Chính sách độc tài của mỹ diệm là mồi lửa cho cuộc đấu tranh của nhân dân sài gòn là

Thoạt tiên, đồng khởi diễn ra tại Trà Bồng [Quảng Ngãi], Mỏ Cày [Bến Tre] và Tua Hai [Tây Ninh], sau đó như một mồi lửa, nhanh chóng lan bùng ra trên toàn chiến trường miền Nam, tạo nên sự cộng hưởng mạnh mẽ ở Sài Gòn - Gia Định.

1. Sài Gòn - Gia Định là nơi đặt đại bản doanh của quân viễn chinh Mỹ, “thủ đô”, trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa của chế độ Việt Nam Cộng hòa; nơi phát ra và chỉ đạo thực hiện các chủ trương chiến lược, kế hoạch, biện pháp và thủ đoạn chiến thuật của cuộc chiến tranh xâm lược; cũng là trung tâm các phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam. Do đặc điểm nói trên, mỗi biến cố dù nhỏ diễn ra nơi đây đều chịu sự chi phối của bối cảnh chung, đồng thời có tác động, chi phối đến diễn biến của từng vùng chiến trường. Hoạt động đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự ở Sài Gòn - Gia Định trong những năm 1959 - 1960, do đó, luôn có mối liên hệ chặt chẽ với cuộc nổi dậy ở Trà Bồng, Mỏ Cày, Tua Hai. Nó là đợt hoạt động quan trọng trong chuỗi các sự kiện làm nên cao trào đồng khởi trên toàn miền Nam. 

Từ sau Hiệp định Genève được ký kết, cách mạng Việt Nam bước sang một thời kỳ mới. Tuy nhiên, Mỹ - Diệm không thi hành hiệp định, sử dụng bạo lực phản cách mạng để trấn áp khủng bố những người yêu nước. Thực hiện chủ trương “cần chuẩn bị những điều kiện tối thiểu để khi cần thiết thì xây dựng lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang” của Xứ ủy Nam bộ tại Hội nghị tháng 10-1954, Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn tổ chức bố trí cán bộ ở lại và cất giấu một số vũ khí. Tính chung, toàn đặc khu đã sắp xếp hàng trăm cán bộ quân sự và chôn giấu khoảng gần 1.000 khẩu súng các loại. 

Từ những năm 1958-1959, lực lượng vũ trang cách mạng được tái thành lập. Trong nội thành, đó là các đội “phòng cháy chữa cháy”, “chống trộm cướp” phát triển mạnh mẽ, vừa hỗ trợ các cuộc đấu tranh của quần chúng vừa để bảo vệ cán bộ, bảo vệ cơ sở cách mạng. Người của cách mạng xâm nhập các tổ chức công khai thuộc Tổng Liên đoàn Lao công do địch lập ra với phương châm “xanh vỏ đỏ lòng”. Giới trí thức bức xúc dưới chế độ độc tài, đòi được tự do báo chí, tự do ngôn luận.

Mâu thuẫn nội bộ chính quyền Ngô Đình Diệm tiếp tục phát triển gay gắt. Ở khu vực ngoại thành, các đại đội vũ trang cách mạng ở Hóc Môn [C13], Nhà Bè [C306], Rừng Sác [C12], trung đội Cao - Hòa - Bình [lấy danh nghĩa lực lượng vũ trang giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên] Củ Chi tổ chức nhiều trận tập kích địch đi lẻ ở quốc lộ 1, cầu Tân Thuận, Rạch Ông, bót Bà Chòi... Tuy nhiên, các cuộc đấu quân sự nói trên chỉ có ý nghĩa hỗ trợ cho các cuộc đấu tranh chính trị trong nội đô, diễn ra rời rạc, cục bộ, hiệu quả thấp. 

2. Ngày 14-11-1959, Bí thư Xứ ủy Nam bộ Nguyễn Văn Linh nhận được điện thông báo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nội dung cơ bản của Nghị quyết 15, trong đó khẳng định “con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân”. Ngày 17-11-1959, Xứ ủy Nam bộ tổ chức hội nghị quán triệt nội dung Nghị quyết 15 Trung ương Đảng và đề ra nhiệm vụ khai mở cao trào đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị - sau này gọi là đồng khởi.

Tại Sài Gòn - Gia Định, phong trào đấu tranh của quần chúng trong và ngoại thành đang ở thế đỉnh điểm của sự dồn nén, “tức nước vỡ bờ”. Cuộc nổi dậy và tiến công quân sự của nhân dân và lực lượng vũ trang cách mạng ở Trà Bồng [Quảng Ngãi], Mỏ Cày [Bến Tre], Tua Hai [Tây Ninh] đã kích hoạt cao trào đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị ở Sài Gòn - Gia Định, tạo nên sự cộng hưởng chưa từng có. 

Đầu năm 1960, nhằm thống nhất hoạt động giữa nội đô và ngoại thành, Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn và Tỉnh ủy Gia Định hợp nhất thành Khu ủy Sài Gòn - Gia Định do đồng chí Võ Văn Kiệt làm Bí thư. Lực lượng vũ trang tỉnh Gia Định và khu Sài Gòn - Chợ Lớn hợp nhất thành một đơn vị vũ trang tập trung [lấy phiên hiệu C13] hoạt động trên địa bàn Củ Chi, Hóc Môn, Gò Vấp. C13 và các đơn vị vũ trang khác đẩy mạnh hoạt động tác chiến, hỗ trợ nhân dân vùng nông thôn Gia Định nổi dậy giành chính quyền làm chủ xóm ấp trên hầu khắp các huyện Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Gò Vấp, Cần Giờ, Thủ Đức.

Tiêu biểu là các trận tập kích đồn Bến Mương, An Hòa, Tân Thạnh Tây, Bình Phước, Dĩ An, Ấp Giồng, trại huấn luyện Quang Trung. Ở Củ Chi, đến cuối năm 1960, 4 xã phía Bắc [Phú Mỹ Hưng, An Nhơn Tây, Nhuận Đức, Trung Lập] hoàn toàn giải phóng, trở thành căn cứ đứng chân của các cơ quan kháng chiến Khu Sài Gòn - Gia Định.

Phong trào nổi dậy ở nông thôn ngoại thành và toàn miền tác động mạnh mẽ vào nội đô Sài Gòn. Đồng bào và các giới chức ở nội thành Sài Gòn đẩy mạnh chiến dịch tiến công bằng dư luận, chĩa mũi nhọn vào chính quyền độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm, bằng nhiều hình thức phong phú, độc đáo. Thanh niên Sài Gòn treo lá cờ đỏ búa liềm ở chợ Bến Thành, công nhân các hãng dầu Shell, Standard, Socony, công ty điện nước, Nha công quản chuyên chở công cộng, lái xe taxi, hãng giày Bata đấu tranh buộc bọn chủ phải trả cho công nhân hàng triệu đồng. Các cuộc đấu tranh của dân nghèo thành thị, trí thức, học sinh, tiểu chủ, tư sản dân tộc, văn nghệ sĩ, ký giả… không thành từng đợt lớn, nhưng đi sâu vào từng khía cạnh của đời sống hàng ngày, có tác dụng vạch trần chế độ Mỹ - Diệm, góp phần đẩy chúng vào thế cô lập.

Tính chung trong năm 1960, nội thành Sài Gòn diễn ra gần 1.500 cuộc đấu tranh với nhiều mức độ khác nhau. Ngày 26-12-1960, 2 chiến sĩ Đỗ Tấn Phong, Lê Tấn Quốc đặt mìn hẹn giờ gây nổ tại Golf club gần ngã ba Chú Ía [Gò Vấp]. Đây là trận đánh Mỹ đầu tiên ở nội đô, mở đầu cho hoạt động của lực lượng biệt động Sài Gòn trong kháng chiến chống Mỹ. 

Đến đầu năm 1961, các cuộc đấu tranh chính trị và tiến công quân sự ở Sài Gòn - Gia Định đã phát triển thành phong trào rộng khắp và liên tục. Ngày 9-3-1961, tại xã Phú Mỹ Hưng [Củ Chi], Mặt trận Dân tộc Giải phóng Khu Sài Gòn - Gia Định ra đời. Cùng với các địa phương trên toàn miền Nam, cuộc đấu tranh của nhân dân Sài Gòn - Gia Định chuyển từ khởi nghĩa từng phần sang chiến tranh cách mạng.

Tính đến cuối năm 1960, phong trào đồng khởi của nhân dân miền Nam đã căn bản làm tan rã cơ cấu chính quyền cơ sở địch ở nông thôn. Trong 2.627 xã toàn miền Nam, nhân dân đã lập chính quyền tự quản ở 1.383 xã, đồng thời làm tê liệt chính quyền Mỹ - Diệm ở hầu hết các xã khác. Dân số vùng giải phóng toàn miền Nam có khoảng 5,6 triệu người. Kế hoạch lập khu trù mật của địch bị phá sản.

Chính sách “cải cách điền địa” của địch bị thất bại nặng. 2/3 số ruộng đất bị Mỹ - Diệm cướp [khoảng 17 vạn hécta] đã trở về tay nhân dân. Phong trào đồng khởi ở nông thôn thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị. Trong năm 1960 ở miền Nam có 10 triệu lượt người tham gia đấu tranh chính trị, trong đó tiêu biểu nhất là phong trào đấu tranh nhân ngày 20-7-1960.

PGS-TS HỒ SƠN ĐÀI

[Bqp.vn] - Phong trào “Đồng khởi” năm 1960 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đưa cách mạng miền Nam vượt qua thử thách nghiêm trọng, từ thoái trào và thế giữ gìn lực lượng chuyển hẳn sang thế tiến công. “Cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam thực sự đã được khởi động một cách độc đáo, khéo léo, phù hợp với năng lực cách mạng của nhân dân miền Nam, phù hợp với thời cơ lịch sử, gây bất ngờ lớn cho kẻ địch” [1]. Góp phần làm nên thắng lợi to lớn ấy có phong trào Đồng khởi miền Đông Nam bộ, phát pháo hiệu mở đầu diễn ra tại Tua Hai vào đêm 25, rạng sáng ngày 26/1/1960.

Trước phong trào Đồng khởi, cách mạng miền Nam trải qua gần 6 năm trong máu lửa. Trong quãng thời gian đó, đế quốc Mỹ đã sử dụng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách “tố Cộng, diệt Cộng”, đánh phá khốc liệt phong trào cách mạng, ráo riết cướp đất, dồn dân, lập “khu dinh điền”, “khu trù mật”, ban hành đạo luật 10/59, đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật…; xã hội miền Nam trở nên cực kỳ ngột ngạt, cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề và lâm vào tình thế hết sức hiểm nghèo. Hàng chục nghìn cán bộ, đảng viên, quần chúng cách mạng bị địch bắt, tra tấn, giết hại, tù đầy… Trong điều kiện khắc nghiệt ấy, quần chúng nhân dân vẫn trung dũng, kiên cường, một lòng một dạ theo Đảng, ủng hộ cách mạng, vùng lên đấu tranh chống lại âm mưu thâm độc, xảo quyệt và những chính sách độc tài, phát xít của kẻ thù. Cùng với đó, phong trào đấu tranh trực diện chống “tố Cộng, diệt Cộng”, chống chính sách gom dân, lập “khu dinh điền”, “khu trù mật” của địch, xuất hiện ngày càng nhiều, với hình thức đấu tranh vũ trang tự vệ kết hợp đấu tranh chính trị ở nhiều nơi. Đến cuối năm 1959 đầu năm 1960, hoạt động xây dựng lực lượng vũ trang và phong trào đấu tranh vũ trang của ta ngày càng phát triển mạnh, hỗ trợ hiệu quả phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng nhân dân đang sôi sục trên toàn miền Nam. Ở miền Đông Nam bộ, ta đã củng cố và ngày càng mở rộng căn cứ Dương Minh Châu, chiến khu Đ, các đồng chí lãnh đạo Xứ ủy Nam bộ đã lần lượt trở về; lực lượng vũ trang tập trung và lực lượng vũ trang địa phương hình thành; Ban Quân sự miền Đông đã chỉ đạo lực lượng vũ trang tổ chức nhiều trận đánh địch bảo vệ căn cứ, phong trào diệt ác, phá kìm ở những địa bàn xung quanh căn cứ kháng chiến được đẩy mạnh.

Trong khí thế cách mạng sôi sục đó, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 [khóa II] đã chỉ ra phương thức đấu tranh của cách mạng miền Nam là dùng bạo lực cách mạng, từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. “Nghị quyết 15 phản ánh đúng nhu cầu của lịch sử, giải quyết kịp thời yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam trong tình thế thực sự chín muồi, đáp ứng nguyện vọng thiết tha lúc này của cán bộ và đồng bào miền Nam. Nó là ngọn lửa dấy lên cao trào Đồng khởi làm xoay chuyển tình thế cách mạng miền Nam lúc bấy giờ” [2]. Thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng, Xứ ủy Nam bộ chủ trương tập trung lực lượng vũ trang tổ chức một trận đánh có ý nghĩa thôi động toàn Miền. Trận đánh Tua Hai nổ ra là kết quả của việc thực hiện chủ trương đó.

Tua Hai là căn cứ quân sự cấp trung đoàn chủ lực của quân đội Sài Gòn [Trung đoàn 32, Sư đoàn 21] được xây dựng thành một cứ điểm mạnh trên tuyến phòng thủ phía Tây Bắc Sài Gòn và là trung tâm huấn luyện biệt kích và kho vũ khí dự trữ lớn của địch. Đánh vào Tua Hai là đánh vào chỗ mạnh về quân sự, nhưng ta đã biết nhằm vào chỗ sơ hở, chỗ yếu, sự chủ quan của địch, đặc biệt là ta đã tiến hành tốt công tác vận động binh lính địch làm nội ứng, kết hợp chặt chẽ với cách đánh đặc công và chớp thời cơ nổ súng tiến công từ bên ngoài vào đúng thời điểm giáp Tết Nguyên đán Canh Tý. Khi tiến công, quân ta đã bí mật, bất ngờ đánh chiếm mục tiêu chủ yếu, làm rối loạn chỉ huy, nhanh chóng chiếm kho súng, lấy vũ khí địch để đánh địch. Với cách đánh táo bạo, mưu trí, dũng cảm, nên mặc dù lực lượng ta chưa bằng 1/5 [300/1.694] so với địch, nhưng chỉ sau gần một giờ chiến đấu, ta đã tiêu diệt Sở Chỉ huy Trung đoàn 32, đánh thiệt hại và làm tan rã 3 tiểu đoàn địch, làm chủ căn cứ hơn 3 giờ đồng hồ, thu gần 1.000 súng các loại và nhiều chiến lợi phẩm khác.

Trận Tua Hai đã điểm đúng huyệt, giáng một đòn mạnh vào ý chí, tinh thần quân địch, gây chấn động, rung chuyển hệ thống căn cứ quân sự và bộ máy kìm kẹp của địch trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nói riêng và toàn miền Nam nói chung. Lần đầu tiên một đơn vị cấp trung đoàn chủ lực quân đội Sài Gòn bị tiến công ngay trong căn cứ và bị tổn thất nặng nề. Số lượng chiến lợi phẩm, đặc biệt là vũ khí ta thu được từ trận Tua Hai có ý nghĩa quan trọng đối với lực lượng vũ trang miền Đông Nam bộ đang trong giai đoạn khôi phục và xây dựng. Quan trọng hơn, Chiến thắng Tua Hai là tiếng súng hiệu lệnh của Xứ ủy Nam bộ phát lên, kích thích tinh thần đấu tranh của quần chúng nhân dân đang trong tình thế “như một thùng thuốc súng chờ mồi lửa” để bùng nổ, chính thức mở ra cao trào Đồng khởi ở miền Đông Nam bộ.

Sau trận Tua Hai, quần chúng nhân dân trong tỉnh Tây Ninh đồng loạt nổi dậy phối hợp với lực lượng vũ trang “giải phóng 10 quận lỵ, chi khu, diệt và bức rút 24 đồn bốt, hai phần ba số xã trong toàn tỉnh giành được chính quyền về tay nhân dân. Vùng đất rộng lớn phía Bắc tỉnh [Dương Minh Châu, Tân Biên] được giải phóng” [3]. Hòa nhịp cùng với Tây Ninh, quân và dân các tỉnh Long An, Kiến Tường, Thủ Dầu Một, Gia Định, Sài Gòn… cùng đồng loạt nổi dậy diệt ác, phá tan nhiều khu trù mật, khu dinh điền, bức rút các đồn bốt địch, giành quyền làm chủ ở nhiều mức độ khác nhau, phát triển thành cao trào Đồng khởi trên toàn Miền. Chiến thắng Tua Hai [26/1/1960] là thắng lợi của sự chủ động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện Nghị quyết 15 của Đảng, xác định đúng hình thức, phương pháp chuyển hướng đấu tranh, thể hiện nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh hết sức nhạy bén, sáng tạo của Xứ ủy Nam bộ đối với phong trào cách mạng miền Nam trong bước chuyển mình; kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị, đấu tranh quân sự và binh vận. Thắng lợi Tua Hai mở ra giai đoạn mới, giai đoạn quân và dân ta chủ động tiến công địch bằng “ba mũi giáp công”, và phương thức tiến công này được vận dụng, phát huy trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cho đến ngày giành toàn thắng. Trận đánh Tua Hai đã lùi xa 60 năm, nhưng ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này còn vang vọng mãi, để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của quân và dân ta:

Một là, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong Chiến thắng Tua Hai, nắm vững đường lối, chủ trương và không ngừng tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt của Đảng đối với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Chiến thắng Tua Hai là thắng lợi quân sự lớn đầu tiên của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đó là kết quả thực hiện sáng tạo Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng [khóa II] về chuyển hướng chiến lược từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang trên toàn Miền. Đảng ta đã bám sát tình hình cách mạng miền Nam, lắng nghe phản ánh của quần chúng nhân dân, chú trọng tổng kết thực tiễn, đề ra chủ trương dùng bạo lực cách mạng của quần chúng để đánh đổ chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, đáp ứng nguyện vọng tha thiết, mong mỏi bấy lâu của quần chúng nhân dân. Khi đó, ý Đảng hợp lòng dân, nên đã phát huy sức mạnh vô địch của quần chúng nhân dân trong phong trào Đồng khởi năm 1960. Xứ ủy Nam bộ đã quán triệt sâu sắc Nghị quyết 15, sáng suốt lựa chọn hình thức, phương pháp đấu tranh, tổ chức thắng lợi trận đánh Tua Hai tạo ra đòn tiến công quân sự có tác động lớn để mở đầu phong trào Đồng khởi ở miền Đông Nam bộ. Đánh Tua Hai không chỉ nhằm mục đích tiêu hao, tiêu diệt sinh lực, thu vũ khí của địch, mà còn nhằm thổi bùng lên ngọn lửa phong trào nổi dậy của quần chúng nhân dân, tạo bước phát triển nhảy vọt thành cao trào Đồng khởi. Chiến thắng Tua Hai năm 1960, đánh dấu sự chuyển biến đầu tiên của chủ trương đưa đấu tranh vũ trang tiến lên song song với đấu tranh chính trị; đồng thời, Chiến thắng Tua Hai còn làm cơ sở để Đảng ta tiếp tục xây dựng, hoàn thiện phương châm chỉ đạo đấu tranh cách mạng “hai chân, ba mũi, ba vùng” trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Điều đó khẳng định, sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo, hợp lòng dân của Đảng, tạo ra hướng hành động mạnh mẽ cho cách mạng, là nhân tố quyết định làm nên Chiến thắng Tua Hai, mở ra thời kỳ kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Sá»± nghiệp xây dá»±ng và bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hiện nay tiến hành trong bối cảnh tình hình thế giá»›i, khu vá»±c tiếp tục có những diá»…n biến phức tạp, trong đó có cả những thuận lợi và khó khăn, thời cÆ¡ và thách thức Ä‘an xen, tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định. Các thế lá»±c thù địch vẫn tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “diá»…n biến hòa bình”, thúc đẩy “tá»± diá»…n biến”, “tá»± chuyển hóa” trong ná»™i bá»™, nhằm chống phá cách mạng nÆ°á»›c ta. Phát huy tính chủ Ä‘á»™ng, sáng tạo trong Chiến thắng Tua Hai, trÆ°á»›c hết và quan trọng nhất là không ngừng tăng cường sá»± lãnh đạo tuyệt đối, trá»±c tiếp về mọi mặt của Đảng đối vá»›i nhiệm vụ quân sá»±, quốc phòng. Các cấp ủy đảng cần thường xuyên quán triệt, nắm vững và tổ chức thá»±c hiện hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về nhiệm vụ quân sá»±, quốc phòng, trọng tâm là Nghị quyết Đại há»™i đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết số 28-NQ/TW [khóa XI] về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình má»›i. Tiếp tục tổ chức thá»±c hiện tốt Nghị quyết Trung Æ°Æ¡ng 4 [khóa XII] về “Tăng cường xây dá»±ng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái về tÆ° tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tá»± diá»…n biến”, “tá»± chuyển hóa” trong ná»™i bộ”; Chỉ thị số 05-CT/TW của Bá»™ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tÆ° tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; chăm lo xây dá»±ng, củng cố, phát huy vai trò và nâng cao năng lá»±c lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cÆ¡ sở đảng và đảng ủy quân sá»± địa phÆ°Æ¡ng các cấp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thá»±c hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về xây dá»±ng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Có thể khẳng định, sá»± lãnh đạo tuyệt đối, trá»±c tiếp về mọi mặt của Đảng đối vá»›i nhiệm vụ quân sá»±, quốc phòng có ý nghÄ©a quyết định thắng lợi sá»± nghiệp xây dá»±ng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ má»›i.  

Hai là, phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, ý chí chiến đấu kiên cường, quật khởi của Chiến thắng Tua Hai, không ngừng củng cố, tăng cường sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, chủ động xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Chiến thắng Tua Hai đã sáng tạo ra một hình mẫu về sự vận dụng táo bạo, hết sức đúng đắn của Xứ ủy Nam bộ về phương thức mở đầu phong trào Đồng khởi ở miền Đông Nam bộ. Đó là khởi đầu bằng một quả đấm quân sự có sức thôi động mạnh để thúc đẩy phong trào đấu tranh trong toàn Miền. Trong điều kiện lực lượng ta còn nhỏ, vũ khí trang bị thiếu thốn nhiều mặt, tiến đánh một căn cứ mạnh như Tua Hai và giành thắng lợi vang dội, cho thấy quyết tâm lớn của Xứ ủy Nam bộ và tinh thần cách mạng tiến công cao độ, ý chí chiến đấu kiên cường, quật khởi của lực lượng vũ trang miền Đông và nhân dân tỉnh Tây Ninh, góp phần quan trọng làm nên Chiến thắng Tua Hai.

Phát huy truyền thống anh hùng, ý chí chiến đấu kiên cường, quật khởi của Chiến thắng Tua Hai trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, chúng ta cần nâng cao vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn dân, lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân, trong đó Quân đội nhân dân làm nòng cốt, chủ động xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh, sẵn sàng chuyển thành thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Trong xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng phải gắn với xây dựng tỉnh, thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc, tập trung vào những trọng tâm, trọng điểm, khâu đột phá, đặc biệt chú ý tới những địa bàn chiến lược, nhằm nâng cao khả năng phòng thủ trên từng địa phương, từng hướng trọng điểm và trên phạm vi cả nước, sẵn sàng xử lý tốt các tình huống, trạng thái về quốc phòng, an ninh. Xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng phải gắn với thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, chú trọng vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số. Song song với xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, phải hết sức coi trọng xây dựng và củng cố “thế trận lòng dân”, dựa vào nhân dân, phát huy tiềm năng to lớn, sức mạnh vô địch của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Một trong những bài học được Đảng ta rút ra qua 30 năm đổi mới là “Đổi mới phải luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, vì lợi ích của nhân dân, dựa vào dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc” [4]. Đây là nội dung cơ bản, mấu chốt để xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh. Mặt khác, chúng ta cần tập trung đầu tư “xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hoá một số quân chủng, binh chủng, lực lượng; vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp sức mạnh chiến đấu, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân” [5], làm nòng cốt tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Ba là, phát huy dân chủ quân sự trong Chiến thắng Tua Hai, nghiên cứu tổ chức tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng niềm tin tất thắng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phương án tiến công căn cứ Tua Hai do Ban Quân sự miền Đông chuẩn bị và đề xuất với Thường vụ Xứ ủy Nam bộ phê chuẩn, được Ban Chỉ huy trận đánh và Thường vụ Xứ ủy bàn bạc phân tích, đánh giá khách quan, khoa học, xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu, chỗ sơ hở của địch. Nhờ phát huy tốt dân chủ quân sự, ta đã tìm ra các giải pháp hợp lý, khoa học, hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu điểm yếu của địch, lựa chọn cách đánh tập kích, bí mật, bất ngờ, kết hợp chặt chẽ với sử dụng nội ứng và kêu gọi địch đầu hàng. Đặc biệt là đã giải quyết được những lo lắng về thiếu vũ khí, súng đạn bằng cách cướp vũ khí của địch để đánh địch, nên đã thông suốt tư tưởng, xây dựng được niềm tin chiến thắng và phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cả các lực lượng, giành chiến thắng vang dội. Như vậy, với việc phát huy dân chủ quân sự, xây dựng niềm tin chiến thắng trên cơ sở “biết địch, biết ta”, tìm ra cách đánh và các giải pháp khắc phục khó khăn, quyết tâm giành một thắng lợi quân sự có sức kích thích lớn nhất làm ngòi nổ cho phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân, đó là một đóng góp quan trọng vào Chiến thắng Tua Hai năm 1960.

Kế thừa và phát triển kinh nghiệm phát huy dân chủ quân sá»±, xây dá»±ng niềm tin chiến thắng của trận Tua Hai trong sá»± nghiệp xây dá»±ng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, cấp ủy và người chỉ huy các cấp cần tích cá»±c, chủ Ä‘á»™ng quán triệt sâu sắc đường lối quân sá»±, quốc phòng của Đảng, bám sát thá»±c tiá»…n và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình má»›i; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị tÆ° tưởng, làm cho cán bá»™, chiến sÄ© nhận rõ âm mÆ°u, thủ Ä‘oạn chống phá của các thế lá»±c thù địch, nắm chắc những thuận lợi, khó khăn, thách thức đối vá»›i sá»± nghiệp bảo vệ Tổ quốc, từ đó tạo sá»± thống nhất cao về nhận thức và hành Ä‘á»™ng, có ý chí quyết tâm cao, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thá»­ thách, xây dá»±ng Ä‘Æ¡n vị vững mạnh toàn diện. Cùng vá»›i đó, cần chú trọng phát huy trí tuệ tập thể, đề cao trách nhiệm trong xây dá»±ng kế hoạch, triển khai thá»±c hiện các chỉ thị, nghị quyết của Bá»™ Chính trị, Quân ủy Trung Æ°Æ¡ng về đẩy mạnh học tập và làm theo tÆ° tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn vá»›i thá»±c hiện Cuá»™c vận Ä‘á»™ng “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bá»™ Ä‘á»™i Cụ Hồ”; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống “tá»± diá»…n biến”, “tá»± chuyển hóa” trong ná»™i bá»™, góp phần làm thất bại mọi âm mÆ°u, thủ Ä‘oạn chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lá»±c thù địch. Trên cÆ¡ sở đó, xây dá»±ng cho cán bá»™, chiến sÄ© có bản lÄ©nh chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sá»± lãnh đạo của Đảng trong sá»± nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và làm tròn nghÄ©a vụ quốc tế; góp phần xây dá»±ng Quân Ä‘á»™i nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bÆ°á»›c hiện đại, xứng đáng là lá»±c lượng chính trị, lá»±c lượng quân sá»± đặc biệt trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nÆ°á»›c, củng cố niềm tin tất thắng cho nhân dân trong sá»± nghiệp xây dá»±ng và bảo vệ Tổ quốc.   

Bốn là, kế thừa kinh nghiệm tổ chức, sá»­ dụng nhiều biện pháp trinh sát nắm địch trong Chiến thắng Tua Hai, thường xuyên làm tốt công tác nghiên cứu, dá»± báo đúng tình hình, giữ vững thế chủ Ä‘á»™ng bảo vệ Tổ quốc “từ sá»›m”, “từ xa” trong mọi tình huống  

Công tác tổ chức, sử dụng các biện pháp trinh sát nắm địch góp phần rất quan trọng làm nên Chiến thắng Tua Hai. Để nắm chắc địch trong căn cứ Tua Hai, Ban Quân sự miền Đông đã nghiên cứu, đánh giá tin tức do cơ sở nội tuyến, mạng trinh sát nhân dân cung cấp, kết hợp với biện pháp trinh sát bộ binh, đặt đài quan sát và tổ chức cho đặc công đột nhập căn cứ trực tiếp nghiên cứu chiến trường, qua đó kết luận tình hình chính xác, quyết định sử dụng lực lượng, biện pháp chiến đấu táo bạo, giành thắng lợi to lớn. Đặc biệt, Xứ ủy Nam bộ và Tỉnh ủy Tây Ninh đã dày công xây dựng được cơ sở nội tuyến khá mạnh ở Tua Hai. Những tin tức do nội tuyến báo ra đã góp phần quan trọng vào kế hoạch tác chiến; khả năng gây binh biến tạo ra sự rối loạn tinh thần trong binh lính địch, khiến cho địch không dám trang bị vũ khí cho tất cả quân số trong căn cứ. Do đó, khi ta tiến công, chỉ có bộ phận binh lính trực chiến của địch mang vũ khí, tạo điều kiện và thời cơ cho trận đánh nhanh chóng giành thắng lợi.

Vận dụng và phát triển kinh nghiệm nắm địch của Chiến thắng Tua Hai, trong sá»± nghiệp xây dá»±ng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, các cÆ¡ quan Ä‘Æ¡n vị trong toàn quân cần phối hợp chặt chẽ vá»›i các lá»±c lượng liên quan, chủ Ä‘á»™ng nghiên cứu, đánh giá, dá»± báo đúng tình hình để tham mÆ°u, đề xuất kịp thời cho Đảng, Nhà nÆ°á»›c hoạch định các chủ trÆ°Æ¡ng, chính sách về quân sá»±, quốc phòng phù hợp vá»›i yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, không để bị Ä‘á»™ng, bất ngờ trÆ°á»›c những diá»…n biến phức tạp của tình hình thế giá»›i, khu vá»±c và các hoạt Ä‘á»™ng chống phá cách mạng nÆ°á»›c ta của các thế lá»±c thù địch. Cùng vá»›i nghiên cứu, đánh giá, dá»± báo những vấn đề tác Ä‘á»™ng đến nhiệm vụ quân sá»±, quốc phòng, an ninh của đất nÆ°á»›c, chúng ta cần chủ Ä‘á»™ng nghiên cứu, nắm vững chiến lược, sách lược của đối tượng, đối tác và dá»± báo đúng xu hÆ°á»›ng phát triển, cÅ©ng nhÆ° các nhân tố có thể dẫn tá»›i những Ä‘á»™t biến, bất lợi để có phÆ°Æ¡ng án xá»­ lý kiên quyết, khéo léo, linh hoạt, kịp thời. Đặc biệt, chú trọng nghiên cứu, dá»± báo những vấn đề về chiến lược, mang tính tổng thể, dài hạn về quân sá»±, quốc phòng, bảo đảm luôn ở thế chủ Ä‘á»™ng bảo vệ Tổ quốc “từ sá»›m”, “từ xa” trong mọi tình huống.       

Chiến thắng Tua Hai [26/1/1960] là một sự kiện lớn, là phát súng lệnh cho sự nổi dậy đồng loạt của quân và dân tỉnh Tây Ninh, miền Đông Nam bộ nói riêng và toàn miền Nam nói chung. Cùng với thắng lợi phong trào Đồng khởi của nhân dân Bến Tre, Quảng Ngãi, Chiến thắng Tua Hai đánh dấu thắng lợi to lớn của phong trào Đồng khởi năm 1960, tạo nên bước ngoặt có ý nghĩa chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Kế thừa và phát huy các bài học kinh nghiệm của Chiến thắng Tua Hai trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay mang nhiều ý nghĩa thiết thực, góp phần chủ động bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới.

[1] - Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.42, 43.

[2] - Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học, Sđd, tr.41.

[3] - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tây Ninh - Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Chiến thắng Tua Hai và phong trào đồng khởi ở miền Đông Nam bộ, Nxb QĐND, Hà Nội 1999, tr.21.

[4] - Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.69.

[5] - Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr.149.

Thượng tướng Lê Chiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

Video liên quan

Chủ Đề