Chó dại sống được bao lâu sau khi cắn người

Bệnh dại ở chó là một căn bệnh nan y mà đến nay chưa có thuốc điều trị. Chính vì vậy mà khi chó bị bệnh dại khiến cho chủ rất lo lắng. Rất nhiều người chưa biết rõ về căn bệnh này. Trong bài viết hôm nay, Vpet.vn sẽ cung cấp cho bạn thông tin về căn bệnh này. Bài viết này giúp trả lời câu hỏi chó bị dại sống được bao lâu mà nhiều người thắc mắc. 

Virus bệnh dại tồn tại bao lâu trong cơ thể chó?

Bệnh dại là một căn bệnh nguy hiểm và có khả năng lây nhiễm ở động vật có vú và con người. Có nhiều con đường để lây bệnh dại từ chú chó này sang chú chó khác. Bên cạnh việc lây nhiễm qua vết cắn trực tiếp từ con vật bị bệnh sang chó khỏe mạnh. Chó cũng có thể nhiễm bệnh vì tiếp xúc gián tiếp với đồ vật có virus bệnh dại.  

Virus gây bệnh có thể tồn tại trong cơ thể từ 14 - 60 ngày trước khi có biểu hiện phát bệnh ra ngoài. Tuy nhiên, trong trường hợp chó bị cắn trực tiếp thì thời gian phát bệnh rút ngắn lại còn 10 ngày. 

Virus dại khi xâm nhập vào cơ thể sẽ sinh tồn trong mô cơ của chó trong khoảng 90 - 150 ngày. Thời gian này chó không có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh. Virus sinh trưởng rất chậm và lấy chất dinh dưỡng ở mô cơ để tồn tại. Sau đó chúng tấn công vào tủy sống theo các dây thần kinh trên cơ thể. Mất khoảng 180 ngày thì virus sẽ tấn công vào hệ thần kinh trung ương của chó. 

Sau khi virus phá hủy hệ thống miễn dịch của chó và làm tê liệt hoạt động của bộ não thì chó sẽ chết. Thông thường, trước khi chết thì có sẽ tìm cách lây nhiễm virus gây bệnh sang cho con vật khác. Như vậy, virus gây bệnh có thể tồn tại khoảng 200 ngày trong cơ thể của chó. 

Chẩn đoán bệnh dại ở chó

Bệnh dại ở chó không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu. Đến khi phát hiện rằng chó bị bệnh dại thì đã quá muộn để có phương pháp giải quyết. Chính vì vậy bạn nên đưa chú chó của mình đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Đồng thời, luôn đảm bảo môi trường sinh hoạt an toàn và sạch sẽ để chó hạn chế sự tiếp xúc của virus. 

Nếu nghi ngờ chó của bạn bị nhiễm bệnh dại thì nên đưa chúng đến cơ sở thú y càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bằng các phương pháp xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu ELISA: đối với phương pháp này, những chú chó sẽ được lấy một mẫu kháng nguyên để đem đi khám nghiệm bằng enzym. Đây là phương pháp xác định bệnh đơn giản nhất và ít tốn kém nhất. 

  • Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang: đây là phương pháp xác định bệnh dại chính xác nhất. Phương pháp này thường được sử dụng sau khi chó đã tử vong. 

Bên cạnh đó, các phương pháp xét nghiệm khác cũng được sử dụng để xác định bệnh dại ở chó:

  • Xét nghiệm nước tiểu và máu: xét nghiệm này xác định lượng bạch cầu có trong cơ thể chó. Nếu lượng bạch cầu đa nhân trung tính và bạch cầu niệu tăng cao thì có nguy cơ cao chó bị bệnh dại.

  • Xét nghiệm dịch não tủy: xét nghiệm này sẽ xác định chó có bị viêm não hay không và lượng bạch cầu.

Những phương pháp xét nghiệm khác ít được áp dụng nhưng cũng có kết quả chính xác:

  • Xét nghiệm bệnh phẩm: bác sĩ sẽ tiến hành lấy các mẫu nước bọt, da, dịch não, màng sinh thiết… để xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang.

  • Nuôi tế bào để phân lập các mẫu bệnh phẩm để tìm ra virus bệnh dại. 

Virus khi xâm nhập vào cơ thể của chó sẽ không gây ra bệnh ngay lập tức. Đây là một căn bệnh nguy hiểm mà phần lớn sẽ khiến chó bị tử vong nếu mắc phải. Chình vì vậy thời gian virus tồn tồn trong cơ thể của chó được xem là khoảng thời gian chó có thể sống được. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng giống như vậy. Một vài chú chú chó có sức khỏe yếu thì sẽ chết vì cơ thể suy yếu trước khi chúng lây nhiễm virus sang cho những con vật khác. 

Một số trường hợp khác thì chó sau khi lây nhiễm virus sang cho một cá thể khỏe mạnh vẫn tiếp tục sống. Có thể cơ thể của chó có sức đề kháng tốt nên chúng vẫn còn khả năng chịu đựng sự đau đớn. Đến khi cơ thể suy yếu, không còn khả năng chống chọi với bệnh thì chó sẽ chết. Ở thể dại điên cuồng, chó thường chết trong khoảng từ 3 - 7 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên. Nếu chó ở thể dại câm thì tử vong sau  2 - 3 ngày phát bệnh.

Lời kết

Bệnh dại ở chó là một căn bệnh nguy hiểm. Chó khi bị bệnh dại thì thời gian sống tương đối ngắn. Mặc dù thời gian ủ bệnh ở chó khá dài nhưng khi phát bệnh ra thì chó thường tử vong rất nhanh. Do vậy, cần phải phát hiện kịp thời để có cách giải quyết phù hợp.

Xem thêm tại đây:

  • 14:53 19/01/2022
  • Xếp hạng 4.85/5 với 20479 phiếu bầu

Virus bệnh dại [Rhabdovirus] là một loại virus truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm và có tốc độ tiến triển rất nhanh. Như vậy, chó bị bệnh dại sống được bao lâu hay virus dại sống bao lâu trong cơ thể đến khi phát bệnh? Virus dại sống bao lâu?

Bệnh dại thường có nguy cơ lây nhiễm cao ở động vật chưa được tiêm phòng, hay đi lang thang ra bên ngoài nhiều và tiếp xúc với động vật hoang dã hoặc chó/mèo mang mầm bệnh. Virus bệnh lây chủ yếu qua vết cắn, thông qua qua nước bọt tại vết cắn. Virus bệnh dại có thể tồn tại trong cơ thể từ 2-8 tuần trước khi có biểu hiện phát bệnh ra ngoài. Tuy nhiên, nếu virus bệnh dại được truyền từ nước bọt qua vết cắn thì thời gian phát bệnh có thể rút ngắn lại còn 10 ngày.

Đặc điểm của bệnh là virus sẽ tác động vào hệ thần kinh gây rối loạn thần kinh trung ương não bộ dẫn đến viêm não, liệt não làm cho con vật trở nên hoảng loạn [điên dại] và chết. Nguồn mang bệnh dại chủ yếu là ở chó [90%], mèo nuôi [5%] và còn lại ở động vật hoang dã [5%]. Dấu hiệu bệnh dại ở thú nuôi thường biểu hiện qua 2 thể bệnh thường thấy đó là thể điên cuồng và thể dại câm.

Hàng năm, căn bệnh này đã gây ra cái chết cho hơn 50.000 người và hàng triệu loài động vật trên toàn thế giới. Nó là chứng bệnh cực kỳ nguy hiểm và gây ám ảnh cho nhiều động vật và con người nói chung, những chủ nuôi và thú nuôi nói riêng.

Mất bao lâu để bệnh dại khởi phát trên chó và mèo? Một con vật mắc bệnh dại có thể sống được bao lâu?

Bệnh dại thường được biểu hiện qua 2 giai đoạn chính: thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ phát bệnh.


  • Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ ủ bệnh có thể thay đổi từ 7 ngày đến nhiều tháng tùy thuộc loài, độc lực của virus và vị trí vết cắn. Đa số bệnh sẽ phát tác trong vòng 21 - 30 ngày sau khi con vật nhiễm virus. Đối với chó thời gian này trung bình là 10 ngày. Những triệu chứng này thường khó phát hiện hoặc dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác, đó là lý do tại sao việc chuẩn đoán bệnh cho vật nuôi của bạn trong giai đoạn này là cực kì khó khăn và cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ thú y có chuyên môn và kinh nghiệm.
  • Thời kỳ phát bệnh: Thường được chia làm 2 thể là thể dại điên cuồng và thể dại câm [bại liệt]. Trong thực tế, nhiều con chó mắc bệnh dại có thể biểu hiện cả 2 dạng lâm sàng này xen kẽ nhau, thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, bị kích động rồi sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt.

Ở thể dại điên cuồng, vật nuôi chết trong khoảng từ 3 - 7 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên, còn ở thể dại câm tiến triển nhanh hơn thể dại điên cuồng, thông thường chỉ từ 2 - 3 ngày.

Hình ảnh con mèo mắc bệnh dại

Đầu tiên, nếu thú nuôi của bạn bị nghi là đã nhiễm virus bệnh dại thì việc đưa chúng đến bác sĩ thú y là cần thiết, ở đây vật nuôi sẽ được cách ly trong lồng khóa khoảng 10 ngày và tiến hành chẩn đoán lâm sàng kết hợp với theo dõi các triệu chứng, lịch sử thói quen, thái độ của chúng đối với chủ nuôi và cả với những động vật khác.

Một số xét nghiệm có thể được chỉ định cho vật nuôi như:

  • Xét nghiệm máu ELISA: Đây cũng là một phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh dại, tuy nhiên đây lại là phương pháp không được sử dụng nhiều cho lắm.
  • Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp là thử nghiệm chính xác nhất để chẩn đoán virus bệnh dại nhưng lại đòi hỏi phải có mô não, vì vậy phương pháp này chỉ có thể được thực hiện sau khi con vật đã chết.

Hàng năm có khoảng 59.000 người [phần lớn là ở trẻ nhỏ] chết và hơn 10 triệu người phải tiêm vắc-xin phòng dại vì phơi nhiễm căn bệnh nguy hiểm này. Bệnh dại khi đã khởi phát bệnh thì không có cách gì cứu chữa được. 100% trường hợp khi đã khởi phát bệnh dại đều tử vong. Loại virus này có mặt hầu hết ở khắp nơi trên thế giới, vậy nên việc tiêm vắc-xin phòng dại cho trẻ em và cho cả người lớn cần được ưu tiên hàng đầu. Đây cũng được xem là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ tính mạng trước căn bệnh này.

Lợi ích của việc tiêm phòng dại đầy đủ mũi trước phơi nhiễm là sau khi tiếp xúc với virus bệnh dại, bạn chỉ cần tiêm thêm 2 mũi vắc-xin và không cần sử dụng huyết thanh kháng dại. Việc này giúp đơn giản hóa việc chăm sóc sức khỏe sau phơi nhiễm.

Người được tiêm phòng dại trước phơi nhiễm sẽ tăng hiệu quả bảo vệ do tạo được tế bào nhớ miễn dịch, đáp ứng miễn dịch tăng lên rất nhanh khi được tiêm nhắc lại. Đây chính là lý do tại sao các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm vắc-xin phòng dại bởi vì phần lớn trẻ em là nạn nhân của chó cắn và vết thương thường rất sâu và nguy hiểm.

Người được tiêm phòng dại trước phơi nhiễm sẽ tăng hiệu quả bảo vệ

Video đề xuất:

Triệu chứng bệnh dại ở người và cách phòng tránh

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có vắc-xin phòng dại.

Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh [Cold chain] đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng. Khách hàng được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.
Riêng trong tháng 12/2019, Vinmec miễn phí tiêm Vắc-xin Viêm gan B sơ sinh [tiêm ngay sau khi sinh] cho bé khi đăng kí Gói tiêm chủng trọn gói dành cho trẻ từ 0-1 tuổi hoặc từ 0-2 tuổi.

Để đăng ký tiêm phòng cho trẻ, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc

XEM THÊM:

Video đề xuất:

Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec

Page 2

Nội dung đang được cập nhật

Chủ đề ngẫu nhiên: tăng hoặc giảm đường tự do trong khẩu phần, Côn trùng cắn dẫn tới sưng phù bàn chân phải làm sao?, dị ứng với penicilin, thieu hormone tang truong nguyen nhan hang dau khien tre cham tang truong"[email protected], giảm đau lưng, Biến chứng thường gặp và sai lầm phổ biến về bệnh tiêu chảy cấp, chụp x-quang phổi thẳng-nghiêng, vàng da ở người lớn, Sau khi ghép thận có cần tiêm thuốc chống thải ghép nữa không?, khó đi vào giấc ngủ, son sánh protein động vật và thực vật, Cao ap suat phoi, bé dị ứng sữa bò, 7 Gật đầu là không đủ, Những điều chị em cần biết về polyp cổ tử cung,

Video liên quan

Chủ Đề