Chất thải nào sau đây là chất thải rắn năm 2024

“Chất thải”-Mỗi ngày, hàng ngàn tấn chất thải được thải ra ngoài môi trường gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của chúng ta. Vậy chất thải là gì? Phân loại chất thải và cách xử lý như thế nào? Đừng bỏ lỡ những chia sẻ sau đây nhé!

Phân loại chất thải như thế nào?

Chất thải là gì?

Chất thải hay còn gọi là rác thải có thể là bao bì, túi nilon, túi đựng thức ăn, giấy… Như vậy, rác thải là là tất cả những gì chúng ta không dùng tới và thải ra môi trường xung quanh.

Bạn có thể tìm thấy rác thải ở bất cứ nơi đâu từ nông thôn đến thành thị, từ đất nước nghèo đói đến các cường quốc lớn mạnh. Các loại chất thải nếu không được xử lý sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.

Phân loại chất thải

Có 2 cách phân loại rác thải. Cụ thể như sau:

Phân loại theo nguồn gốc phát sinh

Nếu phân loại theo nguồn gốc phát sinh thì có 6 loại. Bao gồm:

Phân loại rác thải sinh hoạt

Chất thải sinh hoạt là các loại rác bị loại ra trong quá trình sinh hoạt, hoạt động sản của con người, động vật. Cũng có nhiều người đã định nghĩa hóm hỉnh rác thải sinh hoạt là hữu cơ phục vụ cho con người. Khi không còn được sử dụng, chúng được coi là “tàn tích” và bị vứt trả lại môi trường sống.

Bất kỳ một hoạt động sống nào của con người đều sản sinh ra một lượng rác đáng kể. Trung bình sẽ có 0.5 – 1kg lượng rác thải sinh hoạt “được” thải ra một ngày. Nếu không được xử lý thì sẽ gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Phân loại rác thải sinh hoạt: Có 3 loại là rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ và rác thải tái chế.

Rác thải hữu cơ

Rác thải hữu cơ rất dễ phân huỷ. Chúng thường được tái chế thành phân hữu cơ hoặc thức ăn cho động vật.

Rác thải hữu cơ bao gồm:

  • Phần bỏ đi của thực phẩm sau khi đã lấy đi phần chế biến được: các loại rau củ bị hư thối
  • Thực phẩm thừa, hỏng: cơm/canh/thức ăn thừa hoặc thiu, bã chè, cafe
  • Hoa, lá, cỏ, cây không được sử dụng: cỏ cây bị cắt xén, hoa rụng…

Rác thải vô cơ

Rác vô cơ là tất cả những loại rác không thể sử dụng cũng không thể tái chế. Chúng chỉ có thể được xử lý bằng cách chôn lấp.

Rác vô cơ bao gồm:

  • Bao bì bọc bên ngoài chai/hộp thực phẩm
  • Túi nilon được bỏ đi. Những chiếc túi này có thể “sống sót” khá lâu. Nếu chôn ở dưới lòng đất, nó sẽ phân huỷ hết trong 400 – 600 năm.
  • Vật dụng/ thiết bị bị bỏ đi trong đời sống hàng ngày của con người.

Rác thải tái chế

Rác tái chế là loại rác khó phân hủy nhưng có thể tái chế sử dụng. Ví dụ như các loại giấy thải, các vỏ hộp/chai/ vỏ lon thực phẩm.

Rác thải văn phòng

Rác thải văn phòng được hiểu là những văn phòng phẩm không còn được sử dụng. Chúng có thể là giấy báo cũ, bút hết mực, hỏng…

Rác thải công nghiệp

Rác thải công nghiệp là những loại rác có thành phần cực kỳ độc như chất ngâm tẩm, tẩy rửa, chất hoá học, phế liệu công nghiệp…

Rác thải công nghiệp nếu không được xử lý kỹ trước khi thải ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống, sức khoẻ của con người cũng như môi trường sống xung quanh. Không những vậy, nó còn có thể gây ung thư, đột biến gen, suy thoái giống nòi…

Rác thải nông nghiệp

Rác thải nông nghiệp được biết đến là các loại chai lọ thuốc trừ sâu bọ, thuốc kích thích tăng trưởng…

Rác thải xây dựng

Rác thải xây dựng được thải ra môi trường xung quanh từ quá trình xây dựng, sửa chữa các công trình. Các loại rác thải này còn được gọi là xà bần, bao gồm gạch, đá, vụn đất….

Phân loại rác thải y tế

Rác thải y tế là những vật ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ cơ sở y tế. Phân loại rác thải y tế cụ thể như sau:

  • Chất thải lây nhiễm

Chất thải lây nhiễm bao gồm băng gạc bẩn, đồ băng bó, găng tay…Tóm lại là những vật tư tiếp xúc với máu và chất thải của bệnh nhân.

  • Vật sắc nhọn

Vật sắc nhọn bao gồm: kim tiêm, dao mổ, xi-lanh, kéo mổ, ống hút, lưỡi dao, thuỷ tinh vỡ…

  • Chất thải từ phòng thí nghiệm

Bao gồm găng tay, ống nhiệm, bình đựng vật cấy hoặc các chất gây bệnh, túi máu, vi sinh vật…

  • Dược phẩm

Chất thải dược phẩm là những thuốc đã quá hạn sử dụng cần hoàn trả lại, thuốc bị đổ, hư hỏng…

  • Bệnh phẩm

Chất thải bệnh phẩm là mô người bị nhiễm bệnh/ không bị nhiễm bệnh, nội tạng, bộ phận cơ thể người, nhau thai, thi thể người, mô và xác động vật trong phòng thí nghiệm…

Phân loại theo mức độ nguy hại

Theo chuyên mục Môi trường và công cộng, nếu phân loại theo mức độ nguy hại thì rác thải có 2 loại rác thải không nguy hại và rác thải nguy hại.

Rác thải nguy hại là loại rác có chứa các chất hoặc hợp chất có đặc tính gây nguy hại trực tiếp như dễ cháy, dễ nổ, gây ngộ độc, dễ ăn mòn, lây nhiễm… Thậm chí chúng có thể tương tác với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khoẻ của con người.

Rác thải không nguy hại là rác thải không chứa hoặc chứa ít các hợp chất có đặc tính gây nguy hại cho môi trường và sức khoẻ con người.

Xử lý rác thải là quá trình sử dụng công nghệ, kỹ thuật để làm giảm, loại bỏ, cách ly, thiêu đốt, chôn lấp…các yếu tố có hại trong rác thải. Có 3 cách xử lý rác thải bao gồm:

Thu gom rác vào bãi rác rồi đem đi xử lý

Đây là biện pháp truyền thống và được sử dụng khá nhiều do có thể xử lý được một số lượng lớn. Tuy nhiên, các bãi rác thải hiện nay chưa được đầu tư, xây dựng đúng quy cách. Điều này dẫn đến gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực đó.

Sử dụng hoá chất

Trên thị trường hiện nay có một số loại hoá chất có thể xử lý rác thải như BioStreme 9442F, GEM-K, EM WAT-1, Clean Air… Tuy nhiên, các chất hoá học này có thể gây hại trực tiếp đến con người. Vì vậy, biện pháp xử lý rác thải này rất ít khi được sử dụng.

Sử dụng lò đốt rác thải rắn

Đây là công nghệ tiên tiến bậc nhất hiện nay. Hiện có 2 loại lò đốt:

  • Lò đốt công suất lớn có sử dụng năng lượng.
  • Lò đốt gia đình công suất nhỏ không sử dụng năng lượng.

Lò đốt rác thải có những ưu điểm sau:

  • Giá thành rẻ
  • Dễ thi công
  • Nguyên lý vận hành đơn giản
  • Xử lý sạch mọi nguồn rác thải
  • Tro tàn có thể sử dụng làm phân bón/ gạch xây nhà.

Ngoài 3 cách sử dụng công nghệ, kỹ thuật để xử lý rác thải, có lẽ giáo dục trong lĩnh vực rác và quản lý rác cũng rất quan trọng. Theo đó, người dân phải có thói quen phân loại rác chứ không phải bạ đâu vứt đấy như hiện nay. Bởi lẽ, việc phân loại rác từ đầu nguồn không chỉ làm giảm ô nhiễm môi trường mà nó còn tạo thói quen tốt cho người dân. Không những vậy, ý thức về bảo vệ môi trường của người dân cũng sẽ được nâng cao hơn. Từ đó, tình trạng ô nhiễm sẽ được cải thiện hơn

Việc phân loại rác sẽ vừa bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và giảm lượng rác thải ra môi trường sống… Nếu có ý thức phân loại rác sẽ mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng, bảo vệ môi trường xanh và sạch hơn.

Tóm lại, phải làm sao để người dân có thói quen tốt, hành động tốt với rác thải, rác thải không có ảnh hưởng đến sức khoẻ mà ngược lại còn là nguồn tài nguyên có lợi cho con người. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh, đem lại sự an toàn cho môi trường.

Chủ Đề