Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 -- 2022

Cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 2020: ​Còn nhiều thách thức

Tài chính 08-07-2016 12:40
Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 2020 đã đi được nửa chặng đường với nhiều giải pháp được triển khai như: hiện đại hóa quy trình, thủ tục; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin [CNTT]... Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa đáp ứng yêu cầu và cần có động thái tích cực hơn trong thời gian tới.
Số giờ nộp thuế giảm mạnh, tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển

Những kết quả ban đầu

Theo ông Nguyễn Quang Tiến - Vụ trưởng, Phó Trưởng ban thường trực Ban cải cách, Tổng cục Thuế [Bộ Tài chính] - ngành Thuế đã đạt được một số thành công mới khi thực hiện cắt giảm được 63 thủ tục và đơn giản hóa được 262/456 thủ tục. Hiện tại thủ tục hành chính thuế còn 393 thủ tục. Với kết quả cắt giảm này, thời gian thực hiện thủ tục về thuế đã giảm được khoảng 420/530 giờ, giúp tiết giảm được hơn 7.000 tỷ đồng trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, tạo ra nguồn vốn, động lực cho doanh nghiệp phát triển.

Cụ thể hơn, bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam - cho biết, điểm nổi bật thời gian qua là Quốc hội đã dỡ bỏ trần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, đặc biệt, bổ sung thêm một số khoản chi phí được khấu trừ thuế khi chi phúc lợi cho người lao động. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính ban hành nhiều văn bản điều chỉnh rất kịp thời về thuế, như: Thông tư số 119/2014/TT-BTC về cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế; Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về thuế; Thông tư số 26/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT, quản lý thuế và hóa đơn hay Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp

Xây dựng giải pháp phù hợp

Bà Nguyễn Minh Thảo - Phó Trưởng ban Môi trường kinh doanh, Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương [CIEM] - cho rằng, dù đã có nhiều bước tiến trong cải cách nhưng hệ thống thuế vẫn còn nhiều hạn chế. Trước hết, tỷ lệ nộp thuế và bảo hiểm xã hội trên lợi nhuận của doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn còn ở mức khá cao, chiếm tới 39,4%. Trong đó bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp chiếm 24,8%, thuế thu nhập doanh nghiệp...

Dẫn chứng từ cuộc khảo sát của Hội Tư vấn thuế Việt Nam, bà Nguyễn Thị Cúc nhấn mạnh: 100% doanh nghiệp được khảo sát đều đánh giá nỗ lực của cơ quan thuế cả về văn hóa ứng xử, ứng dụng CNTT và thể chế. Tuy nhiên, các đánh giá tốt này mới chỉ dừng lại với cán bộ ở Tổng cục thuế, Cục thuế, các cán bộ thuế quản lý doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp lớn [khoảng 30%]. 70% cán bộ thuế còn lại, quản lý các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa đáp ứng được với yêu cầu quản lý về CNTT, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và đối chiếu chuyển giá.

Trước thực tế này, bà Nguyễn Thị Cúc đề nghị ngành Thuế phải xem lại cơ cấu tổ chức đối với 70% số cán bộ trên bởi đây là đội ngũ cán bộ quản lý số lượng thu rất lớn với gần 80% tổng số thu ngân sách.

Nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý thuế và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa về thủ tục thuế, ông Nguyễn Quang Tiến khuyến nghị: Cơ quan thuế phải thực hiện hơn nhiều cải cách tích cực; xây dựng giải pháp phù hợp nhằm tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp hoạt động; cải thiện môi trường kinh doanh

Bộ Tài chính đề ra nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong lĩnh vực thuế nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2 năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 như: Tăng cường ứng dụng CNTT; bảo đảm 100% hồ sơ khiếu nại của người nộp thuế được giải quyết đúng thời gian quy định; tiếp tục triển khai cấp mã số thuế tự động
Hoàng Châu
Tags:
hệ thống thuế cải cách ứng dụng công nghệ thông tin

Video liên quan

Chủ Đề