Chứng nhận ISO 22000 là gì

Chứng nhận ISO 22000:2018 - Công Nhận Quốc Tế

Wednesday, 22/12/2021

CHỨNG NHẬN ISO 22000:2018

Thủ tục đơn giản -Chi phí hợp lý - Công nhận & thừa nhận toàn cầu

Tạo giá trị thương hiệu và lợi thế cạnh tranh cho Doanh Nghiệp

liệu iso 22000


TIÊU CHUẨN ISO 22000 LÀ GÌ?

Tiêu chuẩn ISO 22000 được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO ban hành lần đầu tiên vào năm 2004. Đây là bộ tiêu chuẩn dành riêng cho vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế và hiện nayđược chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu.

Một doanh nghiệp sản xuất nằm trong chuỗi cung cấp thực phẩm toàn cầucó chứng chỉISO 22000 sẽ được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng hơn cho người tiêu dùng và toàn thị trường thực phẩm.

Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 22000là ISO 22000:2018 được ban hành vào ngày 20/06/2018thay thế cho phiên bản trước đó là ISO 22000:2005.

CHỨNG NHẬN ISO22000:2018 LÀ GÌ?

Chứng nhận ISO22000[ISO22000certification] là hoạt động đánh giá chứng nhận dotổ chức chứng nhậnISO22000 cóthẩm quyềnthực hiện. Chứng nhận ISO22000:2018nhằm đánh giá sự phù hợp của Hệ thống quản lýchất lượngcủa doanh nghiệp.

CHỨNG CHỈ ISO22000LÀ GÌ?

Chứng chỉ ISO22000:2018 được cấp bởi tổ chức chứng nhận có thẩm quyền sau khi doanh nghiệp hoàn thành đánh giá chứng nhận và khắc phục các điểm không phù hợp[nếu có].Giấy chứng nhận ISO22000 hợp lệ được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu.

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG ISO 22000:2018

Bộtiêu chuẩn ISO 22000:2018 có thể được áp dụng cho tất cả các Doanh Nghiệp sản xuất thực phẩm thuộc mọi loại hình và quy mô khác nhau nằm trong chuỗi cung cấp thực phẩm không phân biệt quy mô:

  • Doanh Nghiệp sản xuất và chế biến thức ăn gia súc, gia cầm.
  • Trang trại trồng trọt và chăn nuôi
  • Doanh Nghiệp có nhà máy thực phẩm chức năng: cho người bệnh, người già, trẻ em.
  • Doanh nghiệp có nhà máy chế biến rau, củ, quả, thịt trứng sữa, thủy hải sản vv
  • Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm
  • Những Doanh nghiệp sản xuất, chế biến nước ngọt, rượu, bia, cà phê và chè vv.
  • Doanh nghiệp có nhà máy sản xuất, chế biến gia vị
  • Các Doanh Nghiệp làm về vận chuyển hàng thực phẩm
  • Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn, nhà hàng
  • Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ..

>> Tham khảo:Khóa học ISO 22000:2018

10 ĐIỀU KHOẢN ISO 22000:2018

  1. Phạm vi áp dụng.
  2. Tài liệu viện dẫn
  3. Thuật ngữ và định nghĩa
  4. Bối cảnh của tổ chức
  5. Sự lãnh đạo
  6. Hoạch định
  7. Hỗ trợ
  8. Điều hành
  9. Đánh giá kết quả hoạt động
  10. Cải tiến.

Thảo luận chi tiết 10 điều khoản ISO 22000:2015

LỢI ÍCH ISO 22000 MANG LẠI CHO DOANH NGHIỆP

  • Nâng cao quản lý và truyền thông.
  • Đảm bảo chất lượng, độ tin cậy và an toàn.
  • Giảm chi phí từ việc thu hồi hoặc hủy bỏ.
  • Cải thiện danh tiếng và sự trung thành với nhãn hiệu.
  • Tin cậy hơn trong các công bố.
  • Ít bệnh tật do thực phẩm gây ra.
  • Chất lượng tốt hơn và công việc an toàn hơn trong ngành thực phẩm.
  • Sử dụng nguồn tài nguyên tốt hơn.
  • Kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm hiệu quả hơn.
  • Quản lý có hệ thống các chương trình tiên quyết.
  • Cơ sở hợp lệ để đưa ra quyết định.
  • Kiểm soát được tập trung vào các ưu tiên.
  • Tiết kiệm nguồn tài nguyên bằng cách giảm dư thừa.
  • Lập kế hoạch tốt hơn, xác minh sau quá trình ít hơn.
  • Phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN ISO 22000:2018

    • Bước 1: Đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018

    Để được cấp giấy chứng nhận ISO22000 hợp lệ, doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký chứng nhận với tổ chức chứng nhận ISO 22000. Ở bước đầu tiên này, doanh nghiệp cần điền các thông tin cần thiết theo yêu cầu và biểu mẫu mà tổ chức chứng nhận cung cấp để hoàn thiện hồ sơ đăng ký chứng nhận ISO 22000.

    • Bước 2: Xem xét hợp đồng và chuẩn bị đánh giá ISO2200:2018

    Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký chứng nhận ISO22000 của doanh nghiệp, tổ chức chứng nhận sẽ gửi hợp đồng đánh giá chứng nhận trong đó có kế hoạch và chi phí chứng nhận cho doanh nghiệp. Ở bước này doanh nghiệp cần xem xét và chuẩn bị đánh giá chứng nhận

    • Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1 [Stage 1 Audit]

    Đánh giá giai đoạn 1 là đánh giá sơ bộ. Đánh giá viên sẽ xem xét tài liệu của doanh nghiệp để kiểm tra xem hệ thống quản lý chất lượng đã được xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn ISO22000 hay chưa.Doanh nghiệp sẽ phải trình bày bằng chứng về tất cả các khía cạnh quan trọng của hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu của tổ chức chứng nhận

    • Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2 [Stage 2 Audit]

    Đánh giá giai đoạn 2 được tiến hành một cách lỹ lưỡng hơn. Tổ chức chứng nhận sẽ cử chuyên gia xuống trực tiếp cơ sở để đánh giá sự phù hợp ISO22000 của doanh nghiệp. Kết thúc quá trình đánh giá, một báo cáo đánh giá sẽ được gửi tới doanh nghiệp, trong đó ghi chép lại những điểm chưa tuân thủ tiêu chuẩn để doanh nghiệp khắc phục trong thời gian quy định

    • Bước 5: Thẩm xét hồ sơ ISO22000

    Ngoài hoạt động đánh giá hiện trường, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành rà soát, thẩm duyệt kỹ càng hơn các tài liệu, quy trình, văn bản của doanh nghiệp để chắc chắn rằng tiêu chuẩn ISO22000 được áp dụng một cách hợp chuẩn. Tổ chức chứng nhận có quyền yêu cầu doanh nghiệp bổ sung tài liệu khi cần thiết

    • Bước 6: Cấp chứng chỉ ISO 22000 có hiệu lực trong vòng 3 năm

    Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận ISO22000 có hiệu lực trong vòng 03 năm cho doanh nghiệp sau khi xác minh doanh nghiệp đã hoàn thiện hành động khắc phục [nếu có]

    • Bước 7 & 8: Đánh giá giám sát định kỳ 2 lần trong 3 năm & tái chứng nhận

    Theo quy định của tổ chức chứng nhận ISO thì chứng nhận ISO 22000:2018sẽ có hiệu lực trong 3 năm. Trong suốt thời gian có hiệu lực của chứng chỉ thì tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ cho Doanh Nghiệp nhằm đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO22000:2018 và luôn có hiệu lực. Về chu kỳ giám sát hàng năm thường là 6 tháng, 9 tháng hoặc tối đa là 12 tháng tùy theo quy định của tổ chức chứng nhận và/hoặc thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức chứng nhận. Sau 3 năm hết hiệu lực nếu Doanh Nghiệp của bạn vẫn muốn duy trì chứng nhận thì tổ chức/doanh nghiệp sẽ phải đăng ký đánh giá lại. Cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng chỉ cấp lại có hiệu lực trong 3 năm

    >>Sự khác nhau giữa chứng nhận ISO 22000 và FSSC 22000

    >>Những câu hỏi thông thường của tiêu chuẩn ISO 22000

    .

    DOANH NGHIỆP CẦN CHUẨN BỊ GÌ TRONG NGÀY ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN ISO 22000:2018 ?

    • Chuẩn bị về thời gian

    Thông báo về lịch đánh giá chứng nhận sẽ được gửi tới doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp cần sắp xếp công việc cho phù hợp để đảm bảo đúng tiến độ chứng nhận theo lịch đã hẹn.

    • Chuẩnbị về nhân sự

    Cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp là đối tượng tham gia vào quá trình đánh giá chứng nhận. Ý kiến của họ sẽ góp phần vào việc quyết định xem doanh nghiệp có đáp ứng phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩnHACCP hay không. Vì vậy, doanh nghiệp cần đảm bảo tất cả nhân viên của mình đều biết cuộc đánh giá diễn ra khi nào để có mặt đầy đủ, phạm vi đánh giá là gì, họ giữ vai trò như thế nào trong cuộc đánh giá và cần làm những gì.

    • Chuẩn bị hồ sơ tài liệu

    Xem chi tiết: Một số hồ sơ, tài liệu cần chuẩn bị

    • Chuẩn bị cơ sở vật chất

      Ngoài việc rà soát hệ thống tài liệu ISO 22000, đánh giá viên của Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá hiện trường cơ sở, nhà xưởng để đảm bảo sự tuân thủ không chỉ nằm trên giấy tờ, lý thuyết mà còn được áp dụng cả trong thực tế. Vì vậy, doanh nghiệp cần rà soát lại tất cả trang thiết bị máy móc, các khu vực vận hành sản xuất, khắc phục những điểm thiếu sót để sẵn sàng cho ngày đánh giá chứng nhận.

      CHI PHÍ CẤP CHỨNG CHỈ ISO 22000?

      Để hoàn thành chứng nhận ISO 22000, doanh nghiệp cần bỏ ra chi phí bao nhiêu? Thực tế, rất khó để có thể trả lời câu hỏi này một cách cụ thể bởi chi phí đánh giá ISO22000 phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Về cơ bản, chi phí chứng nhận ISO22000 trong vòng 3 năm thường bao gồm:

      • Chi phí đánh giá & xem xét tài liệu Giai đoạn 1
      • Chi phí đánh giá chính thức & viết báo cáo Giai đoạn 2
      • Chi phí đăng ký dấu công nhận
      • Chi phí năm giám sát năm thứ nhất
      • Chi phí năm giám sát thứ hai

      Lưu ý: Các chi phí trên sẽ phụ thuộc tùy từng quy mô, phạm vi, địa điểm, yêu cầu của mỗi doanh nghiệp:

      • Quy mô: Tổng số nhân sự bao gồm nhân sự văn phòng, công nhân nhà máy, nhân sự tại tất cả cá địa điểm khách hàng muốn đánh giá
      • Phạm vi: Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp muốn được đánh giá và ghi vào chứng chỉ [Ví dụ: sản xuất hàng may mặc, sản xuất thiết bị y tế, dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ vận chuyển hàng hóa,]
      • Địa điểm: Tổng số địa điểm khách hàng đăng ký đánh giá chứng nhận
      • Số ca sản xuất
      • Yêu cầu riêng đối với mỗi doanh nghiệp

      >> Như vậy, mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có chi phí chứng nhận ISO22000 khác nhau.

    TẠI SAO NÊN CHỌN KNA CERT

    • Năng lực tổ chức: Các chuyên gia củaKNA CERTcó hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực công nghiệp, thị trường, ngôn ngữ, bên cạnh những kinh nghiệm có được trong việc hoạt động đánh giá chất lượng tại các đơn vị trong và ngoài nước, từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp cho với nhu cầu của doanh nghiệp.
    • Mạng lưới đánh giá rộng lớn: KNA Cert với 2 văn phòng chính tại Hà Nội vàHồ Chí Minh. Đội ngũ chuyên gia của KNA Cert có mạng lướirộng khắp các tỉnh thành trên cả nước.
    • Dịch vụ Chứng Nhậnhàng đầu: Chi phí hợp lý kết hợp với việc các khiếu nại của khách hàng luôn được lắng nghe với cam kết hỗ trợ cao nhất trong nỗ lực hoàn thiện chất lượng dịch vụ của KNA Cert.
    • Được thừa nhận & công nhận quốc tế
    • Miễn phí một số dịch vụ đi kèm
        • Đào tạo ATLĐ các nhóm
        • 01 khóa học Public về ISO 9001, ISO 14001trong Danh sách khóa hoc Public tại KNA
        • 01 buổi đánh giá thử năm thứ 1 trước khi đánh giá chính thứ
        • Chứng chỉ được công nhận toàn cầu, đáp ứng nhu cầu trong nước & xuất khẩu tại thị trường quốc tế
        • Được quảng bá thương hiệu tại các trang truyền thông của KNA

    Chia sẻ

    Dịch vụ liên quan

    Chứng nhận GS Mark Công nhận quốc tế

    Chứng nhận GS Mark Công nhận quốc tế KNA CERT. Thủ tục đơn giản - Chi phí hợp lý - Tạo giá trị thương hiệu và lợi thế cạnh tranh cho Doanh Nghiệp.

    Nhãn V - Đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm thuần chay và ăn chay

    Dấu UKCA - Đánh giá sự phù hợp của Vương quốc Anh là dấu hiệu sản phẩm mới của Vương quốc Anh sẽ được yêu cầu đối với một số sản phẩm nhất định được đưa vào t...

    Dấu UKCA - Đánh giá sự phù hợp của Vương quốc Anh

    Dấu UKCA - Đánh giá sự phù hợp của Vương quốc Anh là dấu hiệu sản phẩm mới của Vương quốc Anh sẽ được yêu cầu đối với một số sản phẩm nhất định được đưa vào t...

    Chứng nhận tiêu chuẩn JAS Marking

    Chứng nhận tiêu chuẩn JAS Marking Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản. Hệ thống JAS bao gồm 201 tiêu chuẩn cho 64 loại hàng hóa khác nhau [một loại hàng hóa có th...

    Video liên quan

    Chủ Đề