Chân bỏng nặng bao nhiêu kg?

Bệnh nhân bị đái tháo đường đã 7 năm, thường xuyên bị tê bì chân tay, mất cảm giác. Vợ ông dùng lá ngải cứu, lá lốt và rượu gừng trộn lại rang nóng và đắp vào chân ông. Thời gian đắp lá khoảng 15-20 phút mỗi lần, tuần đắp hai lần.

Bàn chân của bệnh nhân bị bỏng nặng, có dấu hiệu hoại tử lan rộng. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Lần chườm nóng gần nhất, ông bị bỏng chân, gia đình đưa ông Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Vĩnh Phúc. Sau hai ngày điều trị không đỡ, ông được chuyển lên Bệnh viện Nội tiết Trung ương [Hà Nội].

Theo bác sĩ, bệnh nhân vào viện tình trạng ho nhiều, sốt cao, thở ôxy liên tục. Vết thương ở gót chân sưng nề, tấy đỏ, chảy mủ đục, có dấu hiệu hoại tử, lan rộng ra nửa bàn chân. Bệnh nhân đang được điều trị tích cực.

Bác sĩ khuyến cáo, người bệnh đái tháo đường nếu muốn ngâm chân, đắp lá cần có người thân túc trực bên cạnh, liên tục kiểm tra nhiệt độ và thời gian sử dụng, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Bệnh đái tháo đường có thể phòng ngừa bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục. Người béo phì, người bị tăng huyết áp, rối loạn lipit mỡ máu, trẻ sơ sinh nặng hơn 4 kg, phụ nữ mang thai có lượng đường trong máu và nước tiểu tăng cao... nguy cơ cao cần được sàng lọc bệnh.

Bỏng là tai nạn sinh hoạt thường gặp hàng ngày. Tổ chức Y tế thế giới [WHO] ước tính, mỗi năm toàn cầu có khoảng 180.000 ca tử vong do bỏng. Phần lớn, xảy ra ở những nước có thu nhập thấp, trung bình, và gần ⅔ tại khu vực châu Phi, Đông Nam Á [1]. Cùng với phụ nữ trưởng thành, trẻ em rất dễ bị bỏng. Bỏng là nguyên nhân phổ biến thứ năm gây thương tích không tử vong ở trẻ.

Tai nạn bỏng luôn được nhiều cha mẹ có con nhỏ quan tâm. Vậy bỏng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và phòng ngừa ra sao? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.

Bỏng là gì?

Bỏng [hay phỏng] là từ dùng để chỉ những tổn thương trên da, do các yếu tố nhiệt độ, bức xạ, dòng điện, hóa chất,… gây ra. Tùy vào tác nhân gây bỏng sẽ có phương pháp chẩn đoán, điều trị phù hợp. 

Bỏng không chỉ gây cảm giác nóng rát, mà còn làm chết các tế bào da bị bỏng. Đa phần tổn thương do bỏng cần thời gian để phục hồi dần. Tuy nhiên, các trường hợp bỏng nặng nếu không điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng hoặc để lại di chứng về thẩm mỹ, tâm lý. [2]

Khi bị bỏng, nhiệt độ cao sẽ phá huỷ các tổ chức ở mô, đồng thời làm tắc mạch máu dẫn đến hoại tử da. Sự phóng thích các hóa chất trung gian, thay đổi tính thấm thành mạch, thoát huyết tương sẽ gây phù nề hoặc tạo bóng nước tại vị trí bỏng. Thoát huyết tương xảy ra ở cả vùng da đang bỏng lẫn da lành. Tính thấm thành mạch tăng dần và đạt tối đa sau 8 – 12h, từ 24 – 72h sẽ giảm về bình thường.

Với vết bỏng có diện tích lớn, lượng huyết tương mất nhiều làm giảm thể tích tuần hoàn dẫn đến mất nước, sốc bỏng. Suy giảm cung lượng tim [thời gian lượng máu bơm đi bị giảm sút], cô đặc máu kèm thoái biến myoglobin vốn vận chuyển oxy, dẫn đến suy thận cấp.

Rối loạn dòng chảy của máu cũng làm giảm tưới máu đến não, biểu hiện bởi rối loạn tri giác, ban đầu kích thích vật vã, kế đến là lơ mơ và hôn mê. Tình trạng sốc bỏng nếu không được nhận biết và xử trí kịp thời dẫn đến suy đa cơ quan, thậm chí tử vong. Ngoài ra, bệnh nhân bỏng nặng và sâu còn gặp tình trạng suy giảm miễn dịch và nhiễm trùng.

Các cấp độ của bỏng

Dựa trên những tổn thương ở da, bỏng được chia thành 3 cấp độ. 

  • Bỏng cấp độ I: da đỏ, không phồng rộp.
  • Bỏng cấp độ II: da phồng rộp, trên bề mặt xuất hiện mụn nước.
  • Bỏng cấp độ III: diện tích phồng rộp lớn, da chuyển màu trắng.

Thông thường, bỏng chủ yếu rơi vào 3 cấp độ trên. Song, một số trường hợp đặc biệt có thêm cấp độ IV, bao gồm cả triệu chứng của cấp độ III và vết bỏng lan vào xương, gân.

Nguyên nhân gây bỏng

Có nhiều nguyên nhân gây bỏng. [3]

  • Bỏng nhiệt: nước sôi, lửa hoặc tiếp xúc với các vật quá nóng gây ra. Trẻ em thường bị bỏng do nguyên nhân này.
  • Bỏng lạnh: tiếp xúc lâu với nước đá hoặc vật quá lạnh.
  • Hóa chất: tiếp xúc với chất oxy hóa, ăn mòn, khử oxy, kiềm,… thường gặp ở người lớn. 
  • Bức xạ: tia tử ngoại do ánh nắng mặt trời, tia X,… 
  • Bỏng do ma sát: bề mặt da cọ xát mạnh với mặt phẳng gây tổn thương.
  • Điện: tia lửa hoặc luồng điện cao thế, sét đánh,…

Triệu chứng bỏng

Các triệu chứng bỏng gồm: [4]

  • Bỏng cấp độ I: vết thương màu đỏ, ấn nhẹ có cảm giác đau. Không có bọng nước và phồng rộp. Chỉ ảnh hưởng đến lớp ngoài của da [biểu bì]. 
  • Bỏng cấp độ II: sưng, da đỏ, trắng hoặc có đốm. Bóng nước phát triển và đau dữ dội. Có thể để lại sẹo. 
  • Bỏng độ III trở lên: vết bỏng chạm đến lớp mỡ bên dưới da. Vùng bị cháy có màu đen, nâu hoặc trắng. Da sần sùi, lở hoặc lồi cơ. Bỏng từ cấp độ này trở lên có thể phá hủy dây thần kinh gây tê liệt. 
Bỏng do nước sôi.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Người bệnh cần gặp bác sĩ khi:

  • Diện tích bỏng lớn. Bỏng ở bàn tay, chân, mặt hoặc những khu vực nhạy cảm.
  • Bỏng sâu [vết bỏng ảnh hưởng đến tất cả các lớp da hoặc mô sâu hơn], có dấu hiệu nhiễm trùng như: dịch chảy ra, vết thương đỏ, sưng, đau dữ dội.
  • Bỏng do hóa chất hoặc điện.
  • Khó thở hoặc bỏng đường hô hấp. 
  • Vết bỏng có màu đen, nâu hoặc trắng.
  • Vết bỏng hoặc phồng rộp không lành trong 2 tuần.
  • Bỏng xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, người già có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc bệnh mạn tính [tim mạch, đái tháo đường].

Ai có nguy cơ bị bỏng?

Phụ nữ, trẻ em, người già là những đối tượng có nguy cơ bị bỏng nhiều nhất. Ngoài ra, một số yếu tố như: giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp,… cũng có khả năng bỏng cao. 

Giới tính

  • Theo Tổ chức Y tế thế giới [WHO], phụ nữ có tỷ lệ tử vong do bỏng cao hơn nam giới. Điều này trái ngược với các chấn thương thông thường [gãy xương, bong gân,…], trong đó tỷ lệ nam giới gặp thương tật cao hơn so với nữ. 
  • Nguy cơ cao đối với phụ nữ hay nấu ăn hoặc sử dụng bếp không an toàn. Ngoài ra, lửa cũng được sử dụng làm công cụ bạo lực, giải quyết các mâu thuẫn. 
  • Tuổi tác: cùng với phụ nữ và người già, trẻ em rất dễ bị bỏng. Bỏng là nguyên nhân phổ biến thứ 5 gây thương tích không tử vong ở trẻ. Điều này đến từ sự thiếu quan tâm, giám sát của người lớn trong việc chăm nom con cái. 
  • Một số vết bỏng xuất phát từ bạo hành trẻ em.

Các yếu tố rủi ro khác

  • Một số yếu tố gây bỏng: nghề nghiệp, nghèo đói, thiếu các biện pháp bảo hộ khi lao động.
  • Người khuyết tật về thể chất, nhận thức, hoặc mắc bệnh động kinh,… 
  • Người có khuynh hướng bạo lực, sử dụng hóa chất để tấn công người khác.
  • Lưu trữ không an toàn các vật liệu dễ cháy.
  • Tiếp xúc lâu với ánh sáng mặt trời.
  • Sử dụng bếp củi, tiếp xúc với nguồn nhiệt hoặc dây điện.
Xử lý vết bỏng ở trẻ em.

Các biến chứng của bỏng

Tất cả các cấp độ của bỏng đều có thể gây nhiễm trùng, tuy nhiên, bỏng độ II và III có khả năng gây biến chứng cao nhất. Một số biến chứng thường gặp: 

  • Nhiễm trùng: tất cả các vết bỏng đều có nguy cơ nhiễm trùng vì vi khuẩn có thể xâm nhập vào vùng da bị tổn thương. Nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến cắt cụt chi.
  • Uốn ván [phong đòn gánh]: xảy ra ở mọi cấp độ của bỏng, nhiễm trùng gây ra do trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani làm co cứng cơ, ảnh hưởng đến hệ thần kinh
  • Bỏng cấp độ nặng có thể làm hạ thân nhiệt và giảm thể tích tuần hoàn. 
  • Rối loạn nhịp tim: thường do bỏng điện.
  • Biến dạng vết sẹo và co rút.
  • Phù nề [sưng bọng ở các vùng khác nhau trên cơ thể, thường xuất hiện ở da trên bàn tay, mắt cá chân,…].
  • Suy đa tạng [tình trạng rối loạn chức năng của ít nhất hai hoặc nhiều cơ quan trong cơ thể].

Cách chẩn đoán bệnh bỏng

Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ đánh giá diện tích bỏng, độ sâu, tình trạng tổn thương và các dấu hiệu nhiễm trùng. Đồng thời, xem xét toàn diện tình trạng lâm sàng của bệnh nhân bao gồm: dấu hiệu mất nước, dấu hiệu sinh tồn và có xuất hiện các biến chứng của bỏng hay không?.

Cận lâm sàng: bao gồm chụp X-quang và các xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán khác tùy vào nguyên nhân gây bỏng.

Ngoài ra, có thể chẩn đoán bỏng dựa trên một số yếu tố như:

  • Diện tích bỏng 
  • Xác định diện tích bỏng ở người lớn theo quy tắc số 9: đầu mặt cổ 9%, ngực 9%, bụng 9%, toàn lưng 18%, tay 9%, chân 18%, bộ phận sinh dục 1%.
  • Cách tính bằng lòng bàn tay [theo Faust]: mỗi lòng bàn tay của bệnh nhân được tính bằng 1% diện tích da bị bỏng [các ngón tay khép, duỗi thẳng. Diện tích tính từ cổ tay đến đầu các ngón tay].
  • Độ sâu [theo Viện bỏng Quốc gia]
  • Cấp độ I: viêm da nông, khô đỏ, đau rát ít, thời gian lành trung bình khoảng 1 tuần.
  • Cấp độ II: bỏng trung bì, có sự hoại tử biểu bì [còn lớp tế bào mầm, màng đáy nguyên vẹn], thời gian lành từ 1 – 2 tuần. 
  • Cấp độ III: bỏng trung bì, chia làm 2 loại.

Trung bì nông: nang lông tuyến mồ hôi còn nguyên vẹn, có các nốt phồng đỏ, cảm giác đau, hồi phục sau 2 – 4 tuần.

Trung bì sâu: chỉ còn phần sâu tuyến mồ hôi, có thể dùng kẹp gắp lông, tóc dễ dàng. Nốt phồng da màu trắng hoặc hồng. Hồi phục sau 4 – 6 tuần.

  • Cấp độ IV: bỏng toàn bộ lớp da. Bỏng đường kính dưới 5cm có thể tự lành. Trường hợp lớn hơn phải phẫu thuật vì hoại tử nhiều.
  • Cấp độ V: bỏng toàn bộ da. Các mô dưới da, gân, xương khớp, mạch máu,… đều ảnh hưởng.
  • Mức độ
    • Bỏng nặng: diện tích bỏng >=25%. Bỏng sâu ở cổ, tay, chân, tầng sinh môn. Có thương tổn kèm theo và bệnh mạn tính. 
    • Bỏng trung bình: diện tích bỏng 15% – 25%. Diện tích bỏng sâu 2% – 10%.
  • Bỏng nhẹ: diện tích bỏng

Chủ Đề