Chăm sóc tai cho bé thế nào lac đúng

Tai mũi họng là cơ quan chịu tác động rất lớn bởi yếu tố thời tiết, đặc biệt vào mùa mưa lạnh, dễ bị nhiễm khuẩn và dễ gây biến chứng. Chính vì vậy, vệ sinh tai mũi họng cho trẻ là điều cần thiết để bé có hệ hô hấp khỏe mạnh. Vậy vệ sinh tai mũi họng cho trẻ sơ sinh như thế nào đúng cách? Cùng tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết được Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu chia sẻ dưới đây nhé.

Bệnh tai mũi họng cần đặc biệt đề phòng

Tai mũi họng là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt bước vào mùa mưa, mùa lạnh. Bệnh tai mũi họng nếu không điều trị dứt điểm rất dễ trở thành mạn tính, có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, chưa biết nói, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để phát hiện chính xác và điều trị bệnh kịp thời.

Hướng dẫn vệ sinh tai mũi họng cho bé

Tai mũi họng là cơ quan rất dễ bị tổn thương nên việc vệ sinh đòi hỏi phải được thực hiện tỉ mỉ, cẩn thận, để vệ sinh tai mũi họng đúng cách, bố mẹ nên thực hiện như sau:

+ Vệ sinh tai

Đối với trẻ sơ sinh, lỗ tai của các bé rất nhỏ, nên khi vệ sinh, bố mẹ không cần ngoáy sâu vào bên trong. Chỉ cần lấy khăn bông mỏng, mềm, xoắn nhẹ một góc khăn rồi từ từ đưa sâu vào bên trong tai bé, tiếp tục xoắn lại theo chiều xoắn của khăn, khi lau mặt cho bé, mẹ có thể sử dụng khăn mềm lau phía vành tai cho bé.

Khi tắm gội, bố mẹ không nên hạ đầu bé quá thấp vì có thể làm nước hoặc dầu gội đi vào tai của trẻ, gây ra bệnh viêm tai giữa, ảnh hưởng đến khả năng nghe sau này. Bên cạnh đó, khi cho con bú, cha mẹ không nên để bé nằm nghiêng để tránh sữa trào ngược vào tai gây nhiễm khuẩn.

Đối với những trẻ trên 3 tuổi, cha mẹ có thể sử dụng tăm bông để làm sạch tai cho bé, và đừng quên tăm bông phải đảm bảo vệ sinh, được bao gói rõ ràng, có kích thước phù hợp với trẻ.

+ Vệ sinh mũi và họng

Mũi là bộ phận quan trọng giúp trao đổi không khí và hít thở nên cần được làm sạch thường xuyên. Nếu trẻ sơ sinh bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi lỏng thì khi vệ sinh mũi, bố mẹ có thể lau rửa mũi cho bé bằng khăn mềm, ngược lại nếu dịch mũi đặc, có gỉ, bố mẹ nên nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào từng bên mũi, đợi một lúc thì dùng tay day day mũi để gỉ mềm và bong ra.

Khi vệ sinh họng cho bé, bố mẹ nên sử dụng rơ lưỡi chuyên dụng hoặc khăn mềm sạch, sau đó sử dụng nước sạch để giặt khăn mềm. Tiếp theo, quấn khăn lên đầu ngón tay trỏ, đưa vào miệng trẻ để làm sạch khoang miệng và vòm họng. Đặc biệt, KHÔNG dùng mật ong cho vào đầu lưỡi của trẻ vì có thể gây ngộ độc cho bé dưới 1 tuổi.

Với những trẻ trên 2 tuổi, cha mẹ có thể vệ sinh mũi họng của bé bằng cách cho bé súc miệng nước muối hoặc xịt nước muối biển 3 - 4 lần/ngày.

Phòng ngừa bệnh tai mũi họng cho trẻ

Để phòng ngừa bệnh tai mũi họng cho trẻ hiệu quả, các bố mẹ hãy áp dụng một số biện pháp sau:

+ Cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng, uống đủ nước, tránh tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bặm, khói thuốc.

+ Vệ sinh tai mũi họng cho trẻ sạc sẽ, rửa tay trước khi ăn và giữ vệ sinh nhà cửa.

+ Đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế khi có triệu chứng, bệnh lý để phát hiện và điều trị kịp thời.

+ Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách giữ ấm, ăn uống đủ chất dinh dưỡng

\>>> Dị tật tim bẩm sinh được chẩn đoán và chữa trị như thế nào?

Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu là bệnh viện đa khoa có chức năng thăm khám và điều trị các bệnh lý về tai mũi họng. Tại Thanh Vũ Medic cũng đã thực hiện chẩn đoán, điều trị nội soi bằng các phương pháp y học hiện đại với các bệnh lý tai mũi họng ở trẻ nhỏ không chỉ đem lại hiệu quả cao mà còn hạn chế tối đa các biến chứng bệnh tái phát.

Quý khách hàng cần được tư vấn về các dịch vụ khám chữa bệnh tai mũi họng cho trẻ hoặc các vấn đề về sức khỏe, liên hệ ngay với Thanh Vũ Medic để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh giúp tai bé luôn sạch sẽ, giảm nguy cơ nhiễm trùng và đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Tuy nhiên, không phải ba mẹ nào cũng biết cách thực hiện đúng. Vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh sai cách có thể khiến con bị đau, viêm tai và ảnh hưởng đến khả năng nghe của bé.

Bài viết dưới đây sẽ mách mẹ cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh an toàn và đúng cách theo lời khuyên từ các chuyên gia sức khỏe hàng đầu.

Tham khảo các sản phẩm vệ sinh cho bé tại Mothercare

Có nên vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh không?

Nhiều mẹ cho rằng ráy tai là chất bẩn, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến chức năng của tai. Nhưng thực tế không phải vậy, ráy tai chính là “lá chắn” bảo vệ tai bé khỏi các tác nhân bên ngoài như bụi bặm, vi khuẩn, thậm chí là các côn trùng nhỏ, nhờ đó giúp bảo vệ tai bé khỏi nhiễm trùng.

Ngoài ra ráy tai còn có tác dụng hạn chế tình trạng nước tràn vào tai làm ảnh hưởng đến thính giác của bé. Cùng với đó là khả năng giữ độ ẩm và bôi trơn bên trong lòng ống tai khiến bé luôn trong trạng thái thoải mái nhất. Do đó, ba mẹ không cần lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh quá thường xuyên bởi sẽ làm mất đi yếu tố bảo vệ tai khỏi nhiễm trùng.

Như vậy vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh không có nghĩa là mẹ phải làm sạch toàn bộ ống tai. Cách làm đúng sẽ là dùng những vật dụng mềm mại, thấm hút tốt để lau sạch phần vành tai và xung quanh ống tai thôi mẹ nhé.

Mẹ không cần lấy ráy tai quá thường xuyên cho trẻ sơ sinh

Những trường hợp nên vệ sinh tai cho trẻ

Với thông tin kể trên, ba mẹ không nhất thiết lấy ráy tay cho bé quá thường xuyên nếu lượng ráy tai ít. Theo các chuyên gia, ba mẹ chỉ nên lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh trong hai trường hợp sau:

- Ráy tai đã tích tụ quá nhiều trong tai bé: Khi ráy tai khô, vón cục, không tự thoát ra ngoài được, mẹ nên vệ sinh tai cho bé bằng một chiếc khăn bông mỏng mềm và thấm nhẹ xung quanh vành tai. Tiếp đó xoắn nhẹ một góc của chiếc khăn, từ từ đưa sâu vào bên trong tai và tiếp tục xoắn lại. Ráy tai sẽ theo đường xoắn của khăn bông và dễ dàng được lấy ra.

- Ráy tai gây tắc nghẽn hoàn toàn ống tai ngoài: Điều này gây giảm thính giác ở trẻ và khiến bé khó chịu, quấy khóc. Khi đó, mẹ bắt buộc phải lấy ráy tai cho trẻ vì nếu để lâu, thính lực của bé có khả năng cao bị suy giảm. Đặc biệt khi bé tắm, nút ráy tai gặp nước sẽ trương to lên, che lấp toàn bộ màng nhĩ làm trẻ mất tạm thời khả năng nghe.

Cách vệ sinh tai trẻ sơ sinh bằng khăn sữa mềm

Đối với trẻ sơ sinh, cách tốt nhất để giữ cho tai bé sạch sẽ là hãy lau ở phía ngoài tai bé bằng khăn sữa mềm khi bé thức dậy buổi sáng và sau khi tắm. Hãy đảm bảo khăn thấm hút tốt và được làm ấm để nhẹ nhàng và nhẹ dịu nhất cho con.

Với các mảng ráy tai nằm ở miệng ống tai, mẹ có thể dùng khăn khều nhẹ để làm sạch. Mẹ cũng có thể làm ẩm nhẹ chiếc khăn để dễ dàng lau sạch tai cho con.

Ngoài ra mẹ nên lưu ý giữ tai bé luôn khô ráo bằng cách lấy khăn khô lau tai cho con sau khi bé tắm, mẹ tránh để nước vào trong tai con bởi điều này có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng, hăm tai, viêm tai,… ở trẻ nếu tai không được làm khô kịp thời.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách tắm cho trẻ sơ sinh và các lưu ý quan trọng

Không dùng tăm bông trẻ em để ngoáy tai

Mẹ thường có thói quen sử dụng tăm bông để lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, như thế không an toàn cho bé đâu mẹ nhé!

Bởi vùng da bên trong tai trẻ sơ sinh đặc biệt mỏng manh và nhạy cảm, chỉ cần tăm bông hơi cứng hoặc mẹ lỡ hơi mạnh tay cũng có thể khiến bé bị đau. Thậm chí, nếu tăm bông bị đưa vào quá sâu trong tai, bé có nguy cơ bị thủng màng nhĩ. Do đó, mẹ chỉ nên sử dụng tăm bông mềm mại để làm sạch và làm khô tai ngoài của bé thôi nhé.

Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên sử dụng những dụng cụ vệ sinh tai có đầu nhọn hoặc bằng kim loại sẽ dễ gây nguy hại cho con.

Tránh sử dụng các dụng cụ khô, cứng để lấy ráy tai cho trẻ

Mẹo làm mềm ráy tai của bé bằng nước muối sinh lý hay dầu ô-liu

Trong trường hợp ráy tai của con khô và không tự bong ra, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý hoặc dầu ô-liu để làm mềm ráy tai trước khi lau bằng khăn. Để bé nằm nghiêng một bên, nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào tai bé, ngày nhỏ vài lần cho tới khi ráy tai mềm và tự bong ra ngoài. Sau đó, dùng khăn khô lau sạch dịch thừa chảy ra ngoài và dùng tăm bông vô khuẩn mềm để thấm hút dịch ra bên ngoài tai, khều các mẩu ráy tai đã trôi ra ngoài ống tai.

Cẩn thận khi dùng thuốc

Hiện nay, nhiều nhà thuốc có bán nhiều bộ sản phẩm vệ sinh tai gồm nước nhỏ tai và dụng cụ lấy ráy tai cho bé. Tuy nhiên, nếu không có sự chỉ định từ bác sĩ, mẹ không nên tự ý mua và sử dụng cho trẻ sơ sinh.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ khi cần thiết

Trong trường hợp ráy tai có quá nhiều hoặc cứng, không tự bong ra, mẹ nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa để được vệ sinh tai an toàn và đúng cách mẹ nhé!

Hy vọng các kiến thức được chia sẻ trên đây tại Mothercare sẽ giúp mẹ có thêm hành trang để chăm sóc trẻ sơ sinh bài bản và dễ dàng hơn. Mothercare luôn đồng hành cùng các gia đình trong quá trình nuôi con khôn lớn!

Khi nào nên lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh?

Khi nào nên đưa bé đến gặp bác sĩ Bác sĩ sẽ lấy ráy tai cho trẻ nếu nó gây khó chịu, đau đớn hoặc làm giảm thính giác. Nếu bác sĩ nhận thấy các dấu hiệu của nhiễm trùng tai, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh nhỏ tai cho bé. Em bé bị nhiễm trùng tai có thể có các triệu chứng tương tự như sự tích tụ ráy tai.

Làm thế nào để lấy ráy tai khô cho bé?

Trong trường hợp ráy tai khô, cứng, vón cục lâu ngày thì cách lấy ráy tai khô cho bé là mẹ nên mua dung dịch nước muối sinh lý 0,9% rồi nhỏ vào tai cho con. Mỗi lần nhỏ từ 5 - 10 giọt, mỗi ngày nhỏ 3 - 4 lần. Nước muối sẽ làm cho ráy tai thấm ướt, mềm hơn và rã ra, giúp mẹ lấy ráy tai một cách dễ dàng hơn.

Làm sao lấy ráy tai cho bé 3 tuổi?

Hướng dẫn cách lấy ráy tai cho trẻDùng khăn bông mỏng, mềm thấm nhẹ xung quanh vành tai của trẻ. Xoắn nhẹ một góc của chiếc khăn và từ từ đưa vào bên trong tai của trẻ. Ráy tai sẽ theo đường xoắn của khăn để đi ra ngoài. Vì khăn bông mềm nên sẽ không gây hại đến màng tai của trẻ mà ráy tai vẫn được lấy sạch.

Bao lâu thì nên lấy ráy tai?

Tuy nhiên, khi gặp phải các tình trạng sau, bạn nên chủ động thực hiện việc lấy ráy tai, gồm có: Đau tai, nghe âm thanh không rõ. Cảm giác ù tai hoặc xuất hiện tiếng ồn, rung trong tai. Tai chảy mủ, ngứa hoặc có mùi lạ.

Chủ Đề