Cấu tạo và thành phần hóa học của tế bào năm 2024

Bảng 1: Phân biệt các loại đường Tiêu chí Đường đơn Đường đôi Đường đa Đại diện - Deoxiribozơ, ribozơ, glucozơ (đường nho); đường fructozơ (đường quả), galactozơ.

Show
    • Saccarozơ (glucozơ kết hợp với fructozơ thành); Lactozơ (galactozơ liên kết với glucozơ tạo thành).
    • Glicôgen, tinh bột, xenlulôzơ, kitin.

    Cấu tạo - Đường đơn gồm 2 loại chủ yếu là đường 5C - pentozo và đường 6C - hecxozo.

    • Gồm 2 phân tử đường đơn kết hợp lại với nhau.
    • Gồm rất nhiều đơn phân liên kết với nhau theo dạng thẳng hay phân nhánh. a. Đường đơn (Monosaccarit).
    • Mỗi phân tử có từ 3 đến 7 cacbon.
    • Là những chất kết tinh có vị ngọt và tan trong nước.
    • Có tính khử mạnh.
    • Khi sử dụng dung dịch Pheling để thử tính khử của đường đơn thì sẽ tạo kết tủa Cu 2 O màu đỏ gạch. RCH=O + 2Cu(OH) 2 + NaOH ---> RCOONa + Cu 2 O + 3H 2 O
    • Đường đơn là cung cấp năng lượng cho tế bào, nguyên liệu để tạo nên đường đôi, đường đa; tham gia cấu tạo các thành phần của tế bào. b. Đường đôi (Đisaccarit).
    • Gồm hai đường đơn cùng loại hay khác loại liên kết với nhau nhờ liên kết glicozit và loại một phân tử nước.
    • Có vị ngọt và tan trong nước.
    • Đường đôi là đường vận chuyển và được cơ thể dùng làm chất dự trữ cacbon và năng lượng. và đa là chức năng dự trữ và cấu trúc. c. Đường đa (Polisaccarit).
    • Gồm nhiều đường đơn liên kết với nhau.

    5

    • Là các chất đa phân, không tan trong nước.
    • Các dạng thường gặp: TINH BỘT
    • Tinh bột hỗn hợp của hai polisaccarit: amilozơ và amilopectin. Cả hai đều có công thức phân tử là (C6H10O5)n, trong đó C6H10O5 là gốc α-glucozơ.
    • Amilozơ chiếm 20-30% khối lượng tinh bột. Trong phân tử amilozơ các gốc α-glucozơ nối với nhau bởi liên kết α-1,4-glicozit tạo thành một chuỗi dài không phân nhánh.
    • Phân tử amilozơ không duỗi thẳng mà xoắn lại thành hình lò xo.
    1. Các gốc α-glucozơ nối với nhau bởi liên kết α-1,4-glicozơ b) Mô hình phân tử amilozơ
    • Amilopectin chiếm khoảng 70-80% khối lượng tinh bột. Amilopectin có cấu tạo phân nhánh. Cứ khoảng 20-30% mắt xích α-glucozơ nối với nhau bởi liên kết α-1,4-glicozit thì tạo thành một chuỗi. Do có thêm liên kết từ C1 của chuỗi này với C6 của chuỗi kia qua nguyên tử O (gọi là liên kết α-1,6-glicozit) nên chuỗi bị phân nhánh.
    1. Liên kết α−1,4α−1,4-glicozit và liên kết α−1,6α−1,6-glicozit b) Mô hình phân tử amilopectin
    • Tinh bột có nhiều trong củ, hạt. Là dạng dự trữ cacbon và năng lượng của thực vật. *Phản ứng màu với dung dịch iot. Thí nghiệm: Nhỏ dung dịch iot vào ống nghiệm đựng dung dịch hồ tinh bột hoặc vào mặt cắt của củ khoai lang.

    7

    Kitin có những chức năng sau:

    • Che chở, bảo vệ cơ thể và nội tạng bên trong.
    • Làm chỗ bám cho hệ cơ phát triển.
    • Có tác dụng như một bộ xương. Tuy nhiên, lớp vỏ kitin này gây trở ngại cho sự lớn lên của động vật. Do đó sau mỗi giai đoạn sinh trưởng, động vật có hiện tượng lột xác để lớn lên. Sau một thời gian lột xác để lớn lên, một lớp vỏ mới được hình thành bao bọc lại cơ thể. II. LIPIT:
    • Cấu tạo.
    • Cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O (nhưng tỉ lệ H và O khác tỉ lệ của cacbohidrat) được nối với nhau bằng các liên kết hoá trị không phân cực → có tính kỵ nước.
    • Không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
    • Các loại lipit.
    • Lipit chia thành 2 nhóm lớn:
    • Lipit đơn giản: Là este của rượu và axit béo bao gồm mỡ, dầu và sáp.
    • Lipit phức tạp: Trong phân tử ngoài 2 thành phần trên ra còn có thêm nhóm photphat bao gồm photpholipit, steroit (colesterol, axit mật, ostrogen, progesteron..) a) Phân biệt mỡ, dầu và sáp:
    • Mỡ được hình thành do một phân tử glixêrol (một loại rượu 3 cacbon) liên kết với 3 axit béo.
    • Mỡ ở động vật thường chứa các axit béo no.
    • Mỡ ở thực vật chứa axit béo không no gọi là dầu.

    Hình 5: Cấu tạo hoá học của mỡ

    • Có 4 axit béo quan trọng: Panmitic: C 15 H 31 COOH; Stearic: C 17 H 35 COOH; Olêic: C 17 H 33 COOH; Linoleic: C 17 H 31 COOH.
    • Sáp: được cấu tạo từ một đơn vị nhỏ axit béo liên kết với một rượu mạch dài (thay cho glixêrol).
    • Chức năng: Dự trữ năng lượng cho tế bào. b) Phân biệt photpholipit và stêrôit. *Photpholipit có cấu trúc gồm 2 phân tử axit béo liên kết với 1 phân tử glixêrol, vị trí thứ 3 của phân tử glixêrol được liên kết với nhóm phôtphat, nhóm này nối glixêrol với 1 ancol phức (côlin hay axêtylcôlin).
    • Photpholipit có tính lưỡng cực: đầu ancol phức ưa nước và đuôi kị nước (mạch cacbua hidro dài của axit béo).
    • Chức năng: Thành phần cấu tạo màng sinh chất.

    Hình 6: Cấu tạo hoá học của photpholipit

    • Stêrôit: Là lipit có cấu trúc mạch vòng, có tính chất lưỡng cực. Ví dụ: Cholesteron làm nguyên liệu cấu trúc nên màng sinh chất. Các steroit khác có lượng nhỏ nhưng hoạt động như một hoocmon hoặc vitamin.
    • Chức năng: Cấu tạo nên màng sinh chất và một số hoocmôn.

    8

    Hình 7: Cấu tạo hoá học của cholesteron 3. Chức năng của lipit.

    • Mỡ: dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.
    • Photphoipit: Cấu tạo các loại màng của tế bào.
    • Steroit: Cấu tạo màng sinh chất và một số hocmon.
    • Sắc tố và vitamin: Tham gia mọi hoạt động sống của cơ thể. CÂU HỎI ÔN TẬP
    • Tại sao người già không nên ăn nhiều mỡ động vật?
    • Vì người già khả năng thực hiện quá trình chuyển hoá lipit kém vì vậy khi ăn nhiều mỡ động vật có chứa nhiều cholesterol làm cho thành tế bào cứng lại và không có khả năng đàn hồi dẫn đến hiện tượng xơ vữa động mạch.
    • Tại sao trẻ em ăn bán kẹo vặt có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và còi xương?
    • Ăn nhiều bánh kẹo làm cho trẻ em không có cảm giác đói bụng nên thương sẽ biếng ăn và không hấp thụ được các chất dinh dưỡng khác.
    • Tại sao về mùa lạnh hanh, khô, người ta thường bôi kem (sáp) chống nẻ?
    • Vì mùa mùa lạnh hanh khô độ ẩm không khí thấp nên nước dễ bị khuyếch tán từ trong cơ thể người ra ngoài môi trường dưới dạng thoát hơi nước. Kem, sáp chống nẻ bản chất là các axit béo trong chứa các liên kết không phân cực → có tính kị nước → nước không thể thoát ra ngoài được.
    • Tại sao côlestêrôn rất cần cho cơ thể nhưng cũng có thể gây nguy hiểm cho cơ thể người?
    • Côlestêrôn là thành phần xây dựng nên màng tế bào, chúng là nguyên liệu dể chuyển hóa thành các hoocmôn sinh dục quan trọng như testostêron, ơstrôgen..ên chúng rất cần cho cơ thể.
    • Côlestêrôn khi quá thừa sẽ tích lũy lại trong các thành mạch máu gây nên xơ vữa động mạch rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến bị đột quị.
    • Vì sao phôtpholipit có tính lưỡng cực?
    • Phôtpholipit có cấu trúc gồm: 1 phân tử glixeron liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat (nhóm này nối glixeron với 1 ancol phức).
    • Đầu ancol phức ưa nước, đuôi axit béo kị nước.
    • Vì sao tế bào thực vật không dự trữ glucôzơ mà thường dự trữ tinh bột?
    • Tinh bột không tạo áp suất thẩm thấu, còn glucozơ tạo áp suất thẩm thấu.
    • Tinh bột khó bị ôxi hóa, còn glucozơ dễ bị ôxi hóa (tính khử mạnh).
    • Một loại polisaccarit được cấu tạo từ các phân tử glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết -1,4- glycozit thành mạch thẳng không phân nhánhên của loại polisaccarit này là gì? Ở tế bào nấm, chất hóa học nào thay thế vai trò của loại polisaccarit này? Hãy cho biết đơn phân cấu tạo nên chất hóa học này?
    • Xellulozơ; Kitin; Đơn phân: Glucozơ liên kết với N-axetylglucozamin.

    CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG CỦA PROTEIN

    1. Cấu trúc prôtêin. a. Cấu trúc hóa học prôtêin.
    2. Khối lượng 1 phân tử của một axit amin bằng 110 đvC.
    3. Mỗi aa gồm 3 thành phần:
    4. Nhóm cacbôxyl – COOH (tính axit).
    5. Nhóm amin- NH 2 (tính bazơ).
    6. Gốc hữu cơ R (gồm 20 loại khác nhau) => có 20 loại aa khác nhau.
    7. Công thức tổng quát của 1 aa

    10

    Câu 1. Tại sao một số vi sinh vật sống được trong suối nước nóng có nhiệt độ cao (100 0 C) mà protein của chúng không bị hỏng? Do protein có cấu trúc đặc biệt. Câu 2. (HSG QG 2006) Tại sao khi nấu canh cua, protein cua nổi thành từng mảng?