng để vừa đủ 10.000 đồng mua một món đồ thì may mắn thay, bạn lục túi ra tờ 500 đồng mà hôm lâu lắc, có đứa bạn ghi tạm số điện thoại vào đấy rồi đưa cho bạn vậy. Hay khi một ai đó bất ngờ gặp sự cố và bạn là người được gọi để thay thế. Với người tự tin, họ sẽ nắm lấy cơ hội ấy và phát huy cơ hội ấy đến rực rỡ. Còn với những kẻ không biết mình là ai sẽ chỉ coi đấy như việc đáng xấu hổ. Kiểu không có chó bắt mèo ăn. Tại sao ta lại coi thường chính bản thân ta như vậy? Thật tình tôi không hiểu nổi họ nữa. Vì thế tôi nói: Cần phải biết định vị bản thân để biết mình là ai, mình đang ở đâu, mình có những khả năng gì. Và nếu cơ hội đến, mình sẽ nắm bắt nó, phát huy nó.

Muốn biết bản thân mình là ai, định vị được mình, hiểu thấu con người của mình thì trước nhất: Hãy biết yêu bản thân mình hơn. Yêu bản thân và biết trân quý bản thân của mình. Chỉ có những ai yêu bản thân thì mới có thể yêu được người khác. Bởi nếu bản thân mình mà mình còn không biết yêu thì mong gì yêu được người khác? Thứ 2 là luôn biết tự rà soát lại bản thân. Nghiêm khắc và thành thật với chính mình. Chỉ có vậy thì mới hiểu mình thiếu điều gì, điểm mạnh nào mình có, điểm yếu nào mình cần phải tăng cường và chỉnh trị mỗi ngày.

Để tự tin hơn thì trước hết phải có kiến thức. Muốn có kiến thức thì phải biết lắng nghe, biết tìm tòi, biết thực hành, dũng cảm thử sai để đi tìm cái đúng. Có kiến thức dù chưa chắc đã có ngay sự tự tin thì ít ra cũng đủ để không thành kẻ tụt hậu. Muốn tự tin hoàn toàn thì cần phải biết vượt lên chính mình mỗi ngày. Để hôm nay của mình luôn phải tốt hơn hôm qua, tử tế hơn hôm qua, và biết ngày mai mình sẽ làm gì. Đó là xác lập những mục tiêu cần phải đạt được, đặt ra những mục tiêu để phấn đấu. Dù cho đó chỉ là mục tiêu bé tí xíu thì cũng phải biết khen ngợi bản thân mình khi mình đã vượt qua. Đặng mà còn tiếp tục phấn đấu.

Giác quan thứ 7 thật sự là cần vì thế.

Nghĩ vội viết nhanh đụng phải ai thì tự chịu vậy!

Có thể không biết nhiều điều những ít nhất cần biết mình vì sao

Trong cuộc sống khi giao tiếp với người khác, đôi khi bạn cũng mắc những lỗi giao tiếp cơ bản. Bởi chỉ một sơ xuất nhỏ bạn dễ trở thành người bất lịch sự và đôi khi đánh mất một mối quan hệ tốt. Chính vì vậy, biết điều trong cuộc sống, trong giao tiếp, trong các mối qua hệ là vô cùng cần thiết.

Biết điều là gì? 

Bạn nghe qua rất nhiều người nói nên biết điều đi, và gần đây là câu nói “cái gì cũng biết chỉ biết điều là không biết”. Thế nhưng đôi khi bạn khá mơ hồ về nó. Biết điều chính là biết phân biệt những điều đúng sai, từ đó biết điều chỉnh hành vi của mình để phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Trên cơ sở chủ động và quan tâm đến cảm nhận của những người xung quanh.

Sống biết điều – Chơi đúng kiểu ngày nay không còn quá xa lạ trong xã hội hiện đại. Thoạt nghe “biết điều” và “hiểu chuyện” có ý nghĩa như nhau về mặt ngữ pháp. Thế nhưng về thái độ lại có sự khác nhau. Người ta dùng “hiểu chuyện” để khen ngợi hàm ý tích cực, còn “biết điều” dùng với nghĩa tiêu cực.

Không biết điều là gì?

Người không biết điều rõ ràng có thể là họ biết làm điều gì phù hợp với chuẩn mực chung, nhưng đôi khi vì sở thích, lợi ích cá nhân mà họ lại sống không biết điều.

Sự biết điều đa phần chỉ hành vi, hành động, lời nói của con người. Để trở thành người biết điều cũng không khó, bạn chỉ cần biết điều chỉnh hành vi, thái độ, lời nói phù hợp với từng hoàn cảnh, có cách ứng xử phù hợp với từng thời điểm, từ đó kiểm soát được bản thân trước mọi tình huống. Chỉ cần bạn quan sát, học hỏi, tự mình kiểm chứng và rút ra kinh nghiệm thì bạn sẽ biết cách cư xử phù hợp theo chuẩn mực của xã hội và tính cách của bản thân mình. Khi bạn dung hòa được những điều đó, thì bạn sẽ hình thành một lối sống văn minh.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào mình cũng phải biết điều. Ví dụ, công ty bạn bắt bạn đóng một khoản tiền “vô lý” nhưng mọi người đều đóng và quy chụp bạn là người không biết điều vì không đóng tiền cho họ. Hay không biết điều vì không làm điều gì đó… Với những khoản biết điều như vậy thì bạn không cần biết cũng được.

Đặc biệt, biết điều càng không phải là lúc mình phải làm hài lòng tất cả mọi người. Mỗi người mỗi ý, bạn không thể chiều lòng tất cả họ được. Trở thành người biết điều bạn phải biết chuẩn mực xã hội và tính cách của mình. Muốn biết điều với người khác, trước tiên bạn hãy là người biết chính mình. Hãy dành thời gian để quan sát thói quen, hành động, suy nghĩ của bản thân… Khi đã làm chủ và kiểm soát tốt bản thân bạn sẽ quyết định được bạn mong muốn biết điều với những người xung quanh bạn như thế nào.

Nhưng đôi khi người sống biết điều quá lại làm khổ bản thân. Càng biết điều thì người khác lạ không để ý đến bạn. Bởi người ta không quan tâm bạn, bạn cũng sẽ không nổi nóng và tức giận vô cớ. Nếu có khó khăn bạn sẽ tự gánh vác 1 mình. Nhưng cũng có một số người lợi dụng sự biết điều của bạn mà đời hỏi như lẽ thường tình. Mọi việc họ đùn đẩy và giao cho bạn, bạn làm sai thì họ trách cứ. Biết điều quá sẽ làm người khác hư và tự hành hạ bản thân mình. Bởi mới nói, sống biết điều cũng là một nghệ thuật.

>>Cách sống của con người biết điều ở Đời

Thế nào là sống không biết điều?

“Biết nhiều không bằng biết điều Biết điều”, câu nói đó cho thấy tầm quan trọng của sự biết điều trong cuộc sống. Dù là mối quan hệ gì, địa vị ra sao đi chăng nữa, cư xử phù hợp tôn trọng người khác chính là lúc bạn tôn trọng chính mình.

Người văn minh sẽ không chia tay qua tin nhắn: Bạn và người yêu có những xích mích và có thể dẫn đến chia tay. Thế nhưng 2 bạn đừng nên chia tay qua tin nhắn mà hãy gặp mặt trực tiếp để thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.

Nếu bạn mượn sách của ai đó, đừng quên hẹn ngày giờ trả và trả lại đúng hẹn. Điều này thể hiện bạn là người biết điều, biết cư xử và tôn trọng đồ vật, tài sản của người khác.

Tiền bạc luôn là vấn đề nhạy cảm, khi gặp khó khăn bạn có thể mượn tiền những người thân quen. Thế nhưng hãy trả đúng hẹn, đừng để người khác đòi bạn mới trả. Đôi khi việc mượn tiền sẽ làm bạn đánh mất một mối quan hệ tốt.

Khi bạn ăn uống với bạn bè, đừng nên chăm chút nhìn vào điện thoại, hãy trò chuyện và lắng nghe người khác nhiều hơn.

Nếu bạn được người khác nấu cho bạn ăn, thì hãy là người dọn dẹp và rửa chén. Đó là cách giúp bạn cảm ơn bữa ăn mà họ đã nấu cho bạn và thể hiện mình là người biết cách cư xử.

Bạn muốn ghé thăm nhà người quen, hãy gọi điện và thông báo trước cho họ. Điều này sẽ giúp chủ nhà không bị lúng túng , ngại ngùng khi bạn đến và chuẩn bị chu đáo hơn.

Lời nói phải đi đôi với hành động. Nếu bạn nói “tôi mời” thì bạn sẽ là người thanh toán bữa ăn. Nếu bạn nói “đi ăn đi” thì mỗi người sẽ tự thanh toán phần của người đó.

Khi bạn mượn xe của người khác để dùng, khi trả xe hãy đổ đầy bình xăng cho họ. Điều này sẽ giúp bạn không phải áy náy và người khác sẽ đánh giá tốt về bạn.

Tiếp theo luôn luôn chừa thức ăn, dù người mua luôn nói họ không ăn, nhưng hãy chừa cho người mua về.

Bạn ngủ lại nhà người khác, sau khi thức dậy hãy là người gấp gọn chăn mền trước khi rời đi. Hành động này sẽ giúp bạn ghi điểm với chủ nhà.

Khi bạn nói chuyện hãy để ý đến không gian xung quanh. Nói chuyện vừa phải, không quá to, không quá nhỏ. Tránh cười hay nhìn chằm chằm vào người khác. Điều này sẽ làm cho người khác cảm giác khó chịu và ấn tượng không tốt về bạn.

Không ai muốn ra đường với một bộ quần áo dính nước cả. Vì thế, các lái xe nên nhớ rằng đừng đi nhanh qua vũng nước mà hãy chạy chậm lại để nước không bắn lên người khác.

Đừng nên hút thuốc ở những nơi công cộng, đặc biệt là trước mặt phụ nữ. Nếu bạn muốn thì hãy xin phép họ trước 1 tiếng.

Khi bước vào phòng bạn nên là người chào tất cả mọi người. Dù bạn là ai thì lời chào sẽ giúp mọi người gắn kết với nhau và chứng tỏ bạn là người biết trên biết dưới.

Khi bạn đang đi trên đường bắt gặp một người chào bạn mà bạn không biết là ai, lúc này bạn nên lịch sự chào lại họ.

Ai đó xúc phạm bạn, điều đầu tiên là hãy bình tĩnh, đừng nổi nóng với họ. Bạn hãy mỉm cười đó chính là việc mà bạn cần làm.

Trong một cuộc trò chuyện bạn cần biết những điều sau: không được hỏi về tuổi tác, giữ bị mật về tiền bạc, cãi vả trong gia đình, tôn giáo, sức khỏe, quà tặng, sự vinh danh và sự thất sủng.

Thể hiện sự tôn trọng người khác bằng cách để ý đến đôi giày của mình. Đôi giày của bạn lúc nào cũng nên sạch sẽ để người khác cảm thấy bạn chỉnh chu trong mọi chi tiết.

Mùi thơm là thứ giúp bạn tăng phần quyến rũ và hoàn hảo. Thế nhưng, nguyên tắc sử dụng nước hoa là xịt vừa phải, đôi khi mùi nước hoa nồng nặc làm người khác cảm thấy khó chịu.

Ăn mặc cũng thể hiện sự biết điều của bạn. Chọn trang phục phù hợp với từng hoàn cảnh sẽ giúp bạn ghi điểm với người đối diện. Hãy chọn những loại quần áo đơn giản nhất bởi chúng sẽ lâu lỗi thời. Đừng chạy đua với thời trang, ăn mặc phù hợp với chính bạn sẽ tạo thiện cảm với người khác.

Nếu bạn có một cuộc gọi nhỡ, nếu không thể gọi lại được, bạn nên gửi một tin nhắn cho người đó.