Có bao nhiêu thiết bị có tính năng continuum năm 2024

Tại sự kiện Ignite, Microsoft đã vén màn phiên bản tiếp theo của tính năng Continuum cho Windows 10 Mobile. Được dự kiến phát hành trên phiên bản Redstone 2 vào đầu năm 2017, Continuum mới sẽ giúp cải thiện vai trò PC của những chiếc smartphone chạy Windows.

4 tính năng mới bao gồm:

- Independent Monitor Idle: Tắt màn hình tĩnh riêng biệt, cho phép 1 trong 2 màn hình có thể tự động tắt trong lúc người dùng sử dụng màn hình còn lại.

- Proximity Connect: Tự động nhận diện dock màn hình và kết nối không dây khi ở gần.

- Customizable: Cho phép tùy biến màn hình Start riêng trên từng thiết bị kết nối.

- PC Experience: Trải nghiệm được tùy biến để giống với Windows phiên bản đầy đủ, bao gồm hỗ trợ phím Windows trên bàn phím, đặt ứng dụng xuống taskbar, nút chuột phải và chạy đa nhiệm nhiều cửa sổ như trên PC.

Trong khi Continuum là một ý tưởng khá thú vị, trải nghiệm tính năng này từ trước đến nay vẫn khá hạn chế vì quá giới hạn. Với những thay đổi mới, Microsoft sẽ càng xóa nhòa ranh giới giữa smartphone và PC, rất có thể là cho thế hệ Lumia tiếp theo. Dĩ nhiên, những bước đi gần đây của gã khổng lồ phần mềm cũng chưa đảm bảo một tương lai chắc chắn cho Windows 10 Mobile và Nokia, nhưng dù sao Continuum mới cũng rất đáng để chờ đợi.

Display Dock bao gồm 3 cổng USB, 1 cổng USB Type-C cùng với các cổng truyền tín hiệu HDMI và DisplayPort

Khi kết nối thành công, các ứng dụng văn phòng Office chuyển sang giao diện của máy tính, hiển thị đầy đủ các phím chức năng, dễ dàng soạn thảo văn bản Word, chỉnh sửa bảng tính Excel hay tạo file trình chiếu Power Point... Người dùng cũng có thể dùng chuột và bàn phím của máy tính, kết nối USB hay ổ cứng lưu trữ để lấy, sao chép dữ liệu với điện thoại. Sự tiện lợi của Continuum còn ở việc dùng được cả kết nối không dây chứ không chỉ dùng được với các kết nối có dây cáp như HDMI, Display Port. Dù vậy, để tín hiệu ổn định và tính năng đầy đủ, người dùng nên dùng phương thức có dây và bộ chuyển đổi Display Dock của Microsoft, vì nó tích hợp sẵn tới 3 cổng USB, cả kết nối HDMI lẫn Display Port và có thể sạc pin luôn cho điện thoại thông qua cổng USB Type-C.

Continuum có thể sử dụng cả kết nối không dây lẫn có dây với HDMI và Display Port So với Android hay iOS, Continuum của Microsoft khác với tính năng chuyển tiếp màn hình như Miracast hay AirPlay khi trong quá trình phát nội dung, điện thoại vẫn có thể sử dụng riêng biệt để liên lạc, nhắn tin, không ảnh hưởng tới nội dung đang hiển thị. Cấu hình mạnh giúp cho smartphone Windows 10 chạy đa nhiệm được hai chức năng riêng biệt, điện thoại và máy tính. Liệu Continuum có thực sự cần thiết? Với người không có nhu cầu sử dụng PC, laptop quá nhiều nhưng vẫn cần đến chúng trong một vài trường hợp, Continuum thực sự hữu dụng khi đem đến trải nghiệm 2 trong 1, cả điện thoại, cả máy tính.
Continuum thực sự hữu dụng khi đem đến trải nghiệm 2 trong 1, cả điện thoại, cả máy tính Nếu bạn muốn lướt web, xem phim thì có thể dùng Continuum để nối tới màn hình bất kỳ hay TV. Nếu không có chuột rời thì màn hình của smartphone sẽ kiêm luôn bàn rê cảm ứng. Hoặc khi cần trình chiếu tài liệu, bảng biểu, chỉ cần kết nối điện thoại với Display Dock là hoàn toàn thay thế được cho laptop, dễ dàng phát hình ảnh tới máy chiếu, TV hay màn hình lớn.

Tính năng Continuum sẽ còn phát triển mạnh và trở nên phổ biến trong tương lai

Tuy nhiên cũng nên chú ý, vì cấu hình điện thoại thấp hơn so với máy tính nên Continuum hiện giờ vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn được tính năng của một chiếc laptop hay máy tính bảng chạy hệ điều hành Windows 10 thực thụ. Ví dụ như việc khả năng đa nhiệm, mở nhiều ứng dụng cùng lúc, việc mở nhiều tab khi lướt web cũng chậm, chưa được nhanh và mượt mà như trên máy tính. Vậy làm thế nào Continuum có thể thay đổi cách thức chúng ta vẫn thường sử dụng những chiếc PC? Microsoft cho biết số lượng smartphone đang ngày càng tăng và trở nên phổ biến, trong khi đó nhu cầu di chuyển và làm việc mọi lúc mọi nơi cũng đang dần trở thành xu hướng mới. Vì vậy, tính năng Continuum - biến điện thoại thành máy tính sẽ còn phát triển mạnh và trở nên phổ biến trong tương lai.

Khi Microsoft giới thiệu Continuum dành cho điện thoại năm 2015, đó giống như công nghệ mang kỳ vọng sẽ vực dậy Windows Phone và toàn bộ mảng di động của hãng. Ai cũng thích thú muốn khám phá tính năng mới. Tuy nhiên, Continuum lại chứa đầy lỗi.

Microsoft quảng cáo Continuum có thể biến smartphone thành PC dù phần mềm không bao gồm những tính năng cơ bản của máy tính như hỗ trợ đa cửa sổ. Ý tưởng mà gã khổng lồ Redmond đưa ra rất thú vị và tạo nguồn cảm hứng phát triển nền tảng di động. Đáng tiếc, công ty không thực sự thuyết phục được người dùng với phiên bản chính thức.

Ý tưởng mà gã khổng lồ Redmond đưa ra rất thú vị và tạo nguồn cảm hứng phát triển nền tảng di động. [Ảnh sưu tầm từ Internet]

Sau hơn 20 tháng giới thiệu, Continuum chưa nhận được tính năng mới cơ bản nào và cải tiến cần thiết cả trên Windows 10 Anniversary lẫn Creators Update.

Tuy nhiên, điều này sẽ sớm thay đổi. Microsoft bắt đầu mang tới một số nâng cấp lớn dành cho Continuum, trong đó quan trọng nhất là giao diện mới Composable Shell hay Cshell. Động thái này như một lời tái khẳng định về chiến lược thống nhất của hãng muốn xây dựng hệ điều hành đa nền tảng phần cứng.

Với Cshell, Microsoft cuối cùng đã mang tới trải nghiệm desktop đúng nghĩa, cả về hình thức lẫn cách làm việc. Trước tiên, Continuum giờ đã hỗ trợ nhiều cửa sổ và cho phép người dùng di chuyển nhanh giữa chúng, thay đổi kích thước và những thao tác tương tự trên Windows 10. Rồi một ngày, Continuum sẽ mang đến trải nghiệm đa nhiệm hoàn thiện như PC dành cho các thiết bị di động.

Nhìn qua tưởng chừng đó là nâng cấp nhỏ, nhưng việc hỗ trợ nhiều cửa sổ vô cùng hữu ích. Bạn giờ không còn phải để ứng dụng chiếm trọn màn hình như trước, thay vào đó có thể chạy song hành theo đúng nghĩa. Ví dụ, bạn dễ dàng vừa soạn thảo văn bản cùng Word lại sử dụng trình duyệt Edge ngay cạnh chứ chẳng cần chuyển giữa hai cửa sổ với nhau. Điều này hoàn toàn khác xa so với phiên bản Continuum thời kỳ đầu.

CShell còn mang tới một số cải tiến cần thiết dành cho trải nghiệm máy tính để bàn bên trong Continuum. Phần thông báo Toast trên di động trở nên mạnh mẽ hơn vì Microsoft đã đồng nhất Action Center từ desktop sang Windows 10 Mobile. Ngoài ra, khay hệ thống để truy cập tất cả các phím tắt quan trọng giống máy tính cá nhân hiện đã sẵn có. Chưa hết, Start Menu trở nên thú vị hơn trước.

Rõ ràng, Continuum đã nhận được gói nâng cấp CShell đáng giá. Hỗ trợ quan trọng nhất chính là khả năng làm việc trên nhiều cửa sổ, đi kèm theo đó còn vô số tính năng bổ ích khác mang tới trải nghiệm máy tính bàn ngày càng hoàn thiện. Nên nhớ, mục đích của CShell không phải hoàn toàn bổ trợ cho Continuum mà còn là một phần quan trọng của hệ điều hành.

Giống Fluent Design, CShell trở thành dự án tầm cỡ về giao diện của Microsoft. Để vớt vát nỗi đau về Windows Phone, hãng phải lấp khoảng cách về hệ sinh thái ứng dụng. Trong đó, CShell đóng vai trò là con bài chiến lược góp phần thu hút giới lập trình đến với Windows, nơi mà họ chỉ cần cho ra một phiên bản phần mềm là có thể chạy trên nhiều phần cứng khác nhau.

Ở tương lai không xa, CShell sẽ biến những thiết bị hỗ trợ Contiuum hoạt động hiệu quả như máy tính. Khi đó, ranh giới phần cứng của làng công nghệ trở nên mờ nhạt hơn bao giờ hết.

Chủ Đề