Chữ ký điện tử trong tiếng anh là gì năm 2024

Hiện nay nhiều đơn vị, tổ chức trên thị trường đang tìm kiếm giải pháp chữ ký điện tử và chữ ký số cho hoạt động giao dịch Online. Nhưng liệu doanh nghiệp có đang hiểu đúng và phân biệt được sự khác nhau giữa hai khái niệm này? Cùng tham khảo bài viết do ECA tổng hợp về chữ ký điện tử và chữ ký số nhé.

1. Chữ ký điện tử và chữ ký số là gì?

Do có một vai trò tương đồng nên nhiều doanh nghiệp vẫn sẽ dễ bị nhầm lẫn giữa khái niệm chữ ký điện tử và chữ ký số. Nội dung bên dưới đây là những định nghĩa về 2 loại chữ ký được quy định bởi pháp luật.

Chữ ký điện tử trong tiếng anh là gì năm 2024

Chữ ký điện tử sử dụng trong giao dịch từ xa.

1.1 Chữ ký điện tử là gì?

Chữ ký điện tử có tên tiếng anh là electronic signature. Theo Khoản 1, Điều 21, Luật giao dịch điện tử năm 2005, chữ ký điện tử được định nghĩa như sau:

“Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký”.

1.2 Chữ ký số là gì?

Chữ ký số hay được gọi với tên tiếng anh là digital signature. Theo Khoản 6, Điều 3, Nghị định 130/2018/NĐ-CP có định nghĩa về chữ ký số như sau:

"Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

  1. Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
  1. Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên”.

2. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chữ ký số

Nhờ vào tính chất mã hoá bảo mật mà chữ ký số sẽ có giá trị pháp lý hơn hẳn chữ ký điện tử. Vậy những điểm khác nhau về giá trị pháp lý giữa hai loại chữ ký này là gì?

Chữ ký điện tử trong tiếng anh là gì năm 2024

Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chữ ký số.

2.1 Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử

Chữ ký điện tử có thể đóng vai trò là con dấu hoặc chữ ký, tương đương với mỗi vai trò đó lại có một tiêu chuẩn về pháp lý khác nhau.

Trong trường hợp chữ ký điện tử được coi là con dấu hợp lệ cho văn bản của cơ quan, tổ chức thì cần đảm bảo các điều kiện an toàn và bảo mật:

  • Dữ liệu dùng tạo chữ ký điện tử chỉ được gắn với duy nhất người ký trong thời điểm nội dung được ký.
  • Dữ liệu dùng tạo chữ ký điện tử chỉ được kiểm soát và sử dụng duy nhất bởi người ký trong thời điểm nội dung được ký.
  • Có thể phát hiện được mọi thay đổi của chữ ký điện tử sau thời điểm ký.
  • Có thể phát hiện được mọi thay đổi của văn bản, nội dung, thông điệp dữ liệu sau thời điểm được ký.

Trong trường hợp nội dung được ký bởi chữ ký điện tử có vai trò như chữ ký hợp lệ thì nội dung đó chỉ có giá trị pháp lý khi đảm bảo:

  • Người ký được xác minh bởi chữ ký điện tử và có thể chứng minh được sự đồng thuận của người đó thông qua chữ ký điện tử với nội dung ký.
  • Đảm bảo được chữ ký điện tử đó là an toàn và không thể bị giả mạo.

2.2 Giá trị pháp lý của chữ ký số

Tính pháp lý của chữ ký số được quy định chi tiết trong Nghị định 130/2018/NĐ-CP ban hành ngày 27 tháng 9 năm 2018 như sau:

“1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

3. Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương V Nghị định này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp”.

3. Phân biệt chữ ký điện tử và chữ ký số

Trong các phần khái niệm và giá trị pháp lý của chữ ký điện tử và chữ ký số nêu trên, ta có thể thấy chữ ký điện tử là một tập hợp lớn các dữ liệu điện tử trong đó có bao gồm chữ ký số. Chữ ký số có sự khác biệt lớn với chữ ký điện tử là nhờ tính chất mã hoá bảo mật của nó.

Yếu tố

Chữ ký điện tử

Chữ ký số

Tính chất

Có thể là dữ liệu điện tử bất kỳ đính kèm với tin nhắn hoặc tài liệu biểu thị danh tính của người ký và hành động đồng ý với nó.

Là dữ liệu điện tử được mã hoá. Biểu thị sự độc nhất gắn liền với danh tính người ký và sự toàn vẹn của tài liệu.

Tiêu chuẩn

Không phụ thuộc vào các tiêu chuẩn.

Không sử dụng mã hóa.

Sử dụng các phương thức mã hoá.

Tính năng

Xác minh danh tính tài liệu, thông điệp được ký.

Đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật của tài liệu, thông điệp được ký.

Cơ chế xác thực

Danh tính người ký được xác minh qua sms, PIN code, email,...

ID kỹ thuật số dựa trên chứng chỉ.

Xác nhận

Không có quy trình xác nhận cụ thể.

Được chứng nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền hoặc các nhà cung cấp được uỷ quyền.

Bảo mật

Bảo mật không cao. Có thể bị làm giả.

Nhờ được mã hoá, chữ ký số được đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn và bảo mật cao.

Phần mềm độc quyền

Phần mềm độc quyền sẽ là yếu tố pháp lý bắt buộc để xác nhận chữ ký điện tử.

Bất cứ ai cũng có thể xác nhận tính toàn vẹn và bảo mật. Không cần sử dụng đến phần mềm độc quyền.

Chữ ký điện tử trong tiếng anh là gì năm 2024

Chữ ký số bảo mật hơn chữ ký điện tử.

4. Doanh nghiệp cần sử dụng chữ ký điện tử và chữ ký số khi nào?

Do mang giá trị pháp lý khác nhau, nên tuỳ vào trường hợp mà doanh nghiệp cần lựa chọn giữa chữ ký điện tử và chữ ký số.

4.1 Trường hợp nào cần sử dụng chữ ký điện tử?

Chữ ký điện tử dễ sử dụng và được ứng dụng rất nhiều trong hoạt động kinh doanh, khi cần xác minh sự đồng thuận của người ký trong các giao dịch không yêu cầu tính pháp lý cao.

Hiện nay, chữ ký điện tử có thể bao hàm các cam kết gửi bằng email, nhập các số định dạng cá nhân (PIN) vào các máy ATM, ký bằng bút điện tử với thiết bị màn hình cảm ứng tại các quầy tính tiền, chấp nhận các điều khoản người dùng khi cài đặt phần mềm máy tính, ký các hợp đồng điện tử online...

4.2 Trường hợp nào cần sử dụng chữ ký số?

Theo Khoản 3, Điều 26, Luật Doanh nghiệp 2020, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Trong một số trường hợp, việc sử dụng chữ ký số là điều bắt buộc với doanh nghiệp, cụ thể:

  • Sử dụng khi thực hiện các dịch vụ công như: kê khai hải quan, thông quan, đóng BHXH cho người lao động
  • Có chữ ký số của đơn vị, tổ chức khi xuất hoá đơn điện tử cho hoạt động cung cấp, mua bán hàng hoá và dịch vụ (Khoản 2, Điều 3, Nghị định 119/2018/NĐ-CP).
  • Sử dụng chữ ký số khi kê khai thuế, nộp thuế, giao dịch với cơ quan Thuế qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật (Khoản 10, Điều 17, Luật quản lý thuế 2019).

Chữ ký điện tử trong tiếng anh là gì năm 2024

Doanh nghiệp lựa chọn loại chữ ký cho giao dịch điện tử.

Tổng kết lại, chữ ký điện tử và chữ ký số hiện nay đang đóng vai trò rất lớn trong môi trường giao dịch điện tử. Việc doanh nghiệp hiểu đúng và đủ về hai khái niệm trên giúp cho việc ứng dụng chữ ký điện tử và chữ ký số hiệu quả, an toàn và đúng quy định pháp luật.

Ký Online là như thế nào?

E Signature hay viết đầy đủ là Electronic signature (chữ ký điện tử) là một hình thức ký tên hoặc đánh dấu số được thực hiện điện tử để xác nhận và chứng thực danh tính, đồng ý hoặc xác nhận một văn bản hoặc tài liệu điện tử.

Chữ ký điện tử được dùng để làm gì?

Chữ ký điện tử được sử dụng trong các giao dịch điện tử. Xuất phát từ thực tế, chữ ký điện tử cũng cần đảm bảo các chức năng như xác định được người chủ của một dữ liệu nào đó (văn bản, ảnh, video,…) và xác định xem dữ liệu đó có bị thay đổi sau khi ký hay không.

Kỳ e sign là gì?

Chữ ký điện tử, hay e-signature, là một cách hiệu quả và hợp pháp để ký tài liệu điện tử nhanh chóng. Với tính bảo mật và đáng tin cậy trên toàn thế giới, chữ ký điện tử có thể thay thế chữ ký tay trong nhiều quy trình.

Chữ ký điện tử là gì?

Chữ ký điện tử (E-Signature) là chữ ký được tạo lập dưới dạng dữ liệu điện tử gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu để xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể đó đối với thông điệp dữ liệu.