Chó mừng khi chủ về tại sao

Bạn có bao giờ tự hỏi rằng tại sao chó cưng liếm bạn, hay liếm móng chân không? Hầu hết, mọi người đều nghĩ rằng chó thường liếm ai đó để biểu hiện sự yêu thương. Vậy còn bạn? Nếu bạn quan tâm đến những hành vi đáng yêu này của cún cưng, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Trên thực tế, có 8 lý do để giải thích cho hành động liếm của cún cưng – bao gồm liếm chủ, liếm móng, liếm những con chó khác hay đồ vật xung quanh.

1. Biểu lộ tâm trạng

Cách cún cưng liếm bạn sẽ thể hiện tâm trạng của chúng. Nếu cún cưng của bạn vẫy đuôi và chạy đến liếm bạn một cách vui vẻ, điều này cho thấy chúng đang cảm thấy rất vui.

Nếu cún cưng ngồi ở một góc phòng và tự liếm mình, có lẽ là chúng đang lo lắng về một điều gì đó.

Thông qua việc quan sát cách chúng liếm, bạn sẽ biết được cảm xúc của cún cũng như thông điệp mà chúng biểu lộ. Bạn đã có thể hiểu rõ cún cưng của mình hơn sau khi biết được những thông tin này đấy.

2. Chỉ ra một vấn đề

Nếu cún cưng của bạn tự liếm lông của nó liên tục, đây có thể là một lời cảnh báo. Hành động tự liếm lông còn có thể là dấu hiệu cho thấy da của cún đang gặp phải vấn đề sức khỏe nào đó – điều mà bạn thường khó nhận biết.

Nói chung, việc cún tự liếm lông là điều bình thường, nhưng bạn nên để ý nếu chúng bắt đầu liếm lông quá nhiều.

3. Thể hiện sự phục tùng

Thông thường, một chú chó sẽ liếm lông chú chó khác để biểu lộ sự đầu hàng. Đây cũng là cách chúng thể hiện sự phục tùng; hoặc cũng có thể là sự mời gọi bạn hoặc chú chó khác cùng chơi đùa. Hành vi này tương tự như sự kính trọng trong thế giới loài người.

Đó cũng là lý do bạn yêu thương chúng, phải không nào?

4. Thể hiện tình cảm

Liếm chính là cách cún cưng “hôn” bạn. Có rất nhiều lý do giải thích việc vì sao loài chó thường liếm chúng ta, nhưng trong hầu hết các trường hợp, chúng làm điều này để thể hiện tình cảm.

Vì thế, nếu lần tới bạn thấy cún cưng của bạn liếm bạn hoặc một chú chó khác với khuôn mặt vui vẻ, bạn sẽ biết rằng chúng yêu thương bạn nhiều như thế nào. Đặc biệt nếu bạn đang ngủ cùng cún và nó đánh thức bạn dậy, đây có thể là cách chúng chúc bạn một buổi sáng tốt lành!

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý đừng để cún liếm vào mắt hoặc môi của bạn nhé. Mặc dù nước bọt của chúng có thể hữu ích đối với bản thân loài chó, nhưng nó có thể gây ra vài vấn đề cho bạn đấy.

5. Giảm căng thẳng

Liếm là cách giúp một chú chó giảm bớt căng thẳng. Tương tự như việc chúng ta thường cắn móng tay hoặc môi, loài chó thường tự liếm lông của mình khi chúng cảm thấy bồn chồn.

Nếu thấy cún cưng liếm lông liên tục thì đó là dấu hiệu cho thấy chúng đang có tâm trạng tồi tệ. Đây là một trong số ít những dấu hiệu tiêu cực cho thấy tại sao loài chó thường liếm lông.

6. Nếm mùi vị

Cún cưng thường liếm mọi thứ mà chúng ngửi thấy có mùi thơm nồng. Khứu giác của chó cực kỳ nhạy bén, đặc biệt khi chúng đang “kiểm tra” một thứ gì đó có mùi nồng, nặng.

Đôi khi cún cưng đột nhiên liếm chân bạn. Điều này có lẽ bởi vì mùi hương của chân bạn thu hút chúng. Tương tự như trên, cún cưng sẽ liếm da bạn nếu cơ thể bạn đang có mùi thơm, đặc biệt là liếm ngón tay nếu bạn vừa ăn xong loại thức ăn chúng khó cưỡng lại được như thịt xông khói, các loại thịt hay phô mai, sữa chua…

7. Một cách thức giao tiếp

Nước bọt của loài chó thường dùng để gửi đi một thông điệp nào đó. Đó là lý do cún cưng của bạn hay liếm một chú chó khác. Đó là cách mà chúng có thể giao tiếp, đặc biệt là giữa chó mẹ và chó con. Thông qua việc liếm lông chó con, chó mẹ sẽ dạy cho chúng biết cách đùa nghịch, sủa khi thấy người lạ…

Ngoài ra, việc liếm lông qua lại giữa hai chú chó là cách giúp chúng giao tiếp lẫn nhau vào những “lần đầu chạm mặt”.

8. Một “bài thuốc” chữa lành vết thương

Nước bọt của loài chó có chứa các enzyme giúp tiêu diệt các vi khuẩn sống trên da.

Loài chó có cách riêng để tự chữa lành những vết thương của chúng, đó là cách chúng tự liếm vào cơ thể. Tất nhiên những vết thương này chỉ bao gồm các vết trầy, xướt không gây hại hoặc vết thương không sâu.

Tuy nhiên, loài chó cũng có thể tự làm rách miệng vết thương nếu chúng liếm quá nhiều, vì thế bạn cần lưu ý điều này nhé. Nó có thể vô tình gây nguy hiểm cho cún cưng đấy!

Vì lý do này, nếu cún cưng vô tình gặp phải một vết thương sâu mà bạn cảm thấy lo lắng, hãy nhanh chóng mang cún đến phòng khám thú y nhé. Bác sĩ thú y sẽ đưa ra chẩn đoán và phương pháp chữa trị tốt nhất dành cho chúng. Bạn hãy quan tâm đến sức khỏe của cún cưng nhiều hơn, điều này sẽ tốt hơn là để chúng tự giải quyết vấn đề một mình.

  1. Tại sao chó trung thành với chủ?

    Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao chó lại hiểu được phần nào tâm trạng của chủ nhân, trung thành và trở thành người bạn tốt nhất của chúng ta hay không?

    Có thể bạn không tin, nhưng đó là sự thật:

    Bởi vì chó cũng có cảm xúc và suy nghĩ hệt như loài người..

    Chó mừng khi chủ về tại sao

    Lòng trung thành của chó, vì sao chó yêu chủ?

    Theo kết quả nghiên cứu của các nhà hành vi học ĐH British Columbia. Từ nhiều năm nay, người ta khẳng định rằng, loài chó cũng trải qua những trải nghiệm về cảm xúc tương tự con người, tuy rằng ở mức độ đơn giản hơn.

    Não của chó cấu trúc sản sinh cảm xúc giống hệt chúng ta, chúng thậm chí còn sở hữu cả hormone oxytocin - một hormone liên quan đến tình cảm và tình yêu.

    Theo các chuyên gia, một con chó trải qua các giai đoạn phát triển nhanh hơn con người bình thường. Chúng hoàn thiện khi được 4 - 6 tháng tuổi.

    Khi đó, não chúng có được những xúc cảm tương đương với một đứa bé 2 tuổi rưỡi. Ở tuổi ấy, hẳn các bạn đều đã có những tình cảm cơ bản: Vui, sợ hãi, giận dữ, hứng thú, đau khổ, thậm chí là tình yêu..

    Ở phần ngược lại, tất nhiên chó không thể đạt được những cảm xúc ở mức độ phức tạp hơn, chỉ xuất hiện ở loài người như tội lỗi, tự hào, xấu hổ hay khinh miệt.

    Chính sự phong phú và đa dạng cảm xúc trong não của chó khiến chúng có những hành động mà chắc hẳn bạn chưa bao giờ nghĩ tới.

    Tại sao con chó là con vật có nhân tính nhất?

    Giới khoa học: Con chó có trên 90% gien trùng với gien của con người.

    Giới Tâm linh: Nhà Phật cho rằng trước khi chuyển sang kiếp người, linh hồn phải trải qua kiếp chó.

    Ở các nước TB phát triển trong đó có Mỹ, nước văn minh có nền khoa học kỹ thuật phát triển nhất thế giới, đa số người dân cho rằng "con chó là con người mặc áo lông không biết nói". Họ không thể tưởng tượng được việc ăn thịt chó.

    Ngay cả TQ cũng đã cấm ăn thịt chó!

    Tại sao con chó được nuôi từ nhỏ lại vô cùng yêu quý và trung thành tuyệt đối với Chủ?

    Người Anh có câu: "Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là có 1 vợ hiền thục, 1 con chó nuôi từ nhỏ và 1 lưng tiền!"

    Đây là cả 1 vấn đề khoa học rất lý thú, động chạm đến nhiều lĩnh vực: Tâm lý học, sinh lý học, hóa sinh.. trong đó điều đặc biệt quan trọng là các loại tác động trong giai đoạn đầu đời của chó con.

    Phải chăng chó có "giác quan thứ sáu" vô cùng phát triển?

    Thực tế cuộc sống có rất nhiều minh chứng cho hiện tượng này. Đây là khởi nguồn cho rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học lý thú và rất quan trọng.

    Khả năng đặc biệt của tai chó so với tai người như thế nào?

    Chó có khả năng ghi nhớ, phân biệt các loại âm thanh gấp nhiều lần tai người. Ngoài ra, tai chó còn nghe được những tần số âm thanh mà tai người không nghe thấy được như siêu âm..

    Mắt của chó có những đặc điểm gì khác mắt người?

    Mắt chó nhìn vật thể di động tốt hơn mắt người, quan sát ban đêm tốt hơn mắt người. 1 số thí nghiệm khoa học cho thấy mắt chó có khả năng nhận biết ánh sáng hồng ngoại. Nhưng mắt chó phân biệt màu sắc kém hơn mắt người - gần như mù màu.

    Chó cũng biết mơ

    Điều này là sự thật. Hầu hết những người nuôi chó đã thú nhận từng thấy thỉnh thoảng khi ngủ, chó có thể bị run, co giật hay gầm gừ vô thức như bị.. ma ám.

    Câu trả lời cho hiện tượng trên chính là chúng đang mơ. Ở cấp độ cấu trúc, sóng não ở chó và ở người là tương tự nhau, vì vậy nhận định trên là hoàn toàn có cơ sở.

    Giấc mơ của chó đương nhiên đơn giản hơn chúng ta rất nhiều. Chúng cũng nhớ về những trải nghiệm đã từng tham gia, những trò chơi, cuộc đi dạo, thậm chí cả những nguy hiểm.

    Một con chó nhỏ sẽ mơ nhiều và liên tục nhất, trung bình cứ 10 phút chúng lại mơ một lần trong khi những con lớn, giấc mơ có thể bị đứt quãng trong vòng 1 tiếng.

    Tuy nhiên, chó trưởng thành sẽ mơ dài hơn chó nhỏ vì số lượng trải nghiệm của chúng cũng lớn và thường xuyên hơn.

    Chó cũng biết cười

    Khi vui, con người cười và chó cũng vậy. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta không bao giờ biết được chúng cười như thế nào, biểu hiện ra sao.

    Trên thực tế, chó hay cười nhất là khi chúng thư giãn, chơi đùa, hay tương tác với con người. Lúc cười, hàm chúng hơi mở, lưỡi đập vào răng cửa trước và khóe mắt chảy nước.

    Cách đây nhiều năm, nhà tâm lý học hành vi Patricia Simonet đã ghi âm lại những âm thanh phát ra từ con chó trong lúc chơi đùa.

    Xen giữa những tiếng thở hổn hển khi hoạt động, bà thu được những âm thanh có tần số đặc biệt, một biểu hiện khác chứng minh rằng, con chó đang cười.

    Âm thanh đó cũng được phát hiện khi cho chúng nghe một bản nhạc mix pha trộn nhiều dòng nhạc.

    Sở thích kỳ lạ

    Loài chó cũng thật "chảnh", vì chúng chỉ thích xem ti vi HD mà thôi, còn truyền hình thông thường không tạo được hấp dẫn cho chúng.

    Mắt người chỉ nhìn thấy nhấp nháy với tần số 55Hz, vì vậy với tần số truyền hình thường là khoảng 60Hz, chúng ta vẫn thấy hình ảnh liên tục thông suốt.

    Trong khi đó, võng mạc chó có khả năng nhìn thấy nhấp nháp khoảng 75Hz, thế nên chỉ có truyền hình độ nét cao, với tốc độ nhanh hơn nhiều mới khiến chúng lưu tâm.

    Ý nghĩa của tiếng sủa và vẫy đuôi

    Chó vui mừng sẽ vây đuôi - đây chắc chắn là sự nhầm lẫn phổ biến nhất của hầu hết chúng ta.

    Thực chất, chỉ có một số ít chó vẫy đuôi khi vui mừng, phần còn lại vẫy đuôi mang nhiều ý nghĩa khác. Đuôi chó thực ra chính là một máy đo cảm xúc của chúng.

    Ở trạng thái bình thường, có nghĩa chúng đang thư giãn. Khi nó rủ xuống, đồng nghĩa chúng đang đau khổ, sợ hãi, còn khi vẫy lên, chúng đang vui hoặc rất có thể bị kích động, trở nên nguy hiểm.

    Tiếng sủa cũng tương tự vậy.

    Một con chó sủa liên tục đồng nghĩa với việc gửi thông điệp rằng có gì đó cần phải kiểm tra, nếu chúng sủa và gầm gừ đều đặn thì chứng tỏ có mối nguy hiểm đến gần, hãy sẵn sàng tự bảo vệ.

    Còn khi chúng muốn chơi đùa, chúng sẽ chỉ sủa một vài tiếng và vẫy đuôi mà thôi.

    Xem thêm:

    Tại sao mèo đến nhà thì khó chó đến nhà thì sang?

    Chỉnh sửa cuối: 11 Tháng tám 2021

  2. Chó là người bạn trung thành nhất của con người, đó là điều không ai có thể phủ nhận. Trong mắt chúng ta, những chú chó thật đáng yêu, dễ gần và luôn nghe lời chủ nhân của mình.

    Tuy nhiên, không nhiều người băn khoăn về việc liệu loài chó nghĩ về con người như thế nào bởi họ cho rằng: "Chó thì làm gì biết nghĩ!"

    Thực tế, đây là một nhận định hoàn toàn sai lầm. Nếu không tin, hãy cùng theo dõi loạt hình chế cực cute những chú khuyển đáng yêu để hiểu hơn về loài vật này nhé!

    Chó mừng khi chủ về tại sao

    Các nhà khoa học đều khẳng định: Chó cũng có suy nghĩ và cảm xúc. Nguyên nhân là bởi não bộ của chúng hình thành cảm xúc theo cơ chế giống con người, thậm chí còn sở hữu oxytocin – hormone tình yêu và sự gắn kết như chúng ta.

    Chó mừng khi chủ về tại sao

    Tuy nhiên, cảm xúc của chó không phức tạp như người. Đây là hệ quả của việc chó trưởng thành trong thời gian rất ngắn. Trung bình, một chú cún hoàn thiện phát triển chỉ trong vòng 4 – 6 tháng và đạt mức suy nghĩ tương đương một em bé 2, 5 tuổi.

    Chó mừng khi chủ về tại sao

    Vì lẽ đó mà chó có những cảm xúc cơ bản như vui, buồn, sợ hãi, giận dữ, đau khổ và thậm chí là tình yêu. Nghiên cứu năm 2012 của Đại học London cho hay, chó có thể đồng cảm, hiểu một phần tâm trạng của chủ nhân, đặc biệt rất giỏi an ủi người đang khóc.

    Chó mừng khi chủ về tại sao

    Nhiều người không biết, nhưng chó cũng biết cười khi vui. Theo nhà tâm lý học Patricia Simonet, tiếng cười của chó là những âm thanh có tần số đặc biệt khó phát hiện. Lúc cười, hàm chó hơi mở, lưỡi đập vào răng cửa trước và khóe mắt có dấu hiệu "bụi bay vào mắt".

    Chó mừng khi chủ về tại sao

    Nhiều người thân với chó tới mức nhìn vào mắt chúng, họ có thể biết chúng đang vui hay buồn, có đói hay không. Và thực tế, chó cũng làm được như vậy. Các thí nghiệm đã chứng minh, chó có thể hiểu được ý muốn của chủ nhân khi nhìn vào mắt của họ.

    Chó mừng khi chủ về tại sao

    Chưa hết, nhờ hormone oxytocin mà chó còn có khả năng "ghen" đáng nể. Cụ thể, nếu phát hiện chủ nhân thích một con vật khác, những chú cún sẽ phản ứng mạnh mẽ bằng tiếng sủa đáng sợ và tỏ ra hung dữ.

    Chó mừng khi chủ về tại sao

    Một trong những sở thích chó ít nói cho chủ nhân, đó chính là chúng thích xem tivi HD. Nguyên nhân là vì võng mạc chúng chỉ nhìn thấy nhấp nháy khoảng 75Hz, nên chỉ có truyền hình độ nét cao, tốc độ nhanh mới thu hút sự chú ý của chúng.

    Chó mừng khi chủ về tại sao

    Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, chó cũng biết mơ. Trung bình cứ 10 phút ngủ, các chú cún lại trải qua một giấc mơ. Biểu hiện bên ngoài là chúng sẽ gầm gừ vô thức, co giật.. Nội dung giấc mơ của chó thường là những chuyến dạo chơi cùng chủ nhân đã trải qua.

    Chó mừng khi chủ về tại sao

    Đặc biệt, dù không thuộc họ linh trưởng nhưng khi nhìn chủ nhân ngáp ngủ, chó cũng có thể bị ngáp lây. Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa giải đáp được chính xác cơ chế của hiện tượng này.

    Chó mừng khi chủ về tại sao

    Cuối cùng, tiếng sủa chính là lời cảnh báo của chó với chủ nhân của mình nhằm báo hiệu nguy hiểm hay sự xuất hiện của kẻ lạ mặt. Vì vậy, đừng quá khó chịu khi cún cưng sủa ầm ĩ nhà - chúng chỉ muốn tốt cho bạn mà thôi!

    Last edited by a moderator: 30 Tháng tư 2020

  • chó
  • dog
  • khoa học
  • kiến thức
  • kiến thức cuộc sống
  • loài chó

Chó mừng khi chủ về tại sao

Chó mừng khi chủ về tại sao

Chó mừng khi chủ về tại sao