Chùa nào được lý nam đế cho xây dựng năm 2024

Ở một thành phố có lịch sử khá lâu đời như Hà Nội, các ngôi chùa là điểm đến không thể thiếu. Người Hà Nội vẫn thường nói với nhau rằng muốn cầu công danh tài lộc thì lễ phủ Tây Hồ, cầu xin bình an thì đến chùa Trấn Quốc, còn cầu xin tình duyên thì đến chùa Hà.

Báo Điện tử VietnamPlus xin giới thiệu hai ngôi chùa đáng chú ý.

Chùa Trấn Quốc: Ngôi chùa hơn 1500 tuổi cổ, nhất Hà Nội

Được xây dựng từ thời Tiền Lý (Vua Lý Nam Đế), ban đầu chùa có tên là Khai Quốc. Qua nhiều lần đổi tên, từ đời vua Lê Hy Tông, người dân quen gọi chùa là Trấn Quốc và được lưu giữ đến ngày nay.

Vẻ đẹp của ngôi chùa 1.500 tuổi là sự kết hợp giữa những nét kiến trúc uy nghiêm, cổ kính và sự nên thơ, hữu tình của cảnh sắc Hồ Tây.

Trải qua bao cuộc bể dâu, Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa thiêng liêng bậc nhất đối với Phật tử Việt Nam, là ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội được nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngay từ đợt đầu (1962).

Chùa Hà, điểm đến cầu duyên linh thiêng bậc nhất miền Bắc

Tình yêu luôn là một chủ đề có sức hút lớn, không chỉ đối với giới trẻ mà ở bất cứ độ tuổi nào, mong muốn tìm được một người bạn tâm giao, có thể sẻ chia những gánh nặng cuộc sống luôn hiện diện trong tâm trí của mỗi người. Nhưng đối với các bạn trẻ, mong muốn đó lại lớn hơn bao giờ hết.

Chùa Hà mặc dù không hề thờ bất cứ nhân vật nào có điển tích liên quan đến tình yêu, nhưng kỳ lạ thay, nơi đây lại trở thành chốn cầu duyên đặc biệt thu hút các bạn trẻ.

Giữa thế kỷ thứ VI có một dấu mốc đột phá trong lịch sử chống giặc phương Bắc đô hộ của nhân dân ta, được lãnh đạo bởi một người con hào kiệt, quê ở thôn Cổ Pháp, xã Tiên Phong (nay là phường Tiên Phong, TP. Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên). Đó là Lý Bí (Lý Bôn) - Lý Nam Đế. Ngày nay, những đền Mục, chùa Hương Ấp, chùa Mãn Tăng… đã được các cấp có thẩm quyền công nhận và cho phép đầu tư xây dựng thành Khu di tích lịch sử Lý Nam Đế.

Chùa nào được lý nam đế cho xây dựng năm 2024
Chùa Hương Ấp. Ảnh: T.L

Ngược dòng lịch sử, theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”: “Giáp Tý, Thiên Đức năm thứ 1 (tức năm 544)… Mùa Xuân, tháng Giêng, vua nhân đánh được giặc, tự xưng là Nam Việt Đế, lên ngôi đổi niên hiệu, đặt trăm quan, dựng quốc hiệu là Vạn Xuân, là ý mong xã tắc truyền đến muôn đời vậy”.

Trong khoảng thời gian dài gần 15 thế kỷ, phần về quê hương của vua Lý Nam Đế từng là đề tài bỏ ngỏ. Cho đến năm 2012, tại một cuộc hội thảo về quê hương Lý Nam Đế, với sự tham gia của các nhà sử học, nhà nghiên cứu lịch sử uy tín, đã xác minh quê hương của Lý Nam Đế dựa trên những luận cứ khoa học nghiêm túc và cẩn trọng.

Báo cáo đề dẫn của Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Đinh Xuân Lâm tại cuộc hội thảo năm đó có đoạn: “Hầu hết các bản tham luận đã dựa trên cơ sở tư liệu điền dã thực địa ở các vùng: Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, kết hợp với tư liệu thần tích, thần sắc, thần phả, truyền thuyết… còn lưu giữ để đi tới nhận định: Vua Lý Nam Đế có quê gốc là thôn Cổ Pháp, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ngày nay”.

Từ các cứ liệu và huyền sử: Khi cậu bé Lý Bí được 5 tuổi thì bố mất, lúc 7 tuổi mẹ qua đời, Lý Bí được Pháp Tổ thiền sư đưa vào chùa Hương Ấp, ở thôn Cổ Pháp, để nuôi dưỡng. Vốn thông minh sáng dạ, lại được vị thiền sư dày công chỉ bảo, đèn sách chuyên cần, Lý Bí sớm nổi danh là người tài đức, học rộng, hiểu sâu. Nhờ có tài văn võ song toàn, ông được tôn lên làm thủ lĩnh địa phương.

Năm 542, Lý Bí đã liên kết các hào kiệt để lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa đánh đuổi quân đô hộ nhà Lương. Đến năm 544, ông lên ngôi, lập nước Vạn Xuân, đặt niên hiệu là Thiên Đức, trở thành vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta.

Đến giữa năm 545, nhà Lương cho quân xâm lấn nước Vạn Xuân, Lý Nam Đế và quan quân đã kiên cường chống giặc, vừa đánh vừa phòng thủ, củng cố lực lượng… Năm 548, Lý Nam Đế qua đời. Ông ở ngôi được 5 năm (544-548), thọ 46 tuổi.

Mảnh đất Phổ Yên, quê hương của đức vua Lý Nam Đế, cũng là một trong những “hậu phương chiến lược”, cung cấp lương thực và lực lượng cho nghĩa quân, góp sức làm nên sự nghiệp của nước Vạn Xuân. Khu di tích lịch sử Lý Nam Đế bao gồm đền Mục, chùa Hương Ấp, chùa Mãn Tăng... Ngoài ra còn có một số địa danh liên quan đến sự nghiệp đánh giặc cứu nước của ông, như: Cánh đồng Tráng, bãi Quần Ngựa, đồi Cao Vương…

Năm 2014, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã xếp hạng đền Mục và chùa Hương Ấp là Di tích lịch sử cấp Quốc gia; năm 2016, chùa Mãn Tăng được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Ngày 9/5/2019, UBND tỉnh Thái Nguyên có Quyết định số 1228 về việc phê chuẩn “Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Lý Nam Đế, xã Tiên Phong, TP. Phổ Yên”. Theo đó, Khu di tích được quy hoạch tổng thể với diện tích 54,06ha, được thực hiện trong giai đoạn đến hết năm 2030. Trong đó, đền Mục được chọn làm trung tâm, điểm nhấn của Khu di tích, với diện tích 44ha, các điểm di tích còn lại là chùa Hương Ấp và chùa Mãn Tăng.

Ngoài các hạng mục chính còn có các hạng mục chức năng khác, như: Tượng đài Lý Nam Đế, khu công viên cảnh quan sinh thái, khu dịch vụ, vườn hoa, hồ cảnh quan…

Theo đề xuất của địa phương, giai đoạn 1 của Dự án được thực hiện từ năm 2021 đến 2025, với tổng mức đầu tư trên 262 tỷ đồng (từ ngân sách TP. Phổ Yên và các nguồn huy động hợp pháp khác).

Chùa nào được lý nam đế cho xây dựng năm 2024
Công tác giải phóng mặt bằng đang được thực hiện khẩn trương, chuẩn bị cho Lễ khởi công Khu di tích. Ảnh: C.T.V

Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Lý Nam Đế đã được UBND tỉnh phê duyệt, đến nay, công việc chuẩn bị cho Lễ khởi công Khu di tích đã hoàn tất.

Theo đồng chí Bùi Văn Lương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Phổ Yên: Lễ khởi công sẽ diễn ra ngày 2/11/2023, nhằm ngày 19/9 năm Quý Mão. “Khu di tích sẽ trở thành một điểm du lịch tâm linh trọng điểm của tỉnh Thái Nguyên, có tầm cỡ quốc gia, phát huy được tối đa giá trị lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, tình yêu quê hương đất nước, tinh thần tự tôn dân tộc…” - đồng chí Bùi Văn Lương nhấn mạnh.

Chúng tôi được biết, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng sẽ đồng hành với TP. Phổ Yên, hỗ trợ về kiến trúc, mỹ thuật để xây dựng Khu di tích Lý Nam Đế mang giá trị văn hóa đặc trưng của Việt Nam. Khu di tích đang rất cần có thêm nguồn lực xã hội, tài trợ từ các doanh nghiệp, doanh nhân để xây dựng các công trình; để Khu di tích trên quê hương Hoàng đế nước Vạn Xuân - Lý Bí - Lý Nam Đế tương xứng với tầm vóc lịch sử và tô đẹp thêm cho thành phố trẻ Phổ Yên.

Ai đã cho xây dựng chùa Khai Quốc?

Chùa Trấn Quốc khi mới xây dựng có tên là chùa Khai Quốc, được vua Lý Nam Đế lệnh xây dựng. Theo dòng lịch sử, ngôi chùa này được nhiều đời vua ban phát tiền bạc để mở rộng, tôn tạo. Đến đời vua Lê Hy Tông, chùa này được đổi tên thành chùa Trấn Quốc. Thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, nhà vua đổi tên chùa thành Trấn Bắc.

Lý Nam Đế xây chùa gì?

Theo Từ điển Di tích Văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993), thì chùa Trấn Quốc nguyên là chùa Khai Quốc, dựng từ thời Tiền Lý (Lý Nam Đế, 541-547), tại thôn Y Hoa, gần bờ sông Hồng.

Lý bị xây chùa gì?

Đúng ngày nguyên đán năm Giáp Tý, tháng 2 (năm 545) Lý Bí lập nước Vạn Xuân, tự xưng là Lý Nam Đế. Ông đã cho xây chùa An Tri thành ngôi chùa ngày nay gọi là chùa Trấn Quốc, để mở đầu cho nền quân chủ Phật giáo.

chùa Trấn Quốc thờ ai?

Chùa Trấn Quốc thờ ai? Là một ngôi chùa theo hệ phái Bắc Tông, Trấn Quốc tự có điện thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Bà Quan Âm và Phật A Di Đà. Trong gian điện thờ hiện còn thờ phụng Quan Vũ, Quan Bình, Chu Thương, Đức Ông và các thị giả. Lịch sử chùa Trấn Quốc bắt đầu từ năm 541 với tên gọi ban đầu là chùa Khai Quốc.