Cầu TRỰC sách Tự nhiên xã hội lớp 3 Kết nối tri thức

Kế hoạch bài dạy Tự nhiên xã hội lớp 3 năm 2022 - 2023

Giáo án Tự nhiên và xã hội 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống đầy đủ cả năm, với 35 tuần. Qua đó, giúp thầy cô tham khảo, có thêm nhiều kinh nghiệm để soạn giáo án môn TNXH lớp 3 năm 2022 - 2023 cho học sinh của mình.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Toán 3, Tiếng Việt 3, Mĩ thuật 3, Công nghệ 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn kế hoạch bài dạy chuẩn bị cho năm học mới thật tốt. Vậy mời quý thầy cô cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Kế hoạch bài dạy Tự nhiên xã hội lớp 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

TUẦN 1

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
Bài 01: HỌ HÀNG VÀ NHỮNG NGÀY KỈ NIỆM CỦA GIA ĐÌNH [T1]

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

  • Nêu được mối quan hệ họ hàng, nội ngoại.
  • Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.

2. Năng lực chung.

Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

  • Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý những người trong gia đình, họ hàng, biết nhớ về những ngày lễ trọng đại của gia đình.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  • Kế hoạch bài dạy, bài giảng Powerpoint.
  • SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Ba ngọn nến lung linh” để khởi động bài học.

+ GV nêu câu hỏi: trong bài hát nói về những ai?

+ Tác giả bài hát đã ví ba là gì, mẹ là gì và con là gì?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe bài hát.

+ Trả lời: Bài hát nói về ba, mẹ và con.

+ Trả lời: Tác giả bài hát ví ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nêu được mối quan hệ họ hàng, nội ngoại.

+ Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Tìm hiểu về họ hàng bên nội, bên ngoại. [làm việc cá nhân]

- GV chia sẻ 4 bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.

+ Những người nào là họ hàng bên nội?

+ Những người nào là họ hàng bên ngoại?

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại.

Họ hàng là người có mối quan hệ dựa trên huyết thống. Những người có mối quan hệ huyết thống với bố là họ hàng bên nội, với mẹ là họ hàng bên ngoại. Những người trong gia đình của người có mối quan hệ huyết thống với bố là thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội. Những người trong gia đình của người có mối quan hệ huyết thống với mẹ là thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên ngoại.

- Học sinh đọc yêu cầu bài và tiến trình bày:

+ Họ hàng bên nội của Hoa: Ông bà nội của Hoa, gia đình anh trai của bố Hoa.

+ Họ hàng bên ngoại của Hoa: Ông bà ngoại của Hoa, gia đình em gái của mẹ Hoa.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung HĐ1

Hoạt động 2. Tìm hiểu cách xưng hô bên nội, bên ngoại. [làm việc nhóm 2]

- GV chia sẻ 2 bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả.

+ Quan sát tranh, đọc thông tin và cho biết Hoa xưng hô như thế nào với những người trong gia đình thuộc họ hàng bên nội và bên ngoại?

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung thêm:

+ Các thành viên trong gia đình họ hàng bên nội, bên ngoại bao gồm: ông bà nội; anh, chị em của bố và gia đình [chồng/vợ và con] của họ.

+ Các thành viên gia đình họ hàng bên ngoại bao gồm: ông bà ngoại; anh, chị em của mẹ và gia đình [chồng/vợ và con] của họ.

+ Cách xưng hô thì tuỳ vào địa phương, ví dụ em gái của bố ở miền Bắc gọi là cô, còn miền trung gọi à “o”,...

- GV chốt nội dung HĐ2 và mời HS đọc lại:

Họ hàng bên nội hoặc bên ngoại bao gồm ông, bà, anh chị em ruột của bố hoặc mẹ và con ruột của họ. Ở mỗi vùng miền có cách xưng hô khác nhau đối với những thành viên trong họ hàng.

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày:

+ Hoa gọi anh trai của bố là bác trai; Vợ của bác trai là bác gái; con trai và con gái của các bác gọi là anh họ, chị họ.

+ Hoa gọi em gái của mẹ là dì; chồng của dì là chú [theo cách gọi của người miền Bắc]; con gái của dì và chú là em họ.

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung HĐ2

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Biết cách xưng hô và nêu được mối quan hệ họ hàng, nội ngoại qua sơ đồ.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Thực hành nói, điền thông tin còn thiếu cách Hoa xưng hô với các thành viên trong gia đình bên nội, bên ngoại. [Làm việc nhóm 4]

- GV chia sẻ sơ đồ và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả.

+ Em hãy nói cách Hoa xưng hô với các thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội, bên ngoại trong sơ đồ dưới đây.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày:

Thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội của Hoa: Ông nội - bà nội [bố mẹ của bố Hoa]; bác trai-bác gái [anh trai và vợ của anh trai của bố]; anh, chị họ [con của bác trai, bác gái].

Thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên ngoại của Hoa: Ông ngoại - bà ngoại [bố mẹ của mẹ Hoa]; dì-chú [em gái và chồng của em gái của mẹ]; em họ [con của gì và chú].
- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”: Gv mô tả về một số người thân trong gia đình họ hàng, yêu cầu học sinh chỉ ra người đó là ai?

+ Người phụ nữ sinh ra mẹ mình là ai?

+ Người đàn ông được bà nội sinh ra sau bố mình là ai?

+ Người phụ nữ được bà ngoại sinh ra sau mẹ mình là ai?

+ Người con trai của bác trai và bác gái thì ta gọi là gì?

- GV đánh giá, nhận xét trò chơi.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS lắng nghe luật chơi.

- Học sinh tham gia chơi:

+ Đó là bà ngoại.

+ Đó là chú.

+ Đó là dì.

+Đó là anh họ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

....

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án TNXH 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Thực hiện sự chỉ đạo của các cấp, ngày 13/07/2022, các đồng chí Ban giám hiệu, các đồng chí khối trưởng, khối phó các khối, các đồng chí giáo viên dự kiến dạy khối 3 đã có mặt đông đủ tại điểm cầu trường Tiểu học Dịch Vọng A để tham dự buổi tập huấn trực tuyến môn Tự nhiên và xã hội [bộ Kết nối tri thức với cuộc sống] của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội. Buổi tập huấn diễn ra trong không khí rất sôi nổi do Ths. Đào Thị Hồng – một trong các tác giả của bộ sách đã rất nhiệt tình hướng dẫn.

Sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội trong bộ Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn vừa đáp ứng yêu cầu tuân thủ định hướng đổi mới giáo dục phổ thông, vừa bám sát các tiêu chuẩn SGK mới theo thông tư số 33/2017, nhóm tác giả theo tư tưởng chủ đạo thể hiện qua thông điệp: “Kết nối tri thức với cuộc sống”. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo các tiêu chí: CHUẨN MỰC, KHOA HỌC, HIỆN ĐẠI, vừa tăng cường KẾT NỐI giữa các lớp, các cấp học; vừa tăng cường TÍCH HỢP giữa các môn học; chú trọng đến giáo dục STEM. Ths Đào Thị Hồng không chỉ nói rõ những điểm mới, cách tiếp cận về nội dung và phương pháp dạy học mà mỗi điểm mới trong sách đều được thạc sĩ minh họa trên slide rất rõ ràng, cụ thể, giúp giáo viên dễ dàng nắm bắt được nội dung chương trình sách Tự nhiên và xã hội. Đặc biệt cô minh họa rất rõ cấu trúc SGK, các dạng bài, cấu trúc một bài học TN-XH lớp 3. Từ đó, giúp giáo viên vừa có cái nhìn tổng thể vừa hiểu chi tiết về nội dung, cấu trúc SGK, tạo thuận lợi hơn trong quá trình giảng dạy trong năm học mới.

Thạc sĩ Đào Thị Hồng nêu rất rõ những điểm mới của sách Tự nhiên và xã hội lớp 3 đó là:

- Tất cả các bài học trong sách là những câu chuyện được diễn ra tại lớp, trường, gia đình và cộng đồng xung quanh của các em, phù hợp với tâm lí lứa tuổi của HS lớp 3. Và xuyên suốt cuốn sách là hai em học sinh Minh và Hoa – nhân vật chính của cuốn sách.

- Cứ mỗi bài học là những kiến thức cốt lõi HS được học và một hình ảnh để định hướng phát triển phẩm chất năng lực của HS. Qua đó, HS sẽ liên hệ với bản thân để có thể tự điều chỉnh thái độ và hành vi của mình cho phù hợp.

- HS được làm sản phẩm học tập sau khi học xong một bài học hay một chủ đề. SGK vừa là người bạn, vừa là người thầy chỉ dẫn cho các em thông qua những hình ảnh gợi ý. HS được tự đánh giá qua phần khung chữ. Đó cũng là gợi ý cho GV có thể đánh giá sản phẩm cũng như kĩ năng, thái độ, phẩm chất của HS.

- HS tự xây dựng dự án học tập theo các chủ đề. HS sẽ được làm các bước xây dựng một dự án đơn giản. Ví dụ: dự án “Giới thiệu về địa phương em” trong chủ đề cộng đồng địa phương… HS được tham gia hoạt động giáo dục STEM. Ví dụ: HS tập đóng gói sản phẩm đề gửi quà về cho ông bà, tặng sinh nhật bạn bè…

- SGK Tự nhiên và xã hội phát triển năng lực học sinh: HS được học dựa trên vấn đề có tính đòi hỏi giải quyết ở thực tiễn; HS được học tập dựa trên nhiệm vụ học tập…

- SGK Tự nhiên và xã hội coi trọng việc vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống thực tiễn. Ví dụ: HS học cách xác định phương hướng, từ đó xác định được hướng cửa nhà mình…

- Tính mở của SGK: GV khuyến khích HS đưa ra ý kiến cá nhân dựa trên môi trường sống của HS.

- Tích hợp các lĩnh vực giáo dục: giáo dục an toàn giao thông, giáo dục giới tính…

Sau đó, giảng viên còn định hướng các giáo viên khám phá cách thức tổ chức bài học cụ thể. Đó là sự kế thừa và phát huy các phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học hiện đại. Qua từng bài học, cuốn SGK môn Tự nhiên và xã hội trong bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống đã thể hiện tốt mục tiêu “Mang cuộc sống vào trong bài học – Đưa bài học vào trong cuộc sống”. Cuối buổi tập huấn, Ths. Đào Thị Hồng đã giúp GV tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc khi tiếp cận một bộ sách mới. Chúng ta tin tưởng dưới sự chỉ đạo của các ban ngành, trường Tiểu học Dịch Vọng A cũng như các giáo viên khối lớp 3 năm học 2022 – 2023 sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ, truyền tải được những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng cần đạt của sách giáo khoa mới cho học sinh, giúp các em phát huy được các phẩm chất, năng lực phù hợp với xã hội ngày càng phát triển.

Một số hình ảnh của buổi tập huấn:

Video liên quan

Chủ Đề