Chuẩn để đánh giá trẻ 3-4 tuổi năm 2024

8. Nói đúng tên một số thực phẩm quen thuộc khi nhìn vật thật hoặc tranh ảnh ( thịt, cá, trứng, sữa, rau…)

9. Biết tên một số món ăn hằng ngày: trứng rán, cá kho, canh rau …..

10. Biết ăn để chóng lớn , khỏe mạnh và chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau

11. Thực hiện được một số việc đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn:

- Rửa tay, lau mặt, súc miệng

- Tháo tất, cởi quần, cởi áo…..

12.Sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách

13.Có một số hành vi tốt trong ăn uống khi được nhắc nhở: uống nước đã đun sôi…..

- Khỏe mạnh, cân nặng chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi (CS1)

14. Có một số hành vi tốt trong vệ sinh, phòng bệnh khi được nhắc nhở:

- Chấp nhận: vệ sinh răng miệng, đội mũ khi ra nắng, mặc áo ấm, đi tất khi trời lạnh, đi dép, giày khi đi học

- Biết nói với người lớn khi bị đau, chảy máu

15. Nhận ra và tránh một số vật dụng nguy hiểm (bàn là, bếp đang đun, phích nước nóng…) khi được nhắc nhở

16. Biết tránh nơi nguy hiểm (hồ, ao, bể chứa nước, giếng, hố vôi…) khi được nhắc nhở.

17. Biết tránh một số hành động nguy hiểm khi được nhắc nhở:

- Không cười đùa trong khi ăn uống, hoặc khi ăn các loại quả có hạt…

- Không tự lấy thuốc uống.

- Không leo trèo bàn ghế, lan can.

- Không nghịch các vật sắc nhọn.

- Không theo người lạ ra khỏi khu vực trường lớp

18. Trẻ mạnh dạn tham gia các trò chơi dân gian

19. Trẻ mạnh dạn tham gia vào các bài hát dân vũ

20. Trẻ chủ động ăn, uống và kể về các món ăn khác nhau

21. Trẻ biết đi cầu thang bộ, thang máy và đi đường

22. Trẻ biết quan sát đi theo hàng, lớp lần lượt khi đi giao lưu, sinh nhật tập thể.

Lĩnh vực phát triển nhận thức.

A.Khám phá khoa học

23. Quan tâm , hứng thú với các sự vật, hiện tượng gần gũi, như chăm chú quan sát sự vật, hiện tượng hay đặt câu hỏi về đối tượng.

24. Sử dụng các giác quan để xem xét, tìm hiểu đối tượng: nghe nhìn, ngửi, sờ... để nhận ra đặc điểm nổi bật của đối tượng.

25. Làm thử nghiệm đơn giản với sự giúp đỡ của người lớn để quan sát, tìm hiểu đối tượng. Ví dụ: thả các vật vào nước để nhận biết vật chìm hay nổi.

26. Thu thập thông tin vể đối tượng bằng nhiều cách khác nhau có sự gợi mở của cô giáo như xem sách , tranh ảnh và trò chuyện về đối tượng.

27. Phân loại các đối tượng theo một dấu hiệu nổi bật.

28.Nhận ra một vài mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng quen thuộc khi được hỏi.

29. Mô tả những dấu hiệu nổi bật của đối tượng được quan sát với sự gợi mở của cô giáo.

30. Thể hiện một số điều quan sát được qua các hoạt động chơi, âm nhạc, tạo hình... như :

- Chơi đóng vai ( Bắt chước các hành động của những người gần gũi như chuẩn bị bữa ăn của mẹ, bác sĩ khám bệnh...)

- Hát các bài hát về cây, con vật...

- Vẽ, xé, dán, nặn con vật, cây đồ dùng đồ chơi, phương tiện giao thông đơn giản.

Khám phá xã hội

31. Nói được tên tuổi, giới tinh của bản thân khi được hỏi, trò chuyện

32.Nói được tên của bố mẹ và các thành viên trong gia đình.

33.Nói được địa chỉ của gia đình khi được hỏi, trò chuyên, xem ảnh về gia đình.

34.Nói được tên trường, lớp, cô giáo, bạn, đồ chơi, đồ dùng trong lớp khi được hỏi, trò chuyện

35. Kể tên và nói được sản phẩm của nghề nông, nghề xây dựng khi được hỏi, xem tranh.

36.Kể tên một số lễ hội: Ngày khai giảng, tết trung thu qua trò chuyện, tranh ảnh.

37.Kể tên một số danh lam thắng cảnh ở địa phương.

Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán

38. Quan tâm đến số lượng và đếm như hay hỏi về số lượng, đếm vẹt, biết sử dụng ngón tay để biểu thị số lượng

39. Đếm trên các đối tượng giống nhau và đếm đến 5

40. So sánh số lượng 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 5 bằng các cách khác nhau và nói được các từ: Bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn.

41. Biết gộp và đếm 2 nhóm đối tượng cùng loại có tổng trong phạm vi 5

42. Tách một nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5 thành 2 nhóm

43. Phân loại đối tượng theo một dấu hiệu (CS12)

- Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản( mẫu) và sao chép lại.

- So sánh 2 đối tượng về kích thước và nói được các từ: to hơn/ nhỏ hơn; dài hơn/ ngắn hơn; cao hơn/ thấp hơn; bằng nhau.

- Nhận dạng và gọi tên các hình: tròn, vuông, tam giác, chữ nhật

- Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đối tượng trong không gian so với bản thân

44. Thảo luận, trải nghiệm về cách chăm sóc, bảo vệ con vật, cây quả, con người

45. Trẻ biết thời gian các hoạt động theo chế độ sinh hoạt một ngày

46. Trẻ biết lau dọn, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi

47. Thí nghiệm tan – không tan

48. Các bài tập thực hành cuộc sống giúp trẻ phát triển kĩ năng, tri giác

Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ

49. Thực hiện được yêu cầu đơn giản, ví dụ: “ Cháu hãy lấy quả bóng, ném vào rổ”.

50. Hiểu nghĩa từ khái quát gần gũi: quần áo, đồ chơi, hoa, quả…

51. Lắng nghe và trả lời được câu hỏi của người đối thoại.

52. Nói rõ các tiếng

53. Sử dụng được các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm…

54. Sử dụng được câu đơn, câu ghép.

55. Kể lại được những sự việc đơn giản đã diễn ra của bản thân như: đi thăm ông bà, đi chơi, xem phim…

56. Đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao.

57. Kể lại truyện đơn giản đã được nghe với sự giúp đỡ của người lớn.

58. Bắt chước giọng nói của nhân vật trong truyện.

59. Sử dụng các từ: “ Vâng ạ”; : “ Dạ”; “ Thưa”…trong giao tiếp.

60. Nói đủ nghe, không nói lí nhí.

- Diễn đạt nhu cầu, mong muốn để nguời khác hiểu (CS19)

61. Đề nghị người khác đọc sách cho nghe, tự giở sách, xem tranh.

62. Nhìn vào tranh minh họa và gọi tên nhân vật trong tranh.

63. Thích vẽ, (viết) nguệch ngoạc.

64. Trẻ biết diễn đạt hiểu biết của bản thân bằng một số từ tiếng anh đơn giản và 12 câu nói của Thánh nhân vĩ nhân, Lời dạy của đức Khổng Tử, phép tắc người con

65. Trẻ biết cách cầm sách đúng chiều và lật mở từng trang

66. Trẻ kể lại được một số sự việc, hành động mà mình nhìn thấy, nghe thấy với người thân

Lĩnh vực phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội

67. Nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân

68. Nói được điều bé thích, không thích

69. Mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi

70. Cố gắng thực hiện công việc đơn giản được giao (chia giấy vẽ, xếp đồ chơi)

71. Nhận ra cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận qua nét mặt, giọng nói, qua tranh ảnh

72. Biết biểu lộ cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận

- Có biểu hiện quan tâm đến người thân (CS23)

73. Nhận ra hình ảnh Bác Hồ

74. Thích nghe kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh ảnh về Bác Hồ

75. Thực hiện được một số quy định ở lớp và gia đình: sau khi chơi biết xếp, cất đồ chơi, không tranh giành đồ chơi, vâng lời bố mẹ

76. Biết chào hỏi và nói lời cảm ơn, xin lỗi khi được nhắc nhở

77. Chú ý nghe khi cô, bạn nói

78. Cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ

79. Thích quan sát cảnh vật thiên nhiên và chăm sóc cây

80. Bỏ rác đúng nơi quy định

81. Trẻ biết tên, sáng tạo, trải nghiệm cùng sự kiện

82. Trẻ mạnh dạn giao lưu tự tin cùng các bạn trong lớp, trong khối

83. Trẻ thích chăm sóc cây xanh trong lớp

84. Chào hỏi lễ phép

Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ

85. Vui sướng, vỗ tay, nói lên cảm nhận của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng

86. Chú ý lắng nghe, tỏ ra thích được hát theo, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc

87. Vui sướng, chỉ, sờ, ngắm nhìn và nói lên cảm nhận của mình trước vẻ đẹp nổi bật (về màu sắc, hình dáng…) của các tác phẩm tạo hình

3 4 tuổi có bao nhiêu mục tiêu?

Bộ công cụ Đánh giá sự phát triển của trẻ 3-4 tuổi theo 40 mục tiêu Học kỳ 1 - Năm học: 2022-2023.

Mục đích đánh giá trẻ theo giai đoạn là gì?

Đánh giá sự phát triển của trẻ (bao gồm đánh giá trẻ hằng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn) nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ, với tình hình thực tế ở địa phương.

Đánh giá sự phát triển của trẻ là gì?

Đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình lập bản đồ của một đứa trẻ để so sánh sự phát triển của cùng một lĩnh vực đó so với những đứa trẻ cùng tuổi khác. Các nhóm so sánh sẽ được lấy từ mẫu mang tính đại diện của dân số nơi đứa trẻ đó sinh sống.

Đánh giá trọng GDMN là gì?

Đánh giá là hoạt động thu thập thông tin, phân tích và so sánh với mục tiêu chương trình nhằm định hướng, điều chỉnh chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ. Hoạt động đánh giá có thể do giáo viên tiến hành để tổ chức và điều chỉnh hoạt động chăm sóc – giáo dục cho phù hợp với trẻ.