Cetazin 10mg la thuốc gì

Thuốc Cetazin thuộc nhóm thuốc OTC  – thuốc không kê đơn dùng theo chỉ định của bác sĩ, và dùng để điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng dai dẳng, viêm mũi dị ứng theo mùa, mề đay mãn tính vô căn ở người lớn và trẻ em và viêm kết mạc dị ứng.

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký dưới tên biệt dược là Cetazin.

Dạng bào chế

Thuốc này được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.

Quy cách đóng gói

  • Hộp 10 vỉ x 10 viên.
  • Hộp 20 vỉ x 10 viên.
  • Hộp 50 vỉ x 10 viên.
  • Hộp 100 vỉ x 10 viên.
  • Hộp 10 vỉ x 15 viên.
  • Hộp 20 vỉ x 15 viên.
  • Hộp 50 vỉ x 15 viên.
  • Hộp 100 vỉ x 15 viên.
  • Hộp 5 vỉ x 20 viên.
  • Hộp 10 vỉ x 20 viên.
  • Hộp 25 vỉ x 20 viên.
  • Hộp 50 vỉ x 20 viên.
  • Chai 100 viên.
  • Chai 200 viên.
  • Chai 250 viên.
  • Chai 500 viên.
  • Chai 1000 viên.

Phân loại

Thuốc thuộc nhóm thuốc kê đơn OTC.

Số đăng ký

VD-22565-15.

Thời hạn sử dụng

Thuốc có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Thuốc được sản xuất tại Công ty Cổ Phần Dược Vacopharm.

Địa chỉ: Km 1954, quốc lộ 1A, P. Tân Khánh, TP. Tân An, Long An Việt Nam.

Thành phần của thuốc Cetazin

Mỗi viên nén dài bao phim Cetazin chứa: 10mg Cetirizine Dihydrochloride.

Ngoài ra, còn có các tá dược khác cho vừa đủ 1 viên nén dài bao phim, bao gồm: Tinh bột sắn, Lactose, Polyvinylpyrrolidone K30, Magnesium Stearat, Lactose phun sấy, Talc, Natri Starch Glycolate, Titan Dioksid, Hydroxypropyl Methylcellulose 615, PEG 6000.

Công dụng của thuốc Cetazin trong điều trị bệnh

Thuốc Cetazin thuộc nhóm thuốc OTC  – thuốc không kê đơn dùng theo chỉ định của bác sĩ, và dùng để điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng dai dẳng, viêm mũi dị ứng theo mùa, mề đay mãn tính vô căn ở người lớn và trẻ em và viêm kết mạc dị ứng.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Cetazin

Cách sử dụng

Người bệnh uống thuốc Cetazin qua đường uống.

Đối tượng sử dụng

Thuốc Cetazin dành người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên. Tuy nhiên, bệnh nhân vui lòng đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc hỏi ý kiến của thầy thuốc.

Liều dùng

  • Thông thường, người lớn và trẻ em trên 6 tuổi sẽ uống 1 viên mỗi ngày.
  • Người có chức năng thận suy giảm (độ thanh thải Creatinin là 11–31ml/phút), người bệnh đang thẩm tích máu (độ thanh thải Creatinin < 7ml/phút) và bệnh nhân suy gan thì liều là 1⁄2 viên cho 1 lần mỗi ngày.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Cetazin

Chống chỉ định

Thuốc Cetazin được khuyến cáo không sử dụng cho các đối tượng bệnh nhân sau, cụ thể là:

  • Người bệnh mẫn cảm với Cetirizin Dihydroclorid, với Hydroxyzin.
  • Trẻ em dưới 6 tuôi.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Cetazin, người bệnh có thể gặp phải một trong số các tác dụng không mong muốn sau, cụ thể là:

Hay gặp là ngủ gà (tỉ lệ gây nên phụ thuộc vào liều dùng), mệt mỏi, khô miệng, viêm họng, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn.

Ít gặp: chán ăn hoặc tăng thèm ăn, bí tiểu, đỏ bừng, tăng tiết nước bọt.

Hiếm gặp: thiếu máu tan máu, giảm tiểu cầu. hạ huyết áp nặng, choáng phản vệ, viêm gan, ứ mật, viêm cầu thận.

Khi xảy ra ADR, bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Cetazin.

Triệu chứng và xử lý quá liều 

Triệu chứng: ngủ gà ở người lớn, trẻ em có thể bị kích động.

Xử trí: Khi quá liều nghiêm trọng cần gây nôn và rửa dạ dày cùng với các phương pháp hỗ trợ. Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Hiện nay, thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc Cetazin đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản

Điều kiện bảo quản

Thuốc Cetazin nên bảo quản ở những nơi khô ráo, không ẩm ướt, nhiệt độ dưới 30°C. Và tránh để ánh sáng chiếu trực tiếp vào chế phẩm.

Thời gian bảo quản

Thông tin về thời gian bảo quản đang được cập nhật.

Thông tin mua thuốc Cetazin

Nơi bán thuốc

Tính tới thời điểm hiện tại, thuốc Cetazin đang được bán rộng rãi tại các trung tâm y tế và các nhà thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ y tế. Vì thế, bệnh nhân có thể dễ dàng tìm mua thuốc Cetazin trực tiếp tại Chợ y tế xanh hoặc bất kỳ quầy thuốc với các mức giá tùy theo đơn vị thuốc.

Gía bán

Thuốc Cetazin sẽ có giá thay đổi thường xuyên và khác nhau giữa các khu vực bán thuốc. Nếu bệnh nhân muốn biết cụ thể giá bán hiện tại của thuốc Cetazin , xin vui lòng liên hệ hoặc đến cơ sở bán thuốc gần nhất. Tuy nhiên, hãy lựa chọn những cơ sở uy tín để mua được thuốc với chất lượng và giá cả hợp lý.

Hình ảnh tham khảo

Cetazin 10mg la thuốc gì
Cetazin

Thông tin tham khảo

Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc

Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng thuốc Cetazin hoặc tham khảo ý kiến của Thầy thuốc trước khi sử dụng.

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Tuy Cetirizin không gây quái thai ở động vật, nhưng không có những nghiên cứu đầy đủ trên người mang thai, cho nên không nên dùng khi có thai.

Cetirizin bài tiết qua sữa, vì vậy người cho con bú không nên dùng.

Nguồn tham khảo

Drugbank