Chương trình rèn luyện quân sự bắt đầu khi nào năm 2024

Năm nay, chương trình có sự tham gia của 100 thanh, thiếu nhi từ 12 - 15 tuổi. Các em là con em cán bộ thuộc các đơn vị lực lượng vũ trang Thành phố; con cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc tại các vùng biên giới, biển, đảo đang sinh sống trên địa bàn; con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động; thanh, thiếu nhi mồ côi sau COVID-19. Chương trình diễn ra từ ngày 21 - 26/6/2023 tại Trường Quân sự Thành phố [ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh].

Tham gia chương trình, các học viên sẽ được tìm hiểu các kiến thức cơ bản về quân sự, quốc phòng như: Truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của Đảng, dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang Quân khu 7, lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh; chức trách quân nhân; 11 chế độ trong ngày và 3 chế độ trong tuần; 10 lời thề danh dự và 12 điều kỷ luật của quân nhân khi quan hệ với nhân dân; huấn luyện quân sự, thể lực…

Bên cạnh đó, học viên còn được học các kỹ năng làm việc đội, nhóm, thực hành xã hội; kỹ năng diễn thuyết trước tập thể; tình bạn, tình yêu, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội; phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ vị thành niên; kỹ năng tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, dân vũ tập thể… Ngoài ra, các em còn được tham quan Nhà truyền thống Trường Quân sự Thành phố, Khu Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi; dâng hương, dâng hoa và thắp nến tri ân tại nghĩa trang An Nhơn Tây, huyện Củ Chi; tham gia các hoạt động xã hội từ thiện, giúp đỡ gia đình chính sách…

Phó Bí thư Thường trực Thành Đoàn mong muốn, các chiến sỹ nhỏ sẽ nỗ lực, nhiệt tình và tham gia tốt các nội dung của học kỳ; luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau và quyết tâm chinh phục những thử thách mà chương trình đã đề ra. Thông qua các hoạt động, các chuyên đề giáo dục, Ban Tổ chức muốn mang đến những kỷ niệm đáng nhớ cho các em trong mùa hè 2023.

[GLO]- Đây là năm thứ 10 Tỉnh Đoàn và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai phối hợp tổ chức, chương trình “Học kỳ trong quân đội”. Trong môi trường quân ngũ, các chiến sĩ “nhí” được rèn tính tự lập, tự tin, đoàn kết, kỷ luật, biết yêu thương và sẻ chia.

Tập làm người lính

Tham gia chương trình “Học kỳ trong quân đội” năm 2023 với chủ đề “Tôi là chiến sĩ” tại Trung đoàn Bộ binh 991 [Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh], 123 chiến sĩ “nhí” được biên chế thành 9 tiểu đội và sinh hoạt cùng nhau. 5 giờ sáng, khi tiếng còi báo hiệu vang lên, các chiến sĩ “nhí” không ai bảo ai tự rời khỏi giường, tập hợp thành các tiểu đội để khởi động ngày mới bằng bài tập thể dục chào buổi sáng. Sau đó, các em gấp nội vụ, những chiếc chăn, màn ngủ được xếp vuông vức; ba lô, giày dép được đặt đúng chỗ quy định sao cho gọn gàng, ngăn nắp.

Các học viên được hướng dẫn cách gấp mùng, mền. Ảnh: Phan Lài

Một ngày trong môi trường quân đội của các em bắt đầu như thế và em nào cũng nhanh nhẹn, nghiêm túc hoàn thành yêu cầu theo quy định. Em Nguyễn Hoàng Xuân Linh [lớp 7.7, Trường THCS Nguyễn Văn Cừ, TP. Pleiku] chia sẻ: “Ngày đầu “nhập ngũ”, em có chút hồi hộp, lo lắng vì nội dung hoạt động liên tục. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ, động viên từ các anh chị điều phối viên, tiểu đội trưởng, em dần tự tin, mạnh dạn và bắt nhịp với chương trình. Việc dậy sớm tập những động tác thể dục giúp em có thêm năng lượng cho một ngày mới”.

Đến với môi trường quân đội, các chiến sĩ “nhí” được học các động tác võ tay không; tìm hiểu về truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam và của Trung đoàn Bộ binh 991; học điều lệnh quản lý bộ đội; làm quen với thao trường, các tư thế vận động trên chiến trường; tăng gia sản xuất; cách mắc tăng võng, lều bạt… Thông qua các hoạt động, các em nâng cao ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, phối hợp với nhau, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

Nội dung “hành quân dã ngoại” với chặng đường 5 km vượt qua nhiều chướng ngại vật. Trong bộ quân phục người lính, đầu đội mũ tai bèo, vai đeo ba lô, các chiến sĩ “nhí” hành quân theo hàng ngũ. Chặng đường hành quân xa, những giọt mồ hôi thấm đẫm lưng áo nhưng các chiến sĩ “nhí” vẫn chấp hành nghiêm túc và không hề tỏ ra mệt mỏi.

Là 1 trong 10 chiến sĩ “nhí” được nhận phần thưởng của Ban tổ chức chương trình vì có thành tích xuất sắc trong học tập và huấn luyện, em Nguyễn Thị Kim Ngân [lớp 11A9, Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Chư Sê] bày tỏ: “Khi được khoác lên mình bộ quân phục, em thấy lạ và tự hào. Được trải nghiệm những nội dung huấn luyện, em và các bạn hiểu thêm về tinh thần yêu nước, không ngại khó, ngại khổ của các thế hệ cha anh. Từ đó nhắc nhở bản thân phải luôn cố gắng học tập và rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội”.

Các chiến sĩ “nhí” nghiêm túc tập luyện đội hình đội ngũ. Ảnh: P.L

Trung tá Lê Hải Âu-Trung đoàn trưởng Trung đoàn Bộ binh 991-cho hay: “30% chương trình là nội dung huấn luyện quân sự và 70% là giáo dục kỹ năng. Để chương trình đạt kết quả, ngay từ khi có kế hoạch, đơn vị đã chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, lực lượng và khung huấn luyện chi tiết. Đặc biệt, mỗi tiểu đội có 1 chiến sĩ của Trung đoàn phụ trách để hướng dẫn các em về tác phong, kỷ luật. Những nội dung huấn luyện quân sự giúp các em thêm hiểu về nhiệm vụ của lực lượng quân đội, bồi đắp tình yêu Tổ quốc”.

Những bài học bổ ích

Nếu hoạt động quân sự rèn cho các em bản lĩnh người chiến sĩ thì các chuyên đề: “Vượt qua chính mình”, “Ước mơ tương lai em”; kỹ năng nói trước đám đông, sinh hoạt nhóm, cách xử lý tình huống xung đột trong quan hệ bạn bè; giao tiếp, ứng xử trong gia đình và nhà trường; tự vệ, thoát hiểm trước những tình huống nguy hiểm… giúp các em tự tin và trưởng thành hơn trong cuộc sống.

Đêm cảm xúc “Gia đình là điểm tựa của cuộc đời” đã khiến không ít chiến sĩ “nhí” bật khóc. Qua sự khơi gợi của các điều phối viên, các em được nghe những câu chuyện xúc động về tình cảm gia đình, nhiều em đã mạnh dạn đứng trước các bạn để nói về lỗi lầm của mình. Trong những bức thư gửi về cho bố mẹ, các em giãi bày tâm sự, nói lời yêu thương, cảm ơn, xin lỗi mà bình thường ngại ngùng không dám nói.

Em Nguyễn Thị Khánh Ly [lớp 11, Trường THPT Hoàng Hoa Thám, TP. Pleiku] cho biết: “Đây là lần đầu tiên em viết thư cho bố mẹ. Cứ ngỡ khó viết nhưng rồi cảm xúc cứ tuôn trào. Trong thư, em bày tỏ lòng biết ơn của mình với bố mẹ”.

Một ngày của các chiến sĩ “nhí” bắt đầu từ 5 giờ sáng và kết thúc lúc 21 giờ 30 phút. Xa gia đình 10 ngày [từ ngày 7 đến 16-6], các em không sử dụng điện thoại, ti vi, iPad… 123 chiến sĩ “nhí” đến từ nhiều huyện, thị xã, thành phố nhưng nhanh chóng hòa nhập trong mái nhà chung, đoàn kết, tự giác nhắc nhở, giúp đỡ nhau trong mỗi công việc. Nhiều em tham gia chương trình lần thứ 2, cũng có học viên là chị em ruột với nhau. Trong suốt chương trình, Ban tổ chức thường xuyên cập nhật hình ảnh hoạt động của các chiến sĩ “nhí” lên trang Facebook “Học kỳ quân đội Gia Lai” để phụ huynh dễ dàng theo dõi.

Sau 10 ngày cho con tham gia môi trường quân ngũ, nhiều phụ huynh bày tỏ sự ngạc nhiên trước sự thay đổi tích cực của các em. Chị Lê Thị Như-phụ huynh em Trịnh Lê Vũ [lớp 6A, Trường THCS Hùng Vương, huyện Ia Grai] chia sẻ: “Cháu Vũ vốn nhút nhát, ít nói. Qua Facebook của chương trình, tôi thấy hình ảnh cháu tự giặt áo quần, rửa bát và hòa đồng với các bạn, tự tin tham gia các hoạt động. Tôi mừng vì khóa học đã giúp con có ý thức, trách nhiệm hơn với bản thân và mọi người xung quanh”.

Tăng gia sản xuất là một nội dung trong chương trình Học kỳ trong quân đội được các học viên thích thú. Ảnh: Phan Lài

“Học kỳ trong quân đội” năm 2023 khép lại trong những cái ôm và cả những giọt nước mắt bịn rịn giữa các chiến sĩ “nhí” hay với các đồng chí tiểu đội trưởng. 10 ngày trong quân ngũ không thể thay đổi ngay được những thói quen hay tính cách của một con người nhưng đã trở thành một học kỳ đáng nhớ với các chiến sĩ “nhí”, góp phần tác động tích cực đến suy nghĩ và nhận thức của các em.

Anh Phan Hồ Giang-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh Đoàn, Trưởng ban tổ chức chương trình “Học kỳ trong quân đội” năm 2023-thông tin: “Qua 10 năm tổ chức, chương trình “Học kỳ trong quân đội” đã thu hút hàng ngàn thanh thiếu nhi tham gia. Hàng năm, Ban tổ chức đều nghiên cứu, đổi mới nội dung chương trình; hình thức tổ chức luôn sáng tạo, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi của các em. Mục tiêu chương trình đặt ra là rèn cho các em tính tự lập, tự giác, tự tin, mạnh mẽ, bản lĩnh; biết đoàn kết, kỷ luật, chia sẻ và yêu thương. Từ những khơi gợi ban đầu, khi trở về cuộc sống thường nhật, tin tưởng các em vận dụng rèn luyện, học tập để ngày càng trưởng thành, tiến bộ”.

Chủ Đề