Chuẩn đoán xuất huyết tiêu hóa trên lâm sàng

Xuất huyết tiêu hóa là bệnh lý thường gặp trong lâm sàng. Chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa dựa vào lâm sàng là chính. Tuy vậy, chẩn đoán vị trí chảy máu thì cần dựa vào các phương pháp cận lâm sàng, trong đó nội soi tiêu hóa giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, nội soi đôi khi gặp khó khăn trong những trường hợp bệnh nhân có chống chỉ định, không thể nội soi được hoặc trong dạ dày, đại tràng đầy máu không thể đưa ống soi tìm điểm chảy. Đặc biệt là những trường hợp chảy máu tiêu hóa ở ruột non thì nội soi cấp cứu hiện tại gặp rất nhiều khó khăn. Chụp CLVT được chỉ định và tiến hành nhanh chóng hơn. Trong thực tế lâm sàng bệnh viện Trung ương quân đội 108 chúng tôi đã gặp, có những bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa khi soi không thể thấy điểm chảy máu mà chỉ thấy máu cục rất nhiều trong lòng ống tiêu hóa. Trong trường hợp đó, sử dụng cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu để tầm xoát nguyên nhân, vị trí chảy máu là một lựa chọn tốt, cứu cánh cho bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa ồ ạt mà nội soi không thể làm gì được.

Sử dụng cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT) có sử dụng thuốc cản quang tĩnh mạch trong chẩn đoán vị trí, nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa là một phương pháp hữu ích trong thực hành lâm sàng. Dựa trên các dấu hiệu hình ảnh thu được ở các thì trước tiêm, thì động mạch và tĩnh mạch, bác sỹ chẩn đoán hình ảnh sẽ có thể chỉ ra nguyên nhân và vị trí điểm chảy máu tiêu hóa. Các dấu hiệu chẩn đoán hình ảnh bao gồm:

  • Hình ảnh tăng tỷ trọng tự nhiên của máu trong lòng ống tiêu hóa ở thì trước tiêm, dựa vào vị trí trí, đoạn ruột có máu cục tăng tỷ trọng mà có thể định hướng một phần chảy máu tiêu hóa cao hay thấp.
  • Tìm điểm mạch chảy máu ở thì động mạch dựa các dấu hiệu thoát thuốc, đôi khi là mạch máu có đầu tự do phun thành tia trong lòng tiêu hóa.
  • Xác định nguyên nhân chảy máu như u ruột non, u đại tràng, dạ dày chảy máu, hay viêm loét ruột non chảy máu. Thực tế chúng tôi gặp cả bệnh nhân chảy máu do vết thương ống tiêu hóa gây ra bởi vật sắc nhọn,…
  • Định hướng cho nội soi ruột non chẩn đoán và điều trị.

Từ kết quả cắt lớp vi tính thu được các bác sỹ lâm sàng sẽ có hướng xử trí kịp thời, nhanh chóng và chính xác, đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh.

Một số hình ảnh:

Chuẩn đoán xuất huyết tiêu hóa trên lâm sàng

BN nam, 65 tuổi, soi đại tràng nhiều máu cục không thấy điểm chảy máu, chụp cắt lớp vi tính đa dãy phát hiện nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa là do ổ loét chảy máu ở một quai hỗng tràng bệnh nhân đã được phẫu thuật kịp thời

Xuất huyết tiêu hóa trên là tình trạng xuất huyết từ các bộ phận trên của hệ tiêu hóa như thực quản, dạ dày, tá tràng. Đây là tình trạng nguy hiểm, nếu không kịp thời cấp cứu để cầm máu tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa.

1. Nguyên nhân dẫn đến xuất huyết tiêu hóa trên

Hệ tiêu hóa hoạt động gồm nhiều bộ phận phối kết hợp để tiếp nhận, tiêu hóa, hấp thu thức ăn và thải bỏ các thành phần không thể tiêu hóa. Xuất huyết tiêu hóa được phân thành hai nhóm dựa trên vị trí của cơ quan nguồn gốc gây chảy máu, trong đó xuất huyết tiêu hóa trên xảy ra ở thực quản, dạ dày và tá tràng là phổ biến.

Chuẩn đoán xuất huyết tiêu hóa trên lâm sàng

Xuất huyết tiêu hóa trên do nguyên nhân từ thực quản, dạ dày hoặc tá tràng

So với xuất huyết tiêu hóa dưới, xuất huyết tiêu hóa trên phổ biến hơn chiếm khoảng 80% các trường hợp, có thể biến chứng gây tử vong nếu can thiệp chậm trễ. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm:

1.1. Viêm loét dạ dày, tá tràng

Đây là nguyên nhân chủ yếu gây xuất huyết tiêu hóa trên khi lớp viêm và loét ở niêm mạc dạ dày - tá tràng sâu gây vỡ mạch máu dưới. Đa số trường hợp chỉ ảnh hưởng đến các mao mạch nhỏ gây chảy máu ở mức độ nhẹ và tự ngừng. Tuy nhiên nếu không điều trị bệnh tốt, vết loét sâu có thể gây chảy máu ồ ạt nguy hiểm cần can thiệp cấp cứu ngay lập tức để cầm máu.

Biến chứng xuất huyết do viêm loét dạ dày, tá tràng thường gặp nhất ở người cao tuổi, đặc biệt các trường hợp chảy máu nặng thường liên quan đến việc dùng thuốc aspirin, clopidogrel hay thuốc kháng viêm không steroid dài ngày.

Chuẩn đoán xuất huyết tiêu hóa trên lâm sàng

Viêm loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân chính gây xuất huyết tiêu hóa trên

Xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày, tá tràng thường được chẩn đoán bằng nội soi, cho phép quan sát chi tiết tình trạng chảy máu như: máu chảy thành tia, máu chảy âm ỉ, máu cục hay có vệt máu đen do máu ở ổ loét. Ngoài nội soi kiểm soát chảy máu, bệnh nhân cần điều trị tích cực với thuốc ức chế bơm proton hoặc kháng sinh diệt trừ khuẩn HP.

1.2. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa chủ yếu xuất phát từ bệnh xơ gan cũng là nguyên nhân có thể gặp ở người bị xuất huyết tiêu hóa trên. Xơ gan có thể do những nguyên nhân như rượu, xơ gan tự miễn, viêm gan siêu vi tiến triển hoặc xơ gan mật nguyên phát.

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa làm giãn tĩnh mạch thực quản, có thể kèm theo giãn tĩnh mạch phình vị. Xuất huyết xảy ra khi các tĩnh mạch này phình lớn dẫn đến vỡ¸ thường gây chảy máu nghiêm trọng và ồ ạt. Kết hợp với bệnh lý ở gan và rối loạn động máu, xuất huyết do tăng áp lực tĩnh mạch cửa nguy hiểm hơn và khó cầm máu.

1.3. Nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân ít gặp khác gây xuất huyết tiêu hóa trên bao gồm:

  • Viêm loét trợt dạ dày, thực quản.
  • Hội chứng Mallory-Weiss.
  • Di sản mạch máu của dạ dày.
  • Tổn thương Dieulafoy.
  • Viêm dạ dày cấp do stress, trầm cảm.

Chuẩn đoán xuất huyết tiêu hóa trên lâm sàng

Cần xác định nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa trên để điều trị

2. Triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa trên

Các triệu chứng thường gặp của xuất huyết tiêu hóa trên bao gồm:

2.1. Nôn ra máu

Bệnh nhân có thể nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu đen, máu cục lẫn với thức ăn và dịch dạ dày. Tùy vào nguyên nhân mà lượng máu nôn ra có thể nhiều hay ít. Nôn ra máu nhiều và liên tục là dấu hiệu nguy hiểm cho thấy xuất huyết ồ ạt, không tự ngừng và cần can thiệp để cầm máu.

Cần phân biệt nôn ra máu do xuất huyết tiêu hóa trên với nôn do chảy máu cam, ho ra máu hay ăn tiết canh có dấu hiệu tương tự.

2.2. Đi ngoài phân đen

Xuất huyết tiêu hóa trên có thể không gây nôn ra máu mà máu theo thức ăn ra ngoài cùng phân, khiến phân có màu đen như bã cà phê, mùi khắm. Nếu chảy máu nhiều, phân thường loãng và có màu đỏ do máu tươi xen lẫn. Nếu máu chảy ít, phân thường vẫn thành khuôn nhưng có màu đen do máu như nhựa đường, dính và mùi khắm.

Triệu chứng này có thể nhầm lẫn với đi ngoài phân đen do dùng thuốc Bismuth hay sắt.

2.3. Mất máu

Nếu xuất huyết tiêu hóa trên nhẹ, bệnh nhân có thể không bị mất nhiều máu và triệu chứng này cũng không rõ ràng. Chỉ khi mất nhiều máu hoặc xuất huyết âm ỉ trong thời gian dài sẽ dẫn đến sốc mất máu với các triệu chứng như: chóng mặt, hoa mắt, niêm mạc nhợt, mạch nhanh khó bắt, tụt huyết áp, da xanh tái,…

Chuẩn đoán xuất huyết tiêu hóa trên lâm sàng

Mất máu suy nhược cơ thể thường gặp ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên kéo dài

Cần cẩn thận nếu có triệu chứng li bì, mất ý thức, vật vã, hôn mê cho thấy mất máu nghiêm trọng.

2.3. Triệu chứng khác

Tùy theo nguyên nhân cụ thể mà xuất huyết tiêu hóa trên có thể gây triệu chứng khác như:

  • Xuất huyết tiêu hóa trên do tăng áp lực tĩnh mạch cửa: cơ thể mệt mỏi, vàng da, tuần hoàn bàng hệ,…
  • Xuất huyết tiêu hóa trên do loét dạ dày tá tràng: Đau vùng thượng vị, ợ hơi, buồn nôn, nôn mửa, ợ chua, ợ hơi.
  • Xuất huyết tiêu hóa trên do khối u ác tính: sụt cân không rõ nguyên do, suy nhược cơ thể, người mệt mỏi, ăn nhanh no.

Ngoài ra, có khoảng 80% trường hợp xuất huyết tiêu hóa trên có sốt, nhất là khi mất máu nhiều.

3. Xử trí xuất huyết tiêu hóa trên như thế nào?

Nguyên tắc điều trị xuất huyết tiêu hóa trên là cần cầm máu, phục hồi thể tích máu và hồi sức cần thực hiện đầu tiên. Sau đó là điều trị nguyên nhân để tránh xuất huyết tái phát.

Nếu bệnh nhân bị xuất huyết nhẹ, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và theo dõi bằng các xét nghiệm hàng ngày. Bệnh nhân cần nghỉ ngơi, ăn uống nhẹ và thực hiện các chẩn đoán tìm nguyên nhân.

Chuẩn đoán xuất huyết tiêu hóa trên lâm sàng

Bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa cần được cầm máu và theo dõi

Nếu xuất huyết vừa và nặng, cần chẩn đoán nhanh và dùng thuốc cầm máu, truyền dịch truyền máu để hồi sức cho bệnh nhân. Bệnh nhân được theo dõi để xử trí nhanh các biến chứng như: thở oxy nếu khó thở, hồi sức và chống sốc, đặt ống thông dạ dày để theo dõi tình trạng chảy máu.

Để phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa trên, bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng, đặc biệt do khuẩn HP cần tuân thủ liệu trình điều trị phù hợp. Kiểm soát tốt bệnh là cách tốt nhất để giảm triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng cũng như ngừa xuất huyết tiêu hóa trên. Với những người bệnh phải sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau, aspirin thường xuyên, cần dùng thêm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Nếu đang gặp phải các dấu hiệu nghi ngờ xuất huyết tiêu hóa trên, hãy sớm tới cơ sở y tế để khám và chẩn đoán. Hotline 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng 24/7.