Chính sách hỗ trợ người chăn nuôi

Đó là kết quả nổi bật được nêu ra tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Tổng kết việc thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn diễn ra sáng 11/6. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến chủ trì Hội nghị.

Các đại biểu tham dự Hội nghị tại Điểm cầu Hải Phòng.

Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Hải Phòng có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội Nông dân thành phố và Chi cục Chăn nuôi Thú y.

Nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong nông nghiệp

Theo báo cáo đánh giá của Cục Chăn nuôi, sau một thời gian thực hiện chính sách đã tác động tích cực đến phát triển chăn nuôi cũng như thay đổi thu nhập của các hộ chăn nuôi tăng 5-10%. Tổng kinh phí hỗ trợ cho nông hộ chăn nuôi trên toàn quốc là 832,781 tỷ đồng, nguồn kinh phí tuy không lớn nhưng Chính sách đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt giúp ổn định sinh kế cho người dân.

Thông qua chương trình đã cải tạo và nâng cao năng suất đàn lợn, trâu, bò bằng việc hỗ trợ miễn phí tinh bò đực giống chất lượng cao, hỗ trợ tinh lợn chất lượng cao nhằm cải tạo đàn giống trên địa bàn, nâng cao năng suất, chất lượng đàn lợn thương phẩm cung cấp cho thị trường.

Theo thống kê, trong giai đoạn 2015-2020 tổng số liều tinh lợn được hỗ trợ là 5,062 triệu liều, phối giống cho 1,84 triệu lợn nái; số liều tinh trâu, bò được hỗ trợ là 2,714 triệu liều, phối giống cho 1,913 triệu lượt con trâu, bò; số trâu, bò đực giống được hỗ trợ là 1.948 con với kinh phí hỗ trợ là 20,5 tỷ đồng, lợn đực giống được hỗ trợ là 528 con, kinh phí hỗ trợ là 1,9 tỷ đồng và 146 ngàn gà, vịt giống bố mẹ được hỗ trợ với kinh phí 3,376 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ xây dựng các công trình xử lý chất thải chăn nuôi đã góp phần rất lớn về giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đang là bức xúc hiện nay đồng thời nâng cao sức khỏe người dân thông qua việc giảm mùi hôi, ô nhiễm không khí,… Ngoài ra, các sản phẩm của các công trình xử lý chất thải chăn nuôi còn cung cấp thêm nguồn chất đốt, phân bón cho cây trồng, phụ vụ sản xuất nông nghiệp sạch.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo Quyết định 50 vẫn tồn tại một số hạn chế, điển hình như: một số địa phương chưa chủ động được ngân sách địa phương; đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ mua con giống là các nông hộ ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thu nhập thấp nên chưa chú trọng đầu tư, áp dụng kỹ thuật mới để phát triển chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi; thủ tục, hồ sơ hỗ trợ còn phức tạp, không thuận lợi khi áp dụng triển khai…

Phát triển chăn nuôi nông hộ theo hướng bền vững và hiệu quả

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, để nâng cao hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng, giảm thiểu tổn thương đối với ngành chăn nuôi khi Việt Nam tham gia hội nhập toàn diện với các nước trong khu vực và thế giới góp phần triển khai Luật Chăn nuôi, thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2045, rất cần có một chính sách của nhà nước tạo nguồn lực hỗ trợ chăn nuôi giai đoạn 2021-2025.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, trong Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 10/6/2020, thì song song với đẩy mạnh chăn nuôi trang trại quy mô lớn, vẫn cần quan tâm chăn nuôi nông hộ, chăn nuôi truyền thống gắn với phát triển chăn nuôi đặc sản, du lịch sinh thái.

Tại Hải Phòng, thực hiện Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020”; UBND thành phố ban hành Quyết định số 2724/2015/QĐ-UBND ngày 04/12/2015 về việc Quy định chi tiết chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2020.

Theo đó đã hỗ trợ 1.780 mô hình sử dụng đệm lót sinh học cho các hộ chăn nuôi gia cầm có diện tích chăn nuôi ≥30m2, quy mô chăn nuôi thường xuyên ≥200 con gia cầm sinh sản và tương đương; chăn nuôi lợn sử dụng đệm lót sinh học có diện tích ≥6m2 đối với chăn nuôi lợn nái và ≥12m2 đối với chăn nuôi lợn thịt có quy mô chăn nuôi thường xuyên ≥05 con lợn nái hoặc ≥10 con lợn thịt; hỗ trợ một lần 50% chi phí làm đệm lót sinh học, mức hỗ trợ không quá 5.000.000 đồng/hộ. Trong giai đoạn 2015-2020, thành phố đã quan tâm hỗ trợ các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ trên địa bàn triển khai tiêm vắc xin phòng 10 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho đàn gia súc, gia cầm…

Minh Hảo

Cùng Đồng hành

[HNMO] - Ngày 11-6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020 theo Quyết định số 50/QĐ-TTg ngày 4-9-2014 của Thủ tướng Chính phủ và đề xuất giai đoạn 2021-2025. Dự điểm cầu Hà Nội có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền.

 Quang cảnh hội nghị điểm cầu Hà Nội.

Theo Cục Chăn nuôi [Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn], gần 6 năm triển khai Chương trình hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo Quyết định số 50/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã góp phần nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong nông nghiệp, ngày càng tăng giá trị các sản phẩm chủ lực, có tiềm năng, lợi thế. Thị trường các sản phẩm gia súc, gia cầm nhìn chung ổn định, bảo đảm nâng cao hiệu quả cho người chăn nuôi; từng bước chuyển đổi hướng sản xuất từ chú trọng năng suất, sản lượng sang chú trọng chất lượng và giá trị, an toàn thực phẩm. Các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi được cập nhật, ứng dụng và chuyển giao có hiệu quả.

Đặc biệt, chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ đã tác động tích cực đến cuộc sống hàng triệu hộ chăn nuôi ở nông thôn; thu nhập của các hộ chăn nuôi tăng 5-10%. Tổng kinh phí hỗ trợ nông hộ chăn nuôi trên toàn quốc là  832,781 tỷ đồng.

Tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Huy Đăng cho biết, Hà Nội hiện có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, với 38 triệu con gia cầm [đứng đầu cả nước]; 1,57 triệu con lợn [hơn 95% so với trước khi xảy ra bệnh Dịch tả lợn châu Phi, đứng thứ hai cả nước - sau tỉnh Đồng Nai], có 164 nghìn con trâu, bò.

Về kết quả triển khai Quyết định số 50/QĐ-TTg ngày 4-9-2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020, Hà Nội xây dựng các chính sách về giống, dụng cụ, trang thiết bị chuyên ngành, xử lý chất thải, hỗ trợ lãi suất vay vốn khôi phục phát triển chăn nuôi. Chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ đã giúp cả góp phần tạo thu nhập tăng thêm cho người chăn nuôi.

Để chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững, Hà Nội đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu đề xuất Chính phủ tiếp tục có chính sách tạo điều kiện về đất đai cho các doanh nghiệp thực hiện phát triển chăn nuôi quy mô lớn và xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, công nghệ cao. Cùng với đó, tiếp tục duy trì hệ thống mạng lưới thú y cơ sở [xã, phường, thị trấn] đồng bộ giữa các tỉnh, thành phố, nâng cao chế độ phụ cấp tương ứng ngành nghề đào tạo, bảo đảm thực thi nhiệm vụ tại cơ sở; có chính sách hỗ trợ tiếp cận tín dụng; chính sách hỗ trợ di dời chăn nuôi ra khỏi khu dân cư phù hợp với Luật Chăn nuôi.

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ theo Quyết định số 50 của Thủ tướng Chính phủ đã tác động tích cực đến phát triển chăn nuôi cũng như thay đổi thu nhập của các hộ nông dân - tăng 5-10%. Hiện sản lượng sản phẩm thịt, sữa, trứng của các doanh nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng 47-48%, còn lại thuộc về các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ, chăn nuôi hộ gia đình và đây vẫn là sinh kế của các hộ dân.

Chăn nuôi nông hộ đã góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.

Trong Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 10-6-2020, cùng với đẩy mạnh chăn nuôi trang trại quy mô lớn, vẫn cần quan tâm chăn nuôi nông hộ, chăn nuôi truyền thống gắn với phát triển chăn nuôi đặc sản, du lịch sinh thái.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, những đề xuất của các địa phương, hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp sẽ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu, tổng hợp, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, xem xét ban hành chính sách mới về chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi nông hộ, tạo sinh kế cho người dân nông thôn, tạo ra sản phẩm chăn nuôi đặc sản, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu.

[HNM] - Nhằm giúp đỡ các hộ chăn nuôi vượt khó để sản xuất, Chính phủ đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ về vốn nhưng đến thời điểm này chỉ một vài trang trại chăn nuôi lớn tiếp cận được. Mới đây, Đoàn kiểm tra liên ngành gồm Văn phòng Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Ngân hàng Nhà nước… đã làm việc với một số địa phương, kiểm tra việc thực hiện chủ trương này. Kết quả cho thấy còn khá nhiều vướng mắc cần tháo gỡ. Tại Hà Nội, tỷ lệ cho vay vốn chăn nuôi ở các ngân hàng thương mại trên địa bàn còn rất thấp, mới chiếm khoảng 0,03-0,04% [Tỷ lệ vay vốn cho lĩnh vực nông nghiệp khoảng 0,7-0,8%, tỷ lệ vay vốn cho chăn nuôi lợn và gia cầm khoảng 5-6% vốn vay nông nghiệp]. Sau hơn 4 tháng thực hiện văn bản của Chính phủ, các ngân hàng hầu như vẫn chưa thực hiện giãn nợ, cho vay mới với lãi suất không vượt quá 11%/năm để giải cứu người chăn nuôi. Ông Nguyễn Văn Chiến, Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi dịch vụ Cổ Đông [Sơn Tây] cho biết, Chính phủ và UBND TP Hà Nội đã có rất nhiều chính sách tháo gỡ cho người chăn nuôi nhưng dường như các hộ vẫn không thể "chạm tay" được chính sách này. Hiện tại, các hộ chăn nuôi trong HTX Cổ Đông chỉ được điều chỉnh lãi suất từ 17-18%/năm xuống còn 15%/năm, còn các món vay mới vẫn chưa tiếp cận được vì nhiều lý do khác nhau. TS Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi [Bộ NN&PTNT] cho biết, thực tế nhu cầu vay vốn để duy trì và phát triển chăn nuôi khá lớn. Nhưng số hộ được tiếp cận vốn vay mới với lãi suất thấp, dưới 11%/năm không đáng kể. Ngoài 226 hộ chăn nuôi tại Đồng Nai được vay 26,7 tỷ đồng, 6,5 triệu hộ chăn nuôi còn lại cả nước chưa được tiếp cận. Phần lớn ngân hàng chỉ mới thực hiện giảm lãi suất đối với vốn vay cũ, còn việc cho vay mới với lãi suất thấp và giãn nợ chưa thực hiện. Người chăn nuôi gặp khó khăn khi vay ngân hàng là phải có tài sản thế chấp, trong khi phần lớn đã thế chấp hết tài sản cho món vay cũ; việc sử dụng tài sản trên đất trang trại làm tài sản thế chấp [con giống, cơ sở vật chất…] không được ngân hàng chấp nhận. Giám đốc Công ty Chăn nuôi Tiên Phương [Chương Mỹ] Vũ Đình Truyền đề nghị, các ngân hàng cần đơn giản hóa các thủ tục vay vốn, các cơ quan chuyên môn cần hướng dẫn, giúp đỡ người chăn nuôi lập phương án sản xuất, kinh doanh khả thi trình các ngân hàng thương mại để được giãn nợ, giảm lãi vay đối với các món vay cũ và tiếp nhận được các nguồn vốn mới lãi suất thấp. Mặt khác, các ngân hàng cần linh hoạt trong cơ chế hỗ trợ bằng tín chấp thay vì thế chấp như trước đây.

Để tháo gỡ khó khăn trong việc triển khai chính sách hỗ trợ chăn nuôi theo Công văn số 1149/TTg-KTN ngày 8-8-2012 của Thủ tướng Chính phủ, các hộ đề nghị việc quy định thế chấp bảo đảm tiền vay của ngân hàng cần được áp dụng linh hoạt. Các trang trại có thể sử dụng tài sản trên đất [con giống, cơ sở vật chất…] để thế chấp vay vốn. Nếu các trang trại đã được chuyển đổi mục đích sử dụng đất, có giấy chứng nhận thì tài sản có thể sử dụng làm tài sản bảo đảm tiền vay. Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương cho rằng, các địa phương cần có chính sách hỗ trợ chăn nuôi phù hợp và linh động, tạo điều kiện người chăn nuôi tiếp cận được vốn vay ưu đãi. Đề nghị các ngân hàng nhà nước tại các địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát các ngân hàng thương mại trong quá trình thực hiện, bảo đảm việc thực thi chính sách đúng quy định nhằm hỗ trợ ngành chăn nuôi sớm phục hồi.

Video liên quan

Chủ Đề