Clip hướng dẫn quan sát bầu trời haac năm 2024

Không gì tốt hơn là đúng thời điểm. Thời gian quan sát ngân hà tốt nhất là vào đầu hè đến cuối thu (từ tháng 5 đến tháng 9) vì khi đó ban đêm của trái đất hướng về trung tâm ngân hà.

Clip hướng dẫn quan sát bầu trời haac năm 2024

Dải ngân hà luôn chứa đựng nhiều điều thú vị với người yêu bầu trời đêm.

HUY HYUNH

Lý tưởng nhất là tháng 7 và tháng 8 khi thời gian ngân hà mọc sau hoàng hôn và lặn trước bình minh (thời gian hiện diện trên bầu trời đêm là nhiều nhất). Đương nhiên, tránh quan sát vào ngày có trăng vì ánh trăng sáng sẽ làm lu mờ các vì sao, sao băng và ngân hà. Tốt nhất bạn nên quan sát vào đầu hoặc cuối tháng âm lịch.

2. Tránh nơi có ánh đèn thành phố

Hãy chọn một nơi thoáng đãng, không ô nhiễm ánh sáng hay không khí. Vùng ngoại ô, miền núi, biển là những không gian lý tưởng. Tuyệt đối tránh những nơi có ánh đèn thành phố.

Clip hướng dẫn quan sát bầu trời haac năm 2024

Chọn nơi xa ánh đèn thành phố để quan sát dải ngân hà.

HUY HYUNH

3. Trang bị kiến thức về bầu trời đêm

Nếu ngắm nhìn mãi thì cũng hơi nhàm chán nhỉ? Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn biết mình đang quan sát gì. Ví dụ nếu may mắn thấy ngân hà, chắc chắn bạn sẽ thấy chòm sao Bọ Cạp với chiếc đuôi cong ở ngay trung tâm hay mảng sao Tam Giác mùa hè có sao Ngưu Lang - Chức Nữ bị chia cách bởi ngân hà…

Clip hướng dẫn quan sát bầu trời haac năm 2024

Dải ngân hà luôn chứa đựng nhiều điều thú vị với người yêu bầu trời đêm.

HUY HYUNH

Các chòm sao cũng là công cụ để người quan sát có thể tìm ngân hà nữa. Sẽ tuyệt vời hơn nếu có người nghe bạn thủ thỉ về câu chuyện bầu trời đó!

4. Ghi lại khoảnh khắc tuyệt đẹp

Chắc hẳn bạn sẽ muốn lưu giữ hình ảnh lấp lánh của bầu trời đêm. Để chụp lại được bầu trời và các vì sao, hãy chuẩn bị một chiếc máy ảnh hoặc điện thoại có chức năng phơi sáng, thời gian phơi sáng càng lâu, bạn càng ghi lại được nhiều vật thể trên bầu trời.

Mưa sao băng Geminids (Song Tử) 2020 – trận mưa sao băng đáng chú ý nhất trong năm – sẽ đạt cực đỉnh vào rạng sáng ngày 14 tháng 12 (đêm chủ nhật và rạng sáng ngày thứ hai)....

Bạn muốn các tìm thiên thể sâu như tinh vân hoặc cụm sao nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Quan sát những thiên thể sâu không quá phức tạp như bạn nghĩ. Bạn có thể quan sát chúng...

Các chòm sao mùa hè là các chòm sao quan sát tốt nhất trên bầu trời buổi tối từ cuối tháng 6 đến tháng 9 ở Bắc bán cầu, và từ tháng 12 đến cuối tháng 3 ở Nam...

Dù thời tiết có lạnh giá, mùa đông lại mang đến cho chúng ta nhiều chòm sao xinh đẹp, nổi bật nhờ những ngôi sao sáng chói. Hãy cùng khám phá 6 chòm sao trong số đó, để bạn...

Tháng 8 này, những người yêu thiên văn trên thế giới sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Perseid, một trong những trận mưa sao băng đáng chú ý nhất năm. Mưa sao băng là gì? Khi các mảnh...

Nguyệt thực toàn phần sẽ diễn ra vào đêm 27 rạng sáng ngày 28/7 năm 2018 Nguyệt thực toàn phần ngày 8/10/2014 tại Hà Nội – Ảnh: Hoàng Quốc Phương – HAS Vào rạng sáng ngày 28/7/2018, người dân Việt Nam...

Vào mùa đông, thời tiết thường giá rét, gió lạnh và cây cối sơ xác, bầu trời lúc nào cũng xám xịt một màu tối với mây không là mây, thỉnh thoảng bầu trời đêm lại ló dạng ra...

Danh sách các trận mưa sao băng lớn đã không thay đổi nhiều trong những thập kỷ gần đây. Mưa sao băng là một phần của tự nhiên, và như tất cả những thứ khác trong tự nhiên, một...

Kính thiên văn phổ thông có 3 loại chính là: Khúc xạ, Phản xạ và Tổ hợp ngoài ra còn những loại kính dùng cho các nhà thiên văn chuyên nghiệp như kính thiên văn vô tuyến, kính thiên...

Một “Mặt Trăng Xanh” là một hiện tượng khá hiếm liên quan đến sự xuất hiện thêm một lần trăng tròn trong một khoảng thời gian nhất định. Có hai định nghĩa cho khoảng thời gian này , và một...

Vào ngày 18 và 19 tháng 11 vừa qua, Hội trại thiên văn với chủ đề "Bầu trời mùa đông" do Hội Thiên văn học Nghiệp dư Việt Nam (HAAC) và Saigon AstroKids tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Viva Farm - Hồ Trị An (Mã Đà, Đồng Nai).

Hội trại thu hút sự tham gia của hơn 50 người yêu thích thiên văn, bao gồm cả người lớn và trẻ em. Tại hội trại, các trại viên đã có cơ hội được tìm hiểu về các chòm sao, dải ngân hà, cụm sao, tinh vân theo mùa, mưa sao băng Leonids và các thiên thể trong hệ mặt trời thông qua các buổi hướng dẫn và thực hành quan sát bằng các kính thiên văn hiện đại do BTC cung cấp cho các nhóm trại viên.

Bên cạnh đó, các trại viên còn được tham gia các hoạt động khác nữa. Nổi bật nhất trong mỗi kỳ hội trại là Trò chơi giải mật thư. Các trại viên sẽ cùng nhau giải một loạt câu đố, câu hỏi liên quan đến thiên văn học. Trò chơi này giúp các trại viên củng cố kiến thức và phát triển tư duy logic. Ngoài ra, khu vực cắm trại có cảnh quan thiên nhiên phong phú, thích hợp để tổ chức các hoạt động ngoài trời như Chèo súp - là một trò chơi vận động vui nhộn, giúp các trại viên rèn luyện sức khỏe và tinh thần đồng đội; Trekking rừng: Các trại viên sẽ được trải nghiệm cảm giác đi bộ xuyên rừng, khám phá thiên nhiên hoang dã; và Tham quan vườn trái cây, hồ sen: Các trại viên sẽ được tham quan vườn trái cây trĩu quả, ngắm nhìn vẻ đẹp của hồ sen thơ mộng.

Clip hướng dẫn quan sát bầu trời haac năm 2024
Ảnh 1. Hình ảnh các trại viên đang được hướng dẫn quan sát Lục giác mùa đông.

Điều đặc biệt khác tại Hội trại “Bầu trời mùa đông” do HAAC phối hợp Saigon Astrokids tổ chức là các trại viên được trực tiếp giữ và thực hành sử dụng kính thiên văn. Các trại viên sẽ được đội ngũ kỹ thuật từ BTC hướng dẫn tỉ mỉ cách sử dụng kính thiên văn, từ đó có thể tự mình quan sát bầu trời đêm và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các chòm sao, thiên hà, tinh vân,...Các trại viên đều cảm thấy rất hào hứng với các hoạt động của hội trại. Họ cho biết, hội trại đã mang đến cho họ những trải nghiệm thú vị và bổ ích, giúp họ hiểu thêm về vũ trụ và thiên văn.

Cũng theo HAAC, trong đêm 18 tháng 11, các trại viên đã có cơ hội quan sát bầu trời mùa đông, trong đó có Lục giác mùa đông/Winter Hexagon - một nhóm sao theo mùa được tạo thành bởi các ngôi sao Sirius, Procyon, Pollux, Capella, Aldebaran, Rigel và Betelgeuse. Đây là nhóm sao theo mùa được chú ý nhiều hơn 3 nhóm sao theo mùa khác (tam giác mùa hè, tam giác/viên kim cương mùa xuân và hình vuông mùa thu) bởi hai lý do chính: Thứ nhất là Thời điểm quan sát thuận lợi khi vào mùa khô, ít mây che phủ; và thứ hai là Vùng trời này có chứa khoảng 1/2 số lượng các ngôi sao sáng trong top 10-15 những ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm.

Clip hướng dẫn quan sát bầu trời haac năm 2024
Hình 2. Hình ảnh các trại viên đang được hướng dẫn sử dụng kính thiên văn để quan sát Mặt Trăng và các hành tinh.
Clip hướng dẫn quan sát bầu trời haac năm 2024
Ảnh 3. Hình ảnh cụm sao Thất nữ (M45/Pleiades) được chụp và xử lí bởi đội ngũ nhiếp ảnh thiên văn tại hội trại/Bởi anh Nguyễn Anh Tuấn (HAAC).

Trời trong vắt cả vùng trời phía đông đã tạo điều kiện cho cả nhóm ngồi quan sát, chụp ảnh và lâu lâu 1 vài vệt sao băng lướt qua như tô điểm thêm cho khung cảnh bầu trời đêm với những ngôi sao lấp lánh, nhưng lại xa xôi diệu vợi. Các trại viên đều cảm thấy rất hào hứng với các hoạt động của hội trại. Họ cho biết, hội trại đã mang đến cho họ những trải nghiệm thú vị và bổ ích, giúp họ hiểu thêm về vũ trụ và thiên văn.

Hội trại thiên văn "Bầu trời mùa đông" là một hoạt động ý nghĩa, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về vũ trụ và thiên văn. Đây là một sân chơi bổ ích cho những người yêu thích thiên văn, đặc biệt là các em thiếu nhi.

Clip hướng dẫn quan sát bầu trời haac năm 2024
Ảnh 4. Hình ảnh chòm sao Orion được chụp và xử lý bởi đội ngũ nhiếp ảnh thiên văn tại hội trại/Bởi Andee Astrophotography.

Được thành lập 2007, HAAC – không chỉ là CLB Thiên Văn Học Nghiệp Dư đầu tiên tại Tp. Hồ Chí Minh mà còn là tổ chức sáng lập nên Cộng đồng Thiên văn học Việt Nam (VietAstro), hoạt động vì mục tiêu phổ biến kiến thức đến cộng đồng, nuôi dưỡng sở thích, chắp cánh ước mơ nghề nghiệp cho các bạn trẻ Việt Nam muốn nghiên cứu chuyên sâu và muốn khẳng định bản thân trên bản đồ thiên văn học thế giới.

Saigon AstroKids là dự án vệ tinh được xây dựng với mong muốn tạo ra một sân chơi khoa học trực quan và độc đáo, nhằm khơi dậy niềm đam mê đối với thiên văn học và góp phần hoàn thiện vũ trụ quan của các em nhỏ tại Việt Nam.