Có bầu bao nhiêu tuần là sinh năm 2024

Khám thai là một việc làm vô cùng cần thiết đối với phụ nữ khi mang thai. Khám thai đầy đủ và đúng lịch giúp thai phụ biết được sự phát triển của thai nhi và được bác sĩ tư vấn cách theo dõi, chăm sóc, chế độ dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe cả mẹ và thai nhi.

Trong những lần khám thai định kỳ, mẹ bầu thường được khám sức khỏe tổng quát, làm các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm…

Việc thực hiện các xét nghiệm là cần thiết giúp phát hiện sớm những bất thường ở thai nhi hoặc sức khỏe thai phụ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Khám thai đầy đủ và đúng lịch giúp đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

2. Các mốc khám thai quan trọng cần lưu ý

Theo hướng dẫn của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, trong suốt thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý các mốc khám thai quan trọng sau:

- Mốc 1 [sau chậm kinh 2 - 3 tuần]: Lúc này thai được khoảng 6 - 7 tuần, mẹ bầu cần đi khám để biết đã có thai thực sự hay chưa. Ngoài ra, bác sĩ tiến hành hỏi thông tin về các thói quen có thể ảnh hưởng đến thai nhi, những lần thụ thai trước, tiền sử bệnh lý...

- Mốc 2 [thai được 11 - 13 tuần]: Đây là thời điểm quan trọng cần phải siêu âm đo khoảng sáng sau gáy, xác định chính xác tuổi thai, dự kiến ngày sinh, xét nghiệm công thức máu, nhóm máu ABO, nhóm máu Rh, đường máu, xét nghiệm Double test, tổng phân tích nước tiểu.

Sàng lọc không xâm lấn NIPS [được thực hiện từ khoảng tuần 10 đến tuần 25] có thể thực hiện ở thời điểm này để phát hiện nguy cơ dị bội nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Edward, Patau... với độ chính xác trên 99%.

- Mốc 3 [từ 16 - 18 tuần]: Thai phụ siêu âm thường quy, đo chiều dài cổ tử cung và kênh cổ tử cung khi có chỉ định, xét nghiệm Triple test [nếu chưa làm Double test], tổng phân tích nước tiểu thường quy.

- Mốc 4 [từ 21 - 22 tuần]: Siêu âm khảo sát hình thái thai nhi, tổng phân tích nước tiểu thường quy. Đây cũng là khoảng thời gian quan trọng trong việc tầm soát lại các dị tật bẩm sinh của thai nhi thông qua siêu âm, sàng lọc NIPS.

- Mốc 5 [từ 25 - 27 tuần]: Thời điểm này mẹ cần tiêm uốn ván lần 1, siêu âm thường quy, xét nghiệm đường máu, tổng phân tích nước tiểu thường quy và làm các xét nghiệm bổ sung.

- Mốc 6 [từ 30 - 32 tuần]: Mẹ tiêm uốn ván lần 2, siêu âm, tổng phân tích nước tiểu thường quy.

- Mốc 7 [từ 36 - 40 tuần]: Đây là thời điểm mẹ bầu cần đi đăng ký hồ sơ sinh. Mẹ bầu sẽ được khám, siêu âm đánh giá sự phát triển của thai nhi, trọng lượng thai, ngôi thai, nước ối, bánh rau; thực hiện các xét nghiệm cơ bản sản khoa và nhận tư vấn để chuẩn bị cho cuộc đẻ. Giai đoạn này mẹ bầu nên khám thai 1 tuần/lần.

- Mốc 8 [từ 40 tuần trở đi]: Mẹ bầu nên thực hiện khám thai 2 ngày/lần và nhập viện sinh con khi có các dấu hiệu sắp sinh theo hướng dẫn của bác sĩ.

Siêu âm đúng thời điểm giúp khảo sát hình thái và tầm soát dị tật thai nhi. Ảnh MH

3. Mẹ bầu cần lưu ý gì khi đi khám thai?

Khi đã nắm được các mốc quan trọng cần đi khám hoặc sau lần khám thai đầu tiên các bác sĩ đều hướng dẫn và cho lịch hẹn cho lần khám sau, mẹ bầu cần ghi nhớ để đi khám đầy đủ và đúng thời điểm theo lịch hẹn của bác sĩ.

Khi đi khám thai, các mẹ bầu cần mặc trang phục rộng rãi, co giãn tốt, đi giày đế bệt, không mặc váy liền và quần áo bó sát sẽ gây khó khăn cũng như mất thời gian khi khám.

Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, khi siêu âm thai, mẹ bầu có thể được yêu cầu uống nhiều nước và không đi tiểu trước khi siêu âm. Mẹ bầu cần làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ trước khi siêu âm để bác sĩ dễ dàng quan sát thai nhi hơn.

Trước khi đi khám thai, mẹ bầu không nên dùng chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá... Nên mang theo đồ ăn vặt nếu phải chờ đợi lâu hoặc ăn sau khi xét nghiệm xong.

Nếu được chỉ định xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ, thai phụ cần tuân thủ nhịn ăn theo lời dặn của bác sĩ.

Cần lưu ý: Mẹ bầu cần lưu giữ hồ sơ và kết quả xét nghiệm những lần khám thai trước và mang khi đi khám những lần sau.

Nguồn:

//suckhoedoisong.vn/8-moc-kham-thai-quan-trong-me-bau-can-nho-de-sinh-con-an-toan-169221219155222967.htm

Mang thai bao nhiêu tuần thì được coi là đủ tháng để sinh là câu hỏi của nhiều mẹ bầu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thai bao nhiêu tuần được coi là đủ tháng?

Khi thai đủ 40 tuần thì được coi là đã đủ tháng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào em bé cũng có thể chào đời ở tuần 40. Sẽ có những trường hợp em bé sinh sớm hơn hoặc muộn hơn. Từ 38 tuần cơ thể bé đã phát triển hoàn thiện và có thể sống dễ dàng bên ngoài tử cung của người mẹ. Nguy cơ đối với các biến chứng sơ sinh thấp nhất khi mẹ sinh con từ 39 đến 41 tuần.

Thai bao nhiêu tuần được coi là đủ tháng là câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu

Theo thống kê:

– 57,5% trẻ sinh từ 39 đến 41 tuần

– 26% trẻ sinh từ 37 đến 38 tuần

– 6,5% trẻ sinh ở tuần 41 hoặc muộn hơn

Thực tế là không có con số tuyệt đối chính xác về việc thai bao nhiêu tuần thì sinh sẽ an toàn. Thế nhưng, theo các bác sĩ sản khoa, lý tưởng nhất vẫn là sinh khi thai được từ 39 – 41 tuần vì nếu sinh trong thời gian này trẻ sẽ ít có biến chứng nhất.

Những tuần cuối của thai kỳ là lúc bé hoàn thiện các cơ quan. Đặc biệt là não và phổi để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Nếu chào đời quá sớm bé sẽ có nguy cơ cao gặp phải nhiều bệnh lý sau sinh.

– Sinh trước 37 tuần: Trẻ sinh non

– Sinh từ 37 – 38 tuần: Trẻ sinh sớm

– Sinh từ 39 – 41 tuần: Trẻ sinh đủ tháng

– Từ 42 tuần trở lên: Trẻ sinh già tháng

Tuần bao nhiêu sinh thì gọi là sinh non?

Em bé chào đời càng sớm thì nguy cơ đối với sức khỏe và sự sống của trẻ càng bị đe dọa. Vậy sinh con ở tuần bao nhiêu thì gọi là sinh non?

– Theo các bác sĩ thì nếu em bé chào đời trước 37 tuần được coi là sinh non. Nếu sinh trước tuần 28 thì được coi là cực kỳ thiếu tháng.

– Khi trẻ sinh ra từ tuần 20 – 25 thì có cơ hội sống sót. Tuy nhiên nguy cơ bị suy giảm phát triển thần kinh là rất cao.

– Trẻ sinh trước tuần 23 chỉ có 5 đến 6% cơ hội sống sót.

Tuy nhiên, nếu không may em bé của bạn sinh thiếu tháng, thì cũng hãy có niềm tin. Bởi hiện nay, với sự phát triển của y học thì trẻ sinh non và cực non có thể được chăm sóc bên ngoài bụng mẹ. Bằng các biện pháp hỗ trợ phát triển hoàn thiện hệ cơ quan cho đến khi tương đương với trẻ đủ tháng.

Trong một số trường hợp, việc sinh con sớm hơn 39 tuần là cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Cụ thể:

+ Nhau tiền đạo

+ Tiền sản giật

+ Đa thai

+ Tăng huyết áp mãn tính

+ Tiểu đường thai kỳ

+ Mẹ mắc HIV

Trẻ sinh non phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm

Thời điểm sinh con so, con rạ và đa thai

Thời điểm phụ nữ sinh con sẽ có sự khác nhau giữa các lần sinh con so, con ra và khi mẹ mang đa thai. Cụ thể:

Thời điểm sinh con so

Khi mẹ mang thai lần đầu thì được gọi là sinh con so. Bởi vì là lần đầu, chưa có kinh nghiệm, chưa trang bị đủ kiến thức nên khiến mẹ có nhiều lo lắng. Đa phần, các mẹ bầu mang thai con so thì sẽ sinh sớm hơn khoảng 1-2 tuần [tức là khoảng từ tuần 37 – 39].

Thời điểm sinh con rạ

Mẹ bầu mang thai con rạ hay mang thai lần 2, lần 3 sẽ có nhiều khác biệt hơn so với lần 1. Về mặt thời gian, mẹ cũng có thể chuyển dạ khoảng từ tuần 37 – tuần 42. Nhưng đa phần, ở lần 2 thì sẽ đúng trong khoảng thời gian từ 39 – 41 tuần hơn so với lần 1.

Mang đa thai bao nhiêu tuần thì sinh?

Đa phần các trường hợp mang song thai thường không sinh con đủ tuần hay đúng ngày dự sinh. Theo thống kê, chỉ có một nửa số ca mang song thai có thai kỳ kéo dài hơn 37 tuần.

Hầu hết các trường hợp mang thai đôi sẽ chuyển dạ trong khoảng tuần thứ 36 – 37 nếu không có vấn đề bất thường xảy ra. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định sinh sớm. Ngay cả khi thai nhi 34 tuần để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm.

Phần lớn những mẹ mang thai đôi có thể chuyển dạ trong khoảng 36 – 37 tuần

Những rủi ro khi sinh con quá sớm hoặc quá muộn

Theo các bác sĩ sản khoa, trẻ sinh thiếu tháng hoặc già tháng đều có thể gặp phải những rủi ro. Cụ thể:

Các rủi ro với trẻ sinh thiếu tháng:

– Xuất huyết trong não hoặc phổi

– Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

– Chậm phát triển

– Khó thở

– Vấn đề về thị giác và thính giác

– Cân nặng khi sinh thấp

– Khó cho bú [có thể ngậm không tốt, không thể phối hợp bú và nuốt]

– Vàng da

– Dễ bị hạ đường huyết và hạ thân nhiệt

Với những trường hợp sinh già tháng, mẹ và bé có thể gặp phải một số rủi ro như:

– Thai chết lưu

– Thai nhi quá lớn

– Bé hít phải phân su khiến phân xuất hiện trong phổi làm bé khó thở

– Lượng nước ối giảm. Dây rốn bị chèn ép khiến bé không nhận đủ oxy

– Mẹ có nguy cơ sinh mổ cao

– Nguy cơ nhiễm trùng và xuất huyết sau sinh của mẹ cũng cao hơn

Thời điểm sinh phù hợp nhất sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng mẹ bầu. Và bác sĩ cũng sẽ dựa vào đây để đưa ra lời khuyên cũng như chỉ định sinh tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi. Bởi vậy, trong quá trình mang thai nếu có bất kỳ điều gì bất thường, mẹ hãy trao đổi ngay với bác sĩ. Đặc biệt, mẹ đừng quên khám thai định kỳ, nhất là các mốc quan trọng. Liên hệ hotline 1900 1984 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám.

Phụ nữ có thai bao nhiêu tuần thì sinh?

Khi thai kỳ kéo dài từ tuần thứ 41 đến tuần thứ 42 [1 tuần sau ngày dự sinh] được gọi là thai trễ ngày. Đối với thai kỳ kéo dài hơn 42 tuần lễ tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng thì gọi là thai quá ngày dự sinh, hay thai già tháng.

Sinh em bé thứ 2 thường bao nhiêu tuần?

Thai đủ ngày là thai đủ 40 tuần tuổi [tính đến ngày dự sinh]. Tuy nhiên thai > 38 tuần là đã trưởng thành và có thể nuôi sống dễ dàng bên ngoài tử cung mẹ. Theo đó, trẻ được sinh ra từ 39 - 41 tuần sẽ có ít biến chứng nhất, trong khi đó trẻ sinh sớm hoặc muộn hơn thời gian này đều sẽ có nguy cơ biến chứng cao hơn.

Thai bao nhiêu tuần thì gọi là sinh non?

Sinh non muộn: từ 34 tuần đến 36 tuần 6 ngày. Sinh non vừa : 32 đến < 34 tuần.

Thai 40 tuần tương đương bao nhiêu tháng?

Mang thai 40 tuần, hay 38 tuần sau thụ thai đều thuộc tháng thứ 9 của thai kỳ. Sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần đã hoàn chỉnh và sẽ không có nhiều thay đổi so với một tuần trước, ngoài trừ phần tóc và móng tay vẫn tiếp tục dài ra.

Chủ Đề