Cơ sơ pháp lý của công trình xây dựng

Để quyết định cho phép khởi công một dự án xây dựng, điều cần quan tâm là nhà thầu đó có đủ năng lực thực hiện không? Có đảm bảo an toàn không? Để đánh giá điều đó cần dựa vào hồ sơ pháp lý của nhà thầu xây dựng một dự án.

 

Hồ sơ pháp lý cần những gì?

Hồ sơ pháp lý trước khi khởi công xây dựng

Trước một tuần khởi công xây dựng, các chủ đầu tư nên điền thông báo khởi công theo mẫu của ủy ban nhân dân phường. Ngoài mẫu thông báo cần chuẩn bị hồ sơ pháp lý trước khi khởi công gồm các giấy tờ: 

  • Giấy phép hoạt động kinh doanh;
  • Hợp đồng thi công xây dựng;
  • Giấy phép xây dựng;
  • Hợp đồng lao động của người chỉ huy thi công với công ty;
  • Quyết định bổ nhiệm chỉ huy thi công;
  • Bảo hiểm tai nạn lao động công nhân;
  • Bằng cấp chuyên môn liên quan;
  • Bản vẽ đã được duyệt;
  • Giấy phép xin sử dụng lòng lề đường;
  • Hợp đồng ép cọc và giấy phép đăng ký với công trình sử dụng máy ép, bản thiết kế chi tiết với công trình trên 3 sàn;

Giấy phép đăng ký kinh doanh trong hồ sơ pháp lý của nhà thầu xây dựng

Ngoài ra các chủ đầu tư cần yêu cầu nhà thầu thi công dựng các biển cảnh báo an toàn lao động và tên công trình. Các vấn đề này ảnh hưởng đến tiến độ thi công của công trình nên cần chuẩn bị trước để gây trễ nãy khi bị lập biên bản.

Hồ sơ pháp lý do Chủ đầu tư tập hợp

Thông báo trúng thầu dự án, quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án của cấp có thẩm quyền.

Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Hợp đồng xây dựng chi tiết giữa Chủ đầu tư với Nhà thầu tư vấn thực hiện khảo sát xây dựng, thiết kế, nhà thầu thi công xây dựng chính chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng cũng như hợp đồng giữa nhà thầu chính, tổng thầu và các nhà thầu phụ  gồm tư vấn và thi công xây dựng. Giám sát thi công xây dựng kiểm định chất lượng, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực.

 

Hồ sơ pháp lý do chủ đầu tư tập hợp phải đầy đủ nhất

Văn bản chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền về việc cho phép sử dụng công trình  có liên quan đến dự án gồm:

  • Sử dụng điện;
  • Cấp thoát nước, sử dụng hệ thống nước thải chung;
  • Khai thác dầu mỏ, khoáng sản;
  • Khai thác nguồn nước ngầm;
  • An toàn giao thông bộ, thủy;
  • An toàn các công trình gần đê, bảo vệ, chui đê đem,…

Phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du đập do chủ đập lập được Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý địa bàn bị ảnh hưởng ngập lụt phê duyệt

Các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực của nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng kể cả các nhà thầu nước ngoài gồm:

  • Chứng chỉ thiết kế xây dựng;
  • Chứng chỉ thi công xây dựng;
  • Chứng nhận giám sát thi công xây dựng, kiểm tra và đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực;
  • Chứng nhận kiểm tra sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng;

Tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của các cơ quan quản lý nhà nước kèm theo thiết kế cơ sở theo quy định.

Kết quả thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công của Chủ đầu tư kèm theo hồ sơ thiết kế theo quy định.

Hồ sơ pháp lý khởi công của nhà thầu và chủ đầu tư bao gồm những gì?

Sau khi hoàn thành xin giấy phép, thì nhà thầu và chủ đầu tư cần hoàn thành các thông tin hồ sơ sau:

Nhà thầu thi công cần:

  • Danh sách công nhân và hợp đồng lao động thi công.
  • Hợp đồng thi công.
  • Giấy chứng nhận hành nghề  hoặc đăng ký kinh doanh.
  • Thông báo quyết định giám sát- chỉ huy thi công.
  • Hồ sơ năng lực, chứng chỉ giám sát của nhà thầu tại công trình.
  • Bảo hiểm lao động của công nhân.

Chủ đầu tư cần:

  • Thông báo về việc khởi công xây dựng công trình.
  • Cung cấp giấy phép xây dựng.
  • Bản thiết kế xây dựng được cấp.

Hồ sơ pháp lý của nhà thầu và chủ đầu tư là các giấy tờ được thẩm định

Để đảm bảo việc khởi công và quá trình xây dựng được diễn ra thành công tốt đẹp, các chủ đầu tư và nhà thầu cần thi hành đúng theo hiện hành luật xây dựng. Hồ sơ pháp lý sẽ được lưu lại trong suốt quá trình thi công và nghiệm thu.

Hồ sơ pháp lý công ty xây dựng

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:

  • Giấy chứng nhận đăng ký mã số Thuế.
  • Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng [nếu có KTT].
  • Quyết định bổ nhiệm Giám đốc hoặc tổng giám đốc.
  • Điều lệ doanh nghiệp.
  • Bản đăng ký mẫu dấu và chữ ký người chịu trách nhiệm trước pháp luật và người được ủy quyền theo mẫu của TK ngân hàng.
  • CMND của Giám đốc hoặc tổng giám đốc và Kế toán trưởng.
  • Danh sách  Ban lãnh đạo và Hội đồng thành viên công ty.

Giấy chứng thực người đại diện pháp luật và các cổ đông. Với cổ đông là tổ chức thì cần các giấy tờ:

  • Bản sao chứng thực cá nhân theo ủy quyền và quyết định ủy quyền.
  • Bản sao điều lệ hoặc tài liệu khác.
  • Bản sao quyết định thành lập công ty.
  • Bản sao chứng nhận đăng ký thuế và kinh doanh.

Người đại diện pháp luật có vai trò nòng cốt trong hồ sơ pháp lý công ty xây dựng

Dự thảo về điều lệ của công ty được thống nhất  và có chữ ký của người đại diện pháp luật.

Bản sao cá nhân chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

Danh sách cổ đông và có chữ ký của từng thành viên. 

Chứng chỉ hành nghề của các doanh nghiệp và nộp kèm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan thẩm quyền.

Đối với các công trình xây dựng thì từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, các chủ thể liên quan phải tiến hành lập các hồ sơ liên quan. Vậy danh mục hồ sơ pháp lý và lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng được Luật xây dựng và các văn bản liên quan quy định như thế nào. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các quy định liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

– Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

1. Lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình

Tại Điều 12 Thông tư số 26/2016/TT-BXD ban hành ngày 26/10/2016 có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2016 thì việc lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình được quy định cụ thể như sau:

– Chủ thể thực hiện việc lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng: Chủ đầu tư công trình xây dựng.

– Thời điểm lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng: trước khi tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào khai thác, sử dụng. Hồ sơ nộp vào Lưu trữ lịch sử của công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

1. Hồ sơ chuẩn bị đầu tư xây dựng và hợp đồng

Tại phụ lục VIb của Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng có quy định về hồ sơ chuẩn bị đầu tư xây dựng và hợp đồng. Đối với hồ sơ này sẽ bao gồm các tài liệu sau:

– Quyết định chủ trương đầu tư xây dựng và Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng: Có thể hiểu chủ trương đầu tư là một văn bản quyết định của cơ quan có thẩm quyền về các nội dung phê duyệt dự án. Đồng thời sau khi có quyết định chủ trương đầu tư phải kèm theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, tức báo cáo về tính khả thi ngắn hạn, trước mắt của công trình sẽ được đầu tư xây dựng.

Xem thêm: Xử phạt hành vi không khai báo lưu trú của khách sạn, nhà nghỉ

– Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: là văn bản do cơ quan cps thẩm quyền tiến hành phê duyệt dự án đầu tư để đưa dự án đi vào thực hiện.

Sau báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng để xác định công trình có đủ hay không điều kiện để đưa vào thực hiện.

– Các văn bản thẩm định, tham gia ý kiến của các cơ quan trong việc thẩm định dự án đầu tư xây dựng và thiết kế cơ sở, việc thẩm định này là băt buộc để xem xét các điều kiện của công trình xây dựng.

– Trường hợp xây dựng phải thu hồi đất thì cần kèm theo phương án đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng tái định cư để đảm bảo việc bồi thường cho người bị thu hồi đất đúng thời hạn, đảm bảo ổn định cuộc sống cho bên bị thu hồi.

– Các văn bản của các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề quy hoạch hoặc các vấn đề về bảo đảm an toàn môi trường…

– Các giấy tờ chứng minh việc xây dụng công trình được xây dựng trên đất hợp pháp như: Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan hoặc hợp đồng thuê đất.

– Công trình xây dựng phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền do đó hồ sơ cần kèm theo Giấy phép xây dựng, tùy thuộc vào từng công trình mà sẽ xác định cơ quan cấp nào sẽ cấp phép xây dựng.

– Công trình có sự tham gia của các nhà thầu thì hồ sơ cần kèm theo các văn bản về sự tham gia của các nhà thầu như: Quyết định chỉ định thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn các nhà thầu.

Xem thêm: Kinh doanh lưu trú là gì? Điều kiện đối với kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch?

– Nhà thầu trúng thầu còn phải đáp ứng các điều kiện về năng lực do đó hồ sơ cần các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực của các nhà thầu.

Như vậy, đối với hồ sơ chuẩn bị đầu tư xây dựng và hợp đồng cần chuẩn bị đầy đủ các danh mục tài liệu vừa nêu trên để được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ theo đúng trình tự pháp luật.

2. Hồ sơ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình

Tại phụ lục VIb của Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng có quy định về Hồ sơ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình. Đối với hồ sơ này sẽ bao gồm các tài liệu sau:

– Hồ sơ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình với bản chất là các nội dung liên quan đến hoạt động khảo sát và thiết kế mà do đó nội dung hồ sơ này cần phải có văn bản nêu được về nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát, báo cáo khảo sát xây dựng công trình để thể hiện toàn diện các nội dung về khảo sát và thiết kế công trình theo quy định.

– Việc nghiệm thu kết quả công trình cần được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt do đó hồ sơ cần kèm theo thông báo chấp thuận nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng.

– Việc thẩm định, thẩm tra thiết kế xây dựng của Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình do chủ thể có thẩm quyền quyết định do đó hồ sơ này cần kèm theo kết quả thẩm tra, thẩm định thiết kế xây dựng.

Khi đã thẩm định, thẩm tra xong thiết kế thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành ban hành quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng công trình kèm theo: hồ sơ thiết kế xây dựng công trình và các chỉ dẫn kỹ thuật nộp kèm hồ sơ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình.

– Văn bản thông báo chấp thuận nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình: khi cơ quan có thẩm quyền đã xem xét và chấp thuận nghiệm thu thì sẽ phải có văn bản đồng ý và nộp kèm theo hồ sơ.

Xem thêm: Dịch vụ lưu trú là gì? Đặc điểm và các loại hình dịch vụ lưu trú tại Việt Nam?

Như vậy, hồ sơ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình cần có các tài liệu hồ sơ nêu trên mới được xem là một hồ sơ hoàn thành.

3. Hồ sơ quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình

Tại phụ lục VIb của Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng có quy định về Hồ sơ quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình. Đối với hồ sơ này sẽ bao gồm các tài liệu sau:

– Quá trình thi công công trình thông thường sẽ có các thay đổi thiết kế so với thiết kế của nhà thầu thiết kế công trình xây dựng để phù hợp với công trình, do đó hồ sơ quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình cần phải có danh mục các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình và các văn bản thẩm định, phê duyệt của cấp có thẩm quyền về việc thay đổi thiết kế này để lưu lại và đối chiếu khi cần thiết.

– Công trình xây dựng khi hòa thành cần phải có bản vẽ hoàn công thể hiện đầy đủ các chi tiết về hoàn công.

– Để quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình thì chủ đầu tư cần có các kế hoạch, biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình trong quá trình thi công cũng như khi hoàn công, do đó hồ sơ này cần phải lưu trữ lại các kế hoạch và các biện pháp kiểm tra này để áp dụng cho việc quản lý chất lượng công trình.

– Việc quản lý chất lượng công trình không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra tổng quát công trình mà nó còn liên quan đến các sản phẩm, hàng hóa đã dùng cho công trình do đó mà cần phải lưu trữ các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nhãn mác hàng hóa, các chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy…để đối chiếu về sau khi công trình xảy ra sự cố về chất lượng công trình.

– Quá trình thi công công trình nếu có các kết quả quan trắc, đo đạc, thí nghiệm trong quá trình thi công thì các kết quả này phải được ghi nhận lại để kiểm tra đối chiếu về sau.

– Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình bao gồm cả việc quản lý chất lượng của thiết bị lắp đặt vào công trình do các thiết bị lắp đặt vào công trình có ảnh hưởng đến chất lượng công trình rất lớn, vì vậy mà hồ sơ quản lý chất lượng của các thiết bị này cần được lưu lại.

Xem thêm: Khai báo lưu trú khách sạn? Quy định về lưu trú khách sạn?

– Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền [nếu có] về các vấn đề di dân, an toàn phòng cháy chữa cháy, môi trường, lao động hay các thỏa thuận khác về giấy phép, các hồ sơ về giải quyết sự cố công trình, hoặc cả các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định về nghiệm thu công trình hay các hồ sơ/văn bản/tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng…đều cần được lưu lại trong hồ sơ quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Như vậy, đối với hồ sơ quản lý chất lượng công trình xây dựng, các danh mục tài liệu đã nêu trên cần được lưu lại trong hồ sơ để phục vụ mục đích kiểm tra và đánh giá theo quy định của pháp luật, là cơ sổ để giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến chất lượng công trình.

Qua phân tích ở trên, có thể thấy Danh mục hồ sơ pháp lý và lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng bao gồm các hồ sơ: Hồ sơ chuẩn bị đầu tư xây dựng và hợp đồng, Hồ sơ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, Hồ sơ quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về các nội dung liên quan đến danh mục hồ sơ pháp lý và lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng, các tài liệu kèm theo hồ sơ, các nội dung liên quan đến Danh mục hồ sơ pháp lý và lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng theo quy định của pháp luật xây dựng.

Video liên quan

Chủ Đề