Chỉ ra biện pháp nghệ thuật có trong bài bánh trôi nước nêu tác dụng

- Biện pháp tu từ có trong đoạn văn trên là: ẩn dụ, thành ngữ, điệp từ [ngoài ra còn có quan hệ từ]

⇒ Tác dụng: làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình trong sáng, đầy đặn, tràn đầy sức sống và phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ. Qua đó, thể hiện lòng xót xa, sự đồng cảm sâu sắc đối với số phận bấp bênh, lận đận, chìm nổi lênh đênh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa, cái  XH trong nam khinh nữ, XH mà người người con trai được lấy năm thê bảy thiếp để người phụ nữ phải chịu cảnh "kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng". Còn người phụ nữ còn phải cam chịu số phận ko được làm chủ cuộc đời của mình, số phận của người phụ nữ hạnh phúc hay bất hạnh ko phải do tự họ quyết định mà là do người khác làm chủ.

[PHẦN TÁC DỤNG CÓ THỂ VIẾT THÀNH ĐOẠN VĂN NHA]

NHỚ CHO MÌNH 5* VÀ CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT NHÉ. THANK YOU!!!!!!!

Đến với thơ của Bà Huyện Thanh Quan chúng ta thưởng thức được những lời thơ trang nhã, mang tính chất cung đình, luôn gợi nỗi buồn man mác. Ngược lại học thơ của Bà Hồ Xuân Hương ta lại gặp một phong cách hoàn toàn khác. Giọng điệu thơ mạnh mẽ, rắn rỏi, đề tài thơ bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý, chua cay, chất chứa nỗi niềm phẫn uất, đả kích xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ quen thuộc thể hiện rõ phong cách thơ của bà.

Đây là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả đã mượn chiếc tránh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp về hình thể và tâm hồn của người con gái thân phận nhỏ bé, bị chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ gìn trọn vẹn phẩm giá của mình.

Toàn bài thơ là một hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Nhờ tài quan sát, nhờ khả năng liên tưởng kì lạ, Hồ Xuân Hương đã phát hiện được những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi nước tầm thường và hình ảnh cũng như cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cả hai đều có vẻ bề ngoài đẹp [trắng, tròn] có tâm hồn cao quý [tấm lòng son], cuộc sống chìm, nổỉ, lênh đênh [trong nồi nước sôi luộc bánh cũng như trong cuộc đời], không làm chủ được số phận của mình. Chính những nhận xét riêng rất mới này, hình tượng thơ đã được xây dựng. Nhà thơ ngay từ những từ đầu tiên đã nhân hoá cái bánh trôi, gắn liền những chi tiết tả thực với những từ ngữ đa nghĩa tạo lên một trường liên tưởng rộng rãi cho người đọc. Do đó, bài thơ tả thực mà hàm nghĩa tượng trưng, nói về cái bánh trôi với đầy đủ đặc điểm của nó mà thành chuyện người phụ nữ chìm nổi trong cuộc đời. Người con gái ở đây có hình thể thật đẹp, da trắng nõn nà, thân hình đầy đặn, xinh xắn, có tâm hồn thật trong trắng nhân hậu hiền hoà:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn.

Lẽ ra với vẻ đẹp như thế, nàng phải có cuộc đời sung sướng. Nhưng không, cuộc đời nàng phải long đong, vất vả, phiêu dạt, chìm nổi không chỉ một lần, trong cuộc đời rộng lớn:

Bảy nổi ba chìm ưới nước non.

Người phụ nữ không làm chủ được cuộc đời, sô phận của họ do người khác định đoạt, nàng bị phũ phàng, vùi dập:

Rắn nát mặc dầu tay kể nặn

Nhưng không, dù đời có phũ phàng, dù trải bao bất hạnh người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn phẩm giá và tâm hồn cao đẹp của mình.

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

ơ đây ta lại thấy được tài năng sáng tạo của nữ sĩ. Ngay trong câu thơ đầu, bà chọn chi tiết không nhiều nhưng chọn kĩ và tả đúng với đặc điểm cua chiếc bánh và tác giả chỉ cần đặt trước những từ miêu tả ấy hai từ thân em. Câu thơ lại sinh động hẳn lên. Thân em lời xưng hô của cái bánh được nhân hoá mà đó cũng chính là lời của người phụ nữ tự giới thiệu. Nhờ hai từ này, trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ đẹp hiện ra trong tâm trí mọi người. Cặp quan hệ từ vừa... lại vừa phụ trợ cho tứ thơ khiến giọng thơ hàm chứa một ý thức và một chút hài lòng kiêu hãnh về vẻ đẹp hình thể đó.

Thế nhưng sang câu thứ hai giọng thơ đột ngột chuyển hẳn. Từ thoáng chút hài lòng, tự hào chuyển sang than vãn về số phận hẩm hiu. Đảo lại một thành ngữ quen thuộc [ba chìm bảy nổi], nhà thơ đã tạo nên cách nói mới, nhấn mạnh hơn vào sự long đong. Thành ngữ này đi liền với hình ảnh vừa trắng vừa tròn tạo ra sự đối lập bất ngờ càng tô đậm nỗi bất hạnh của người phụ nữ. Cụm từ với nước non đi kèm theo hình ảnh bảy nổi ba chìm như một lời oán trách: Tại sao xã hội bất công lại vùi dập cuộc đời người phụ nữ như vậy?

Và từ giọng than vãn lời thơ lại chuyển sang giọng ngậm ngùi cam chịu Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn người phụ nữ không làm chủ được cuộc dời mình mà phụ thuộc vào tay kẻ khác. Nhưng đến câu cuối cùng giọng thơ, ý thơ đột ngột chuyển lại Mà em vẫn giữ tấm lòng son. ơ đây kết cấu đối lập được tác giả khai thác triệt để. Đó là sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và câu bốn, đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ quả quyết bảo vệ phần trong sáng trong tâm hồn con người. Sự đối lập này tràn ra cả ngôn từ Mặc dù... mà em vẫn giữ... chỉ quan hệ đối lập nhưng do đặt vị trí đầu câu lại được tăng cường thêm của từ vẫn khiến cho ý nghĩa đối lập càng thêm sắc, mạnh. Từ mà là một "nhãn từ" [chữ hay nhất trong câu thơ] nói lên một cách dõng dạc và dứt khoát sự kiên trì cố gắng đến cùng để giữ tấm lòng son. ở đây người phụ nữ dám đối lập tấm lòng son với tất cả sóng gió, bảy nổi ba chìm của cuộc đời. Đó là người phụ nữ có ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm chất của mình. Đó là lời khẳng định giá trị đáng kính của người phụ nữ.

Bài thơ vỏn vẹn chỉ có bốn câu, đề tài lại là sự vật bình thường nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo nhiều vẻ. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và ý thức về giá trị, phẩm giá của người phụ nữ chân chính, của con người luôn giữ tấm lòng son dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

Tóm lại, có thể nói Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc của Hồ Xuân Hương. Đây là tiếng nói của người phụ nữ tự bộc bạch mình, là lời oán ghét sự bất công đối với người phụ nữ đồng thời cũng là lời khẳng định giá trị tâm hồn của họ. Nhà thơ đã thay mặt giới phụ nữ cất lên tiêng nói ấy cũng là lời bà tự khẳng định mình.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Các biện pháp nghệ thuật của bài "Bánh trôi nước" có tác dụng gì ?

Các câu hỏi tương tự

CẢM THỤ VĂN HỌC

Bài 1. Nêu các bước phân tích biện pháp nghệ thuật em đã được họcBài 2. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ sau và nêu tác dụng

của biện pháp nghệ thuật đó. [Hoàn thiện bài tập này bằng cách điền vào chỗ trống]

Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng

[Trần Đăng Khoa]- Trong câu thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật <nhân hóa>- Biện pháp nghệ thuật này được thể hiện qua các từ/cụm từ- Qua biện pháp nghệ thuật này, ta thấy cây dừa được miêu tả ……….. Đồngthời, chúng ta hiểu thêm về tác giả…………Bài 3. Đọc đoạn văn sau:“…Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào. Nướcxiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy.Con gà sống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống sầm sập, giọt ngã,giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa…”a. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn thơ trên? Gạch dưới từ ngữthể hiện biện pháp nghệ thuật đó.

b. Nêu cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của đoạn văn trên.

Mình cần gấp, các bạn giúp nhanh nha!

Biện pháp nghệ thuật trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương có giá trị nội dung và ý nghĩa sâu sắc, được sử dụng hiệu quả.

Bài thơ Bánh trôi nước là một tác phẩm nổi tiếng của Hồ Xuân Hương. Thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ phong kiến qua việc sử dụng biện pháp nghệ thuật hiệu quả.

Đây là một bài thơ nổi tiếng của Hồ Xuân Hương. Chúng nằm trong chương trình ngữ văn 7. Bài thơ Bánh trôi nước đã nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ thời phong kiến. Qua đó bày tỏ sự đồng cảm trân trọng của tác giả dành cho họ. Trong bài thơ tác giả đã sử dụng thành công các biện pháp tu từ hiệu quả.

Giá trị nội dung và biện pháp nghệ thuật trong bài thơ Bánh trôi nước

Giới thiệu về tác giả tác phẩm trong bài thơ Bánh trôi nước

Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm” sống ở khoảng cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Bà là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam. Cuộc đời bà trải qua nhiều thăng trầm, sống trong thời kỳ Lê mạc-Nguyễn Sơ. Đây là một thời kỳ xảy ra nhiều biến động nhất trong xã hội bấy giờ. Tuy vậy bà vẫn sống một cuộc sống êm ấm  nơi phồn hoa-cổ Nguyệt đường ven Tây hồ.

Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ tài giỏi, thông minh và có thiên phú về thơ ca. Không chỉ biết nhiều hiểu rộng bà cũng quen biết với khá nhiều nhà văn nhà thơ thời đó. Con đường tình duyên của Hồ Xuân Hương lại không mấy suôn sẻ may mắn. Qua hai đời chồng nhưng bà đều làm lẽ và hạnh phúc thì ngắn ngủi.

Sáng tác của bà đều mang đến những giá trị ý nghĩa sâu sắc. Đề tài trong thơ của bà đều về tình yêu gia đình, quê hương và đất nước. Không chỉ vậy trong những bài thơ Nôm của bà. Luôn có nhiều bài nhắc đến số phận của người phụ nữ thời phong kiến. Thơ của bà vừa hóm hỉnh vừa sâu cay, xót xa. Có nhiều tập thơ nổi tiếng bà viết như: “Lưu hương ký” hay “Xuân Hương thi tập”,…

Bánh trôi nước là bài thơ được viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Bà đã tiếp xúc với nhiều người dân nghèo khổ. Đặc biệt là người phụ nữ bị áp bức đánh đập một các nhẫn tâm, bất công. Sống trong cái xã hội trọng nam khinh nữ, chế độ đa thê đa thiếp. Điều đó khiến cho người phụ nữ bị hắt hủi dẻ dúng. Thương thay cho số phận bị thương của người phụ nữ bà đã viết nên bài thơ Bánh trôi nước.

Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương mang giá trị nội dung gì?

Bài thơ này có giá trị nội dung và ý nghĩa sâu sắc. Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước đã thể hiện rõ hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa. Bài thơ là tiếng lòng xót xa đồng cảm cho thân phận của người phụ nữ. Qua đó cũng là thương cho chính bản thân mình. Sống trong thời kì mà người phụ nữ không có tiếng nói. Bà chỉ có thể gửi gắm nỗi lòng qua những vần thơ. Thân phận của người phụ nữ khổ đau, lênh đênh, bất công không được làm chủ. Tuy vậy nhưng người phụ nữ vẫn một lòng chung thủy son sắt. Những phẩm chất cao đẹp đó thật đáng để ngợi ca.

Biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương

Tác giả sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật khá thành công. Phép ẩn dụ qua hình ảnh bánh trôi nước nhằm nói về thân phận của người phụ nữ. Một người phụ nữ xinh đẹp tài hoa nhưng số phận chìm nổi bấp bênh, phụ thuộc vào kẻ khác. “Bảy nổi ba chìm” là thành ngữ dùng để nói về cuộc đời lênh đênh, lận đận của người phụ nữ xưa. Những con người hồng nhan nhưng bạc mệnh.

Câu thơ “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” được Hồ Xuân Hương sử dụng điệp từ “vừa”. Qua đây nói lên được những phẩm chất đẹp của người phụ nữ vừa xinh đẹp vừa tài giỏi.

Trong bài thơ này tác giả cũng nói về hình ảnh bánh trôi nước – món ăn khá quen thuộc và gần gũi. Chúng được kể qua ngôn ngữ giản dị mộc mạc. Bánh trôi nước là bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Trong bài thơ này tác giả bộc lộ được nỗi niềm đồng cảm sẻ chia với thân phận của người phụ nữ. Qua đó khen ngợi phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ.

Dàn ý phân tích bài thơ Bánh trôi nước

Đầu tiên là về hình ảnh chiếc bánh trôi nước.

  • Bánh trôi nước là một trong những loại bánh nổi tiếng của miền Bắc. Màu sắc bên ngoài của chúng là màu trắng và hình dạng tròn.
  • Hướng dẫn làm bánh: Lớp bên ngoài của bánh là vỏ bánh được nặn thành hình tròn. Bên trong nhân bánh là màu đỏ. Luộc bánh qua vài lần chìm nổi thì bánh mới chín và ngon. Bánh tròn hay méo tùy vào bàn tay người nặn chúng. Khi bánh chín vỏ chúng khá mềm và nhân phía bên trong không bị méo.

Tiếp theo là nói về hình ảnh người phụ nữ:

  • Qua hình ảnh bánh trôi nước để nói về người phụ nữ trong xã hội phong kiến
  • Hình ảnh trắng tròn của chiếc bánh trôi nước ngụ ý nói về vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ
  • “Bảy nổi ba chìm” là thành ngữ dùng để nói lên số phận lênh đênh của họ
  • “Rắn nát” ý chỉ cuộc đời của họ hạnh phúc hay không còn phụ thuộc vào người đàn ông mà họ lấy làm chồng.

Như vậy hai hình ảnh trên có sự hòa quyện với nhau. Đây là một cách liên tưởng độc đáo của tác giả. Mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói lên được số phận con người trong xã hội cũ. Một cuộc đời lênh đênh, lận đận và đầy bất công. Đồng cảm thương xót cho số phận con người và lên án xã hội bất công với người phụ nữ.

Trong bài thơ Bánh trôi nước tác giả Hồ Xuân Hương đã sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ Bánh trôi nước. Đây là tài liệu tham khảo cho các bạn trong quá trình học tập nhé. Chúc các bạn luôn làm tốt các bài tập thầy cô giáo.

  • Xem thêm: Dàn ý tả cây phượng hay được chọn lọc và kiểm duyệt
Văn Học Lớp 7 -

Video liên quan

Chủ Đề