Chuẩn bị gì để cạnh tranh với robot

Những hoạt động của robot chính xác hơn con người vì đó chính là một bộ máy. Bộ não của robot bây giờ có thể kết nối với vạn vật qua máy tính. Tất cả những công việc mà con người làm được bằng chân tay như lắp ráp thì robot làm được, và làm nhanh hơn nhiều.

Cắm điện vào, nó chạy 24/24. Nó không cần giờ nghỉ ngày nghỉ, không biết Tết, chẳng cần đòi bảo hiểm sức khỏe. Chỉ cần mỗi tháng bảo trì là được. Quy trình sản xuất bấy giờ sẽ nhanh hơn gấp bội. Con người lúc đó phải sống chung với con robot, và robot làm việc không bị cảm xúc chi phối, không phàn nàn, cũng chẳng gây lộn, chúng ta nói sao chúng làm vậy, không cằn nhằn. Đó là những lý do vì sao nhiều người cho rằng 1.000 năm tiến hóa có thể dồn lại trong 100 năm tới. Trước đây chúng ta phải ngồi lấy căn bằng tay, nhân chia cộng trừ bằng tay. Giờ máy tính có thể chạy đến tỷ tỷ lũy thừa, một con số không thể tưởng tượng nổi. Vậy thì con người cần tiếp tục sống và lao động như thế nào?

Để chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghệ 4.0, với những cỗ máy kinh hoàng như ở trên đã nói thì con người chỉ hơn con robot ở trí tưởng tượng.

Trí tưởng tượng là sự kết nối không có nguyên tắc giữa những kiến thức đã nhận được. Ví dụ, ta thấy máy bay bay, xe hơi chạy, kết nối lại thì ta nghĩ xe hơi có thể bay. Thật ra hiện tại thì xe hơi đã có thể bay, nhưng cách đây hai ba chục năm chưa có điều đó, nó chỉ có trong trí tưởng tượng. Con robot hiện tại chưa đạt được điều đó. Và chúng ta chỉ hơn nó có mỗi nhiêu đó thôi, còn tất cả các điều khác đều thua cả. Muốn phát huy sự sáng tạo đó thì phải làm sao mở tư duy ra, vì khả năng hấp thụ kiến thức đòi hỏi tư duy của con người.

Tư duy được đào tạo rèn luyện từ khi đứa bé được sinh ra. Cha mẹ, những người chung quanh hình thành tư duy cho đứa bé và dần dần hình thành kinh nghiệm sống cho bé. Và theo chia sẻ này thì Tư duy là vấn đề vô cùng quan trọng ở thế hệ 4.0. Bố mẹ đừng giới hạn con trẻ trong suy nghĩ và hiểu biết của mình, vì chúng ta: Không biết những gì ta không biết! Hãy tạo những điều kiện, cơ sở tốt nhất để phát triển tối đa tư duy cho con cái chúng ta!


(Theo những chia sẻ tuyệt vời của giáo sư Trương Nguyện Thành)

(Dân trí) - Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, một “lực lượng lao động" mới mang tên “robot" hay AI ngày càng đảm nhận nhiều vai trò, vị trí thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, và tạo ra những thay đổi bước ngoặt. Giữa những biến động khó dự đoán ấy, con bạn cần chuẩn bị hành trang gì cho tương lai?

Robot thay đổi hình thức việc làm trong tương lai

Theo báo cáo từ trang nghiên cứu Oxford Econom: “20 triệu việc làm được thay thế bởi Robot vào năm 2030.” Nhờ ưu thế sản xuất như đồng bộ, chính xác, dễ kiểm soát hay tối ưu hóa thời gian và đào tạo... robot đang được các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới đẩy mạnh đầu tư và phát triển. Những năm gần đây, tập đoàn công nghệ đa quốc gia Mỹ Amazon đã có những bước đột phá trong việc sử dụng Robot thay thế làm việc, như định vị và phân phối hàng hóa, giải quyết đơn hàng tồn kho, thống kê dữ liệu…

Chuẩn bị gì để cạnh tranh với robot

Tuy nhiên, theo ông Jeff Bezos - CEO Amazon: “Robot sẽ không thể lấy đi tất cả việc làm". Con người đang nắm giữ nhiều yếu tố quan trọng trong công việc mà Robot không thể thay thế. Thậm chí, theo báo cáo từ trang Medium.com, “80% các kỹ năng được đào tạo trong 50 năm tới có ưu thế hơn máy móc.” Chính sự tích hợp giữa các kỹ năng của con người và kỹ thuật mới là hình thức việc làm mang lại kết quả cao nhất.

Cuộc đua kỹ năng từ các ứng viên

Trong bối cảnh công nghệ ngày càng chiếm ưu thế trong phần lớn các ngành nghề, con người được đòi hỏi những kỹ năng mà máy móc không thể thay thế như sáng tạo, tư duy, phản biện, chủ động… Theo báo cáo của Quản lý tư vấn Deloitte: “Đến năm 2030, ước tính giáo dục STEM sẽ quan trọng hơn 8% so với hiện tại, bổ sung khoảng 4,5 triệu việc làm mới; nhu cầu về các kỹ năng cần thiết cũng sẽ tăng 5%, tạo ra 8,9 triệu vị trí mới.”

Chuẩn bị gì để cạnh tranh với robot

Trên thực tế, các nhà tuyển dụng đang dần điều chỉnh các tiêu chí và chú trọng nhiều hơn vào những kỹ năng giúp con người có thể “làm chủ" sân chơi nghề nghiệp, dù công nghệ có phát triển như thế nào. Theo báo cáo của Deloitte Insights: “Để có lợi thế chiến lược từ sự phát triển công nghệ, các tổ chức đang nắm bắt, nuôi dưỡng và trau dồi các kỹ năng cần thiết cho lực lượng lao động tương lai.” Từ đó mở ra một cuộc đua giữa các ứng viên, không ngừng tạo ra lợi thế cạnh tranh từ các yếu tố mà Robot không thể thay thế.

Cơ hội nào cho thế hệ trẻ Việt Nam?

Song song với những lợi thế mà công nghệ mang lại, xu hướng “thế giới phẳng” đã mở ra nhiều cơ hội việc làm trên khắp thế giới cho thế hệ trẻ Việt Nam. Khi đó, việc sử dụng tiếng Anh thành thạo vẫn là yếu tố tiên quyết để bạn có thể bước chân đến bất kỳ môi trường làm việc nào trên thế giới, tiếp cận các nền kinh tế tiên tiến, đảm nhận những vị trí quan trọng tại các tập đoàn hàng đầu thế giới.

Chuẩn bị gì để cạnh tranh với robot

Có thể thấy, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ mang đến nhiều cơ hội và thử thách lớn.. Là những người dẫn dắt, để con tự tin và chủ động trước mọi thay đổi, ba mẹ cần hiểu và giúp con định hướng sớm ngay từ bây giờ. Vậy làm thế nào để biết con cần gì? Hãy cùng hiểu con với ILA Quiz để có thể giúp con trang bị những kỹ năng cần thiết cho tương lai.

Thông qua bài kiểm tra ILA Quiz, ba mẹ thấu hiểu điểm mạnh - yếu và năng khiếu của trẻ, giúp định hướng và khai thác tối đa tiềm năng phát triển trong tương lai. Thông tin chi tiết bài Quiz tại đây: ILA Việt Nam

Năm ngoái, Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố một báo cáo dự báo đến năm 2025, 85 triệu việc làm có thể bị thay thế do thay đổi phân công lao động giữa con người và máy móc. Với những sinh viên mới ra trường, đây là tin tức đáng chú ý. Bởi lẽ, những vị trí khởi đầu thường là việc đơn giản và đang dần bị thay thế bởi robot.

Điều gì đang thực sự diễn ra? Nhờ vào những tiến bộ trong công nghệ, một số máy tính có thể thực hiện các quy trình kinh doanh mà không bị sai sót. Công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing - NPL) giúp cho chatbot hiểu và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng trong nhiều ngành khác nhau, bao gồm các dịch vụ trong ngành thực phẩm và bán lẻ.

Bộ phận nhân sự và công ty tài chính sử dụng công nghệ tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) để xác minh hệ thống tính lương, tạo báo cáo qua email, và quản lý chi phí, những công việc mà trước đây thường do nhân viên xử lý. Và công nghệ thị giác máy tính (Computer Vision) giúp máy móc có thể quét mã vạch và theo dõi các gói hàng mà không cần đến trợ giúp của con người.

Bạn có thể nghĩ cuối cùng là robot chiến thắng. Nhưng đừng hoảng sợ. Bản báo cáo đồng thời cũng cho biết đến 97 triệu công việc mới sẽ được tạo ra cho con người. Đây là "những việc làm trong tương lai," và chúng thực sự là những cơ hội tốt hơn, đặc biệt dành người mới đi làm. Có hai nguyên nhân.

Thứ nhất, càng nhiều máy tính thực hiện các công việc mang tính lặp lại cao, vốn dành cho nhân viên mới, càng có nhiều công việc đòi hỏi mức độ phức tạp hơn, với mức lương cạnh tranh xuất hiện, để thay thế. Điều này có nghĩa là người mới có thể có nhiều việc thú vị hơn để lựa chọn.

Thứ hai, những người mới đi làm thường phải cố gắng giành được những vị trí có mức lương cao hơn do phải cạnh tranh với các ứng viên có kinh nghiệm. Điểm bất lợi trong cạnh tranh này biến mất khi các chức vụ mới – những vị trí chưa từng có ai làm trước đây – được tạo ra. Những người lao động trẻ tuổi ít có khả năng bị buộc phải cạnh tranh với đàn anh, và có nhiều khả năng trở thành người tiên phong.

Nhiều công việc đơn giản, mang tính lặp lại được giao cho robot cũng đồng nghĩa nhiều công việc mới lạ được tạo ra cho con người. Ảnh: Pixabay.

Điều đó nghĩa là, nếu mới bắt đầu kiếm việc, bạn có thể sẽ thấy choáng ngợp trước vô số cơ hội mới. Bạn sẽ cần dành một chút thời gian nghiên cứu lĩnh vực nào phù hợp với mình. Tự hỏi 3 câu sau để xác định "công việc trong tương lai" cho mình.

Vị trí mới nào trong lĩnh vực bạn quan tâm?

Trước tiên, bạn cần tìm hiểu xem điều gì đang xảy ra trong lĩnh vực bạn quan tâm. Thực hiện tìm kiếm đơn giản trên Google. Bao gồm tên ngành cùng với cụm từ chính như "tương lai của công việc," hoặc "xu hướng việc làm trong [ngành]". Ví dụ, bạn có thể tìm kiếm, "tương lai công việc về nhân sự," "xu hướng tiếp thị kỹ thuật số" hoặc "ngành ngân hàng trong năm 2025".

Sau khi tìm hiểu và quyết định vị trí nào có vẻ thú vị nhất, bạn có thể tìm thêm trên các mạng xã hội nhân sự, hay nền tảng tuyển dụng. Nếu có dùng LinkedIn, nên tìm hiểu về những người đảm nhận các vị trí bạn đang quan tâm. Theo dõi họ, đọc các bài đăng và tham gia các sự kiện có họ thuyết trình. Nhưng chỉ liên hệ trực tiếp với họ khi bạn có thể nói rõ cách công việc hay ý tưởng của họ ảnh hưởng đến bạn.

Bạn có thể giải thích, với tư cách là người mới bắt đầu đi làm, bạn muốn tìm hiểu thêm về hành trình của họ. Nếu bạn liên hệ với nhiều người, vài người sẽ hồi âm. Nếu kết nối được với họ, bạn sẽ có thêm nhiều hiểu biết về những công việc đó, và những kinh nghiệm nào đang cần khi muốn ứng tuyển.

Bạn cần nắm vững những kỹ năng mới nào và bằng cách nào?

Hầu hết đều tốt nghiệp đại học với nền tảng vững chắc trong lĩnh vực chuyên môn. Nhiều thập kỷ trước, điều này đủ để bạn được tuyển dụng. Nhưng ngày nay, nó chỉ là điểm khởi đầu. Công nghệ đang phát triển rất nhanh đến nỗi muốn trở thành ứng cử viên có tính cạnh tranh, bạn sẽ cần phải học các công cụ và xu hướng kỹ thuật số mới nhất trong ngành.

Ví dụ, nếu chuyên ngành của bạn là tiếp thị, đây chính là lúc phải thông thạo các kênh truyền thông xã hội mới. Nếu là sinh viên luật, đây chính là lúc nghiên cứu về bảo vệ dữ liệu. Và nếu là nhà kinh tế học, đây chính là lúc tự học hỏi về các xu hướng giao dịch kỹ thuật số.

Hãy bắt đầu bằng việc liệt kê các kỹ năng liên quan cần có cho vị trí muốn ứng tuyển. Bạn có thể tìm thấy chúng trong phần mô tả công việc, hoặc thông qua các mối quan hệ và nghiên cứu trên các nền tảng nhận sự, tuyển dụng.

Bạn có thể học miễn phí nhiều công cụ kỹ thuật số thông qua các hướng dẫn trên YouTube. Thậm chí, bạn có thể thành thạo nếu như tham gia các khóa học trực tuyến. Các trang web như Coursera, Udacity, FutureLearn, Udemy hoặc Linkedln Learning là những nơi để bắt đầu và vài công ty công nghệ, bao gồm Amazon, cũng có những khóa đào tạo miễn phí.

Đừng quên thêm các kỹ năng mới học được vào bản sơ yếu lý lịch. Chứng chỉ qua các khóa học trực tuyến không chỉ chứng tỏ bạn luôn cập nhật xu hướng mới nhất, mà còn thể hiện bạn sẵn lòng tiếp tục học hỏi và tự thích nghi với thời đại mới.

Bạn có thể chuẩn bị thêm điều gì khác?

Điều gì khiến bạn trở nên độc nhất vô nhị? Đó có thể do bạn thông thạo nhiều ngôn ngữ, là bậc thầy về mạng, hoặc thậm chí do bạn lớn lên ở quốc gia khác với quốc gia bạn đang ứng tuyển, và vì thế, bạn có hiểu biết sâu sắc hơn về thị trường hoặc văn hóa quốc tế.

Tự hỏi bản thân rằng trong những năm qua, bạn đạt được những kỹ năng nào do bản chất, quê hương, hoặc do niềm đam mê? Có thể bạn tổ chức nhiều câu lạc bộ trong những năm đại học nên có kỹ năng tổ chức và lãnh đạo. Hoặc có thể bạn có được tinh thần làm việc hăng hái, bền bỉ nhờ từng là vận động viên.

Nếu không chắc bản thân có những phẩm chất đặc biệt nào, thử hỏi bạn cùng khóa, đồng nghiệp, bạn bè hoặc người thân để nhờ họ cho nhận xét về bạn. Nhiều khi, những người khác lại nhận ra điểm mạnh của chúng ta trước chúng ta nhận thấy.

Việc kết hợp các công cụ mới mà bạn học được cũng với những tố chất làm cho bạn khác biệt sẽ giúp hồ sơ xin việc trở nên mạnh mẽ. Máy móc có thể khiến các công việc đòi hỏi ít kỹ năng giảm xuống, nhưng là một chuyên gia trẻ, hãy nhớ công nghệ luôn hiện hữu để hỗ trợ bạn.

Hầu hết công ty đáng ứng tuyển đều đang tìm kiếm các nhân viên khác nhau, có sở thích và kinh nghiệm khác nhau. Họ chính là những người có thể đóng góp điểm mới cho đội ngũ. Robot có thể có ít lỗi kỹ thuật hơn, nhưng chúng không có nhân tính, phong cách và những phẩm chất hiếm có tạo nên con người bạn. Kết hợp những phẩm chất đó cùng với các kỹ năng kỹ thuật cần thiết cho vị trí đầy thú vị sắp tới theo cách của bạn, và bạn sẽ tự tạo được thành công cho bản thân ở hiện tại, lẫn tương lai.

Phiên An (theo Harvard Business Review)