Chỉ thị về xã hội hóa giáo dục năm 2024

//baolangson.vn/hieu-qua-tu-thuc-hien-chi-thi-23-ve-day-manh-xa-hoi-hoa-hoat-dong-giao-duc-1313564.html

Lạng Sơn, 30°C/27°C - 33°C

  1. Xã hội
  2. Giáo dục

Thứ 6, 14/06/2024 11:22 [[GMT +7]]

Hiệu quả từ thực hiện Chỉ thị 23 về đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giáo dục

Thứ 6, 25/09/2020 | 07:22:00 [[GMT +7]] A A

[LSO] – Trong những năm qua, việc thực hiện Chỉ thị 23-CT/TU, ngày 23/5/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác xã hội hóa [XHH] các hoạt động giáo dục – đào tạo [GD&ĐT] đã được ngành GD&ĐT quan tâm, chỉ đạo các đơn vị, trường học tuyên truyền, linh hoạt vận dụng, qua đó đạt được kết quả tích cực.

Ông Hoàng Quốc Tuấn, quyền Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Để thực hiện hiệu quả công tác này, hằng năm, ngành chú trọng tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành về quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện tại các cơ sở giáo dục. Đồng thời, vận động XHH giáo dục bằng những biện pháp sáng tạo, thông qua nhiều kênh khác nhau. Trong đó, chú trọng hoạt động tìm kiếm, thu hút nguồn đầu tư, đối tác đầu tư, đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát triển giáo dục. Qua đó, làm thay đổi nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, tổ chức và người dân về ý nghĩa, mục đích, vai trò của công tác XHH, huy động có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục.

Nổi bật nhất trong các hoạt động đó là việc hiến đất xây dựng trường, lớp học cho học sinh vùng khó. Qua tuyên truyền, nhiều gia đình mặc dù điều kiện còn khó khăn song đã hiến hàng nghìn mét vuông đất để xây dựng trường học. Điển hình như: gia đình ông Lương Văn Thế [thôn Bản Bó, xã Chí Minh, huyện Tràng Định] hiến 4.446 m2 đất xây dựng Trường Mầm non xã Chí Minh; gia đình ông Lý Văn Thượng [thôn Pò Chang, xã Xuân Dương, huyện Lộc Bình] hiến 2.190 m2 đất xây dựng Trường Mầm non xã Xuân Dương ; gia đình ông Linh Quang Hòa [thôn Bản Dạ, xã Xuân Mai, huyện Văn Quan] hiến 1.584 m2 đất xây dựng phòng học bộ môn Trường THCS Xuân Mai…

Thư viện xanh Trường THPT Cao Lộc được xây dựng từ nguồn hỗ trợ XHH giáo dục

Để có thể thu hút được nguồn XHH, các hạng mục xây dựng của các nhà trường được tập trung chủ yếu phục vụ cho hoạt động học tập, vận động của học sinh. Mọi khoản đóng góp của Nhân dân luôn được nhà trường công khai, minh bạch. Theo báo cáo của Sở GD&ĐT, hiện toàn tỉnh có 693 đơn vị, trường học. Thống kê từ năm 2013 đến nay, toàn ngành đã huy động được hơn 200 tỷ đồng vốn XHH xây dựng, cải tạo, bổ sung trang thiết bị cho các trường học trên địa bàn; vận động Nhân dân tham gia được trên 50.000 ngày công lao động mở đường vào trường học, vận chuyển nguyên vật liệu, san mặt bằng để xây dựng trường học.

Thông qua các nguồn XHH đã có nhiều trường học được xây dựng, tu sửa, đảm bảo tốt hơn điều kiện học tập cho học sinh, nhất là các trường vùng khó. Có thể kể đến như Trường Tiểu học xã Chí Minh [Tràng Định] là một trường còn nhiều khó khăn, song nhờ sự ủng hộ từ nguồn XHH trường đã được tu sửa, cải tạo đáp ứng cơ bản yêu cầu dạy – học.

Cô Nguyễn Thị Kiều Mỵ, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Thời gian qua, nhà trường đã kêu gọi các đơn vị, doanh nghiệp tham gia XHH ủng hộ nguyên vật liệu và kinh phí để xây dựng, tu sửa lớp học. Từ năm học 2016 – 2017 đến nay, nhà trường đã nhận được các nguồn ủng hộ cả vật chất và tài chính với tổng trị giá hơn 1 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng mới 1 lớp học, tu sửa 4 lớp học đã xuống cấp; xây dựng 1 bếp ăn bán trú, nhà ăn, phòng công vụ cho giáo viên… Nhờ đó, đến nay, giáo viên và học sinh của trường đã có nơi giảng dạy, học tập, vui chơi tốt hơn.

Hiệu quả từ hoạt động XHH giáo dục trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua cũng đã được khẳng định với việc hệ thống trường, lớp ngày càng được đầu tư xây dựng khang trang, sạch, đẹp từ nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và Nhân dân, tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh đến trường học tập, rèn luyện. Dự kiến hết năm 2020, toàn tỉnh có 255 trường đạt chuẩn quốc gia; 100% các xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và phổ cập giáo dục THCS mức độ II.

Tiếp tục chương trình làm việc, khảo sát kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ngày 5/10, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc và đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận.

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Anh Linh trình bày báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 của Tỉnh uỷ Ninh Thuận. Ảnh: TT

Chưa đáp ứng được tối thiểu 20% tổng chi ngân sách cho giáo dục

Báo cáo kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 của Tỉnh uỷ Ninh Thuận đánh giá: Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đúng mục tiêu, quan điểm của Nghị quyết.

Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm, tạo điều kiện phát triển về số lượng và chất lượng. Toàn tỉnh hiện có 8.808 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Tuy nhiên, so với định mức còn thiếu 873 giáo viên. Tình trạng thiếu nhân viên đảm nhiệm các công việc trong vị trí việc làm còn khá phổ biến ở nhiều trường. Việc thực hiện tinh giản 10% biên chế gây khó khăn và ảnh hưởng đến chất lượng dạy học, nhất là việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Hệ thống trường, lớp phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được quan tâm triển khai. Tính đến tháng 3/2023, tổng số trường đạt chuẩn là 148 trường, trong đó phổ thông 123/211 trường, đạt tỷ lệ 58,8%, cấp mầm non 25/88 trường, đạt tỷ lệ 28,4%.

Tuy nhiên, toàn tỉnh vẫn còn nhiều điểm trường lẻ, thiếu hệ thống trường chất lượng cao. Nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp còn hạn chế so với nhu cầu dẫn tới tình trạng thiếu phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập và thiếu trang thiết bị dạy học.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29, chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh Ninh Thuận ổn định và từng bước được nâng lên. Quy mô và cơ cấu giáo dục chuyến dịch đúng hướng, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân. Việc mở rộng cơ hội đi học đúng tuổi các cấp học được thể hiện rõ ở cả hai tiêu chí tỷ lệ đi học chung và tỷ lệ đi học đúng tuổi. Từ “điểm trũng” giải học sinh giỏi quốc gia, đến nay, số giải học sinh giỏi quốc gia đã có nhiều cải thiện.

Tuy nhiên, so với yêu cầu và mục tiêu đặt ra, tỷ lệ huy động trẻ mầm non ra lớp còn rất thấp, chất lượng giáo dục vẫn còn nhiều chênh lệch giữa các vùng, tình trạng học sinh nghỉ học và nghỉ cách nhật ở miền núi vẫn còn nhiều, tỷ lệ học sinh được học 2 buối/ngày chưa đạt yêu cầu, khả năng tự học của học sinh còn hạn chế.

Từ năm 2013 đến năm 2022, tổng ngân sách chi cho giáo dục của tỉnh Ninh Thuận là 13.726 tỷ đồng [hàng năm chiếm từ 12,72% đến 18,59% trên tổng ngân sách của tỉnh], năm sau cao hơn năm trước, cơ bản đảm bảo cơ cấu lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp, học bổng cho học sinh và các hoạt động giáo dục để đảm bảo chất lượng các cấp học. Tuy nhiên, chưa đáp ứng được mức tối thiểu 20% tổng chi ngân sách.

Để tiếp tục triển khai Nghị quyết 29, trong giai đoạn tới, tỉnh Ninh Thuận sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện tốt chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo lộ trình. Tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp học, đầu tư cơ sở vật chất, chuấn hóa đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tạo cơ hội học tập suốt đời và công bằng trong tiếp cận giáo dục của người dân…

Tỉnh Ninh thuận kiến nghị các bộ, ngành liên quan có cơ chế huy động nguồn lực đầu tư hỗ trợ cho các địa phương khó khăn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; bổ sung kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các cơ sở giáo dục khuyết tật, các trường phô thông dân tộc nội trú và các cơ sở giảo dục nghề nghiệp.

Có chương trình hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo và có hoàn cảnh khó khăn nhằm tạo điều kiện học tập, duy trì sĩ số học sinh, nâng chất lượng giáo dục và trình độ dân trí vùng miền núi, dân tộc thiểu số. Tăng mức hỗ trợ cho học sinh bán trú. Đồng thời, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng nghề cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: TT

Khó khăn lớn nhất của giáo dục Ninh Thuận là thiếu cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc nhìn nhận, qua báo cáo và trao đổi, rõ ràng Ninh Thuận là tỉnh khó khăn - điều này ảnh hưởng tới kết quả của đổi mới giáo dục. Thứ trưởng cũng đánh giá, báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 của Tỉnh uỷ Ninh Thuận rất thẳng thắn khi đã đề cập tới các nhóm tồn tại, hạn chế, khó khăn trong thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo của địa phương.

Trao đổi về khó khăn được cho là lớn nhất của giáo dục Ninh Thuận là thiếu cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị, Thứ trưởng thông tin, hiện nay Bộ GD&ĐT đang tham mưu cho Chính phủ ban hành chương trình, đề án có mục tiêu hỗ trợ từ ngân sách trung ương để đầu tư phát triển giáo dục về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; do đó, đề nghị tỉnh cung cấp thông tin cho đơn vị chuyên môn của Bộ.

Chia sẻ quan điểm, “địa phương dù nghèo nhưng nếu lãnh đạo tỉnh, các sở ngành quan tâm, giáo dục sẽ khác; nếu việc quan tâm có mức độ, giáo dục sẽ khó khăn”, Thứ trưởng mong muốn tỉnh Ninh Thuận cố gắng dành sự quan tâm cho giáo dục.

Ngoài nguồn lực nhà nước, tỉnh cũng cần quan tâm tăng cường thu hút xã hội hoá. “Ninh Thuận đã có nghị quyết riêng về xã hội hoá và bước đầu làm tốt xã hội hoá giáo dục. Những năm tới Ninh Thuận có điều kiện phát triển nhanh hơn nên cần phát huy hơn nữa xã hội hoá”, Thứ trưởng nói.

Với tỷ lệ dân số là đồng bào dân tộc thiểu số khá cao, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc lưu ý tỉnh Ninh Thuận về việc đảm bảo quyền được học tập, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học. Theo báo cáo của tỉnh, hiện số lượng học sinh bỏ học còn khá cao.

Để có những giải pháp đột phá cho đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tới, tháo gỡ được những khó khăn, nút thắt, Thứ trưởng đề nghị tỉnh Ninh Thuận trong báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 sẽ có những đề xuất, kiến nghị chính sách lớn về giáo dục và đào tạo.

Phát biểu cảm ơn và tiếp thu các ý kiến trao đổi của đoàn công tác Bộ GDĐT, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Phan Tấn Cảnh cho biết: Tỉnh Ninh Thuận sẽ tiếp tục nỗ lực thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đồng thời mong muốn, Bộ GD&ĐT tiếp tục quan tâm hỗ trợ giáo dục Ninh Thuận, nhất là những chương trình, đề án hỗ trợ cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục./.

Chủ Đề