Cau nhàn cư vi bất thiện là gì năm 2024

[VOV2] - Trong câu “Nhàn cư vi bất thiện”, thì “cư vi” được hiểu như thế nào? Câu “Mẻ không ăn cũng chết” có hàm ý gì? Cụm từ “phong phanh” và “phong thanh” dùng thế nào mới là chính xác? Cùng nghe tiến sĩ Đỗ Anh Vũ giải thích.

Cuộc sống của con người có ý nghĩa hay không, đều nằm trong tay họ. Cuộc sống sẽ trở nên ý nghĩa và tươi đẹp nếu chúng ta chăm chỉ lao động, làm việc và hướng tới cái thiện. Ngược lại, lối sống nhàn rỗi mà không làm gì sẽ dẫn đến một cuộc đời vô cùng vô nghĩa. Ông cha ta đã để lại câu tục ngữ để răn dạy chúng ta 'Nhàn cư vi bất thiện'.

Vậy câu tục ngữ mang ý nghĩa gì? 'Nhàn cư' nghĩa là một lối sống an nhàn, rỗi rãi, không chịu lao động hay làm việc. 'Vi bất thiện' chỉ những hành động không có lương tâm, hành động sai trái. Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta rằng, cuộc sống quá nhàn hạ, không làm việc dễ dẫn đến hành vi sai trái, bất lương.

Tại sao ông cha ta lại đúc kết như thế? Rất dễ hiểu, từ xưa đến nay, những người luôn làm việc chăm chỉ, dùng sức lao động của mình để tạo ra những thành quả quý giá. Họ biết đánh giá những thành tựu mà họ đạt được, tôn trọng cả bản thân và người khác, và họ đã trải qua nhiều khó khăn để đạt được điều đó. Họ sống cuộc sống ý nghĩa, đóng góp giá trị cho xã hội, và có lòng yêu thương con người. Ngược lại, những người chỉ thích sống nhàn rỗi, không chịu làm việc, sẽ dẫn đến một cuộc sống vô nghĩa. Họ không có mục đích, không có ý chí, và khi gặp khó khăn, họ thường tìm cách 'vượt qua' bằng những hành động 'bất lương'. Chúng ta thường thấy những trường hợp như vậy dẫn đến các vấn đề như rượu chè, cờ bạc, và cướp của. Do đó, một lối sống quá nhàn rỗi sẽ mang lại những hậu quả khó lường.

Những người lao động chăm chỉ, biết trân trọng thời gian, và hàng ngày họ làm việc với sự chăm chỉ sẽ tạo ra cuộc sống ý nghĩa và được người khác tôn trọng. Ngược lại, những người chỉ thích nhàn rỗi sẽ bị xã hội coi thường, vì họ có khả năng lao động mà không sử dụng. Những người này thường trở thành 'con sâu' ăn mòn sự phát triển của xã hội.

Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt giữa lối sống 'nhàn' của câu tục ngữ và sống 'nhàn' của những người có tâm hồn thi nhân ngày xưa. Thi nhân lựa chọn sống nhàn với thiên nhiên, tránh xa 'chốn lao xao' tranh giành quyền lực, nhưng họ vẫn quan tâm đến con người và tiếp tục lao động để tự nuôi sống. Chúng ta cần hiểu rõ để tránh sự hiểu lầm.

'Nhàn cư vi bất thiện' là một câu tục ngữ răn dạy con người. Cuộc sống có ý nghĩa khi ta lao động, và chỉ thông qua lao động, con người mới hướng tới sự thiện nhẫn. Nhàn rỗi sẽ không mang lại lợi ích gì, chỉ tạo ra hậu quả tiêu cực cho cuộc sống của chúng ta. Là học sinh, chúng ta cần nhận thức rõ về điều này để không ngừng học tập, rèn luyện bản thân để trở thành người có ích cho xã hội và cộng đồng.

Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Mytour với mục đích chăm sóc và tăng trải nghiệm khách hàng.

Thật may mắn là tôi được trưởng thành cùng với mẹ, người thường xuyên nói những câu tục ngữ như “a stitch in time,” [tạm dịch: giải quyết sự việc khi mới phát sinh sẽ tốt hơn là đợi đến khi vấn đề trở nên lớn, khiến cho việc giải quyết sẽ khó khăn hơn] hay như câu “do unto others,” [tạm dịch: đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn bản thân mình được đối xử], v.v…. Tuy nhiên, khi lớn tuổi hơn, tôi mới thật sự bắt đầu biết ơn những lời khuyên dạy được gửi gắm qua các câu tục ngữ ấy.

Vậy mà ngày nay, khi sử dụng những câu tục ngữ này, tôi nhận thấy nhiều người không hề biết chúng có nghĩa gì và mong rằng giá mà họ biết được.

Tất nhiên, những câu tục ngữ đã trải qua thử thách của thời gian, thường là qua hàng thế kỷ và nhắn gửi điều gì đó cho chúng ta. Thật đáng trân quý những câu tục ngữ chứa đựng sự thông tuệ, giúp chúng ta cải thiện bản thân và làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Chúng là một trong những sợi chỉ vàng gắn kết nền văn hóa của chúng ta lại với nhau, được truyền qua các thế hệ.

Những câu tục ngữ vẫn còn đang được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác hay không? Dường như mỗi thế hệ sử dụng tục ngữ ngày càng ít đi. Khi tôi sử dụng tục ngữ, những người bạn của tôi chia sẻ rằng họ cảm thấy bản thân có chút yếu kém vì đã không biết đến chúng.

Chúng ta hãy đừng để lạc mất những câu tục ngữ. Mỗi người có thể góp phần bảo tồn chúng trong suy nghĩ và lời nói của mình, đồng thời gìn giữ giá trị của những lời khuyên được gửi gắm qua các câu tục ngữ.

Tìm hiểu sâu hơn về câu tục ngữ “Nhàn cư vi bất thiện”

Câu tục ngữ “Idle tools are the devil’s workshop,” [Tạm dịch: Nhàn cư vi bất thiện] chia sẻ chính xác sự thông tuệ mà thế hệ trẻ và tất cả các thế hệ có thể thọ ích. Có nhiều phiên bản khác nhau của câu tục ngữ này trong đó sử dụng những từ như “tools,” “playground,” “playthings,” v.v… Tuy nhiên, trước tiên, nguồn gốc ra đời của câu tục ngữ này khá thú vị.

Dường như câu tục ngữ có nguồn gốc từ Kinh Thánh, bạn có thể đoán ra rồi! Chính là đoạn Kinh Thánh 16:27. Có hai nguồn gốc chính khác dẫn đến phiên bản hiện đại và phổ biến của câu tục ngữ này.

Một là câu bằng tiếng La Tinh có ý nghĩa tương tự, có nguồn gốc từ lời răn của Thánh Jerome* [347–420 trước Công Nguyên]: “fac et aliquid operis, ut semper te diabolus inveniat occupatum,” hay “làm việc gì đó để ma quỷ luôn luôn nhìn thấy bạn bận rộn.”

Tuy nhiên, nguồn gốc của câu tục ngữ chủ yếu đến từ tác phẩm Canterbury Tales [Tạm dịch: Truyện cổ Caunterbury] của nhà văn Chaucer ra đời vào khoảng năm 1368, có khác biệt đôi chút với câu mà chúng ta biết hiện tại, được sử dụng trong tiếng Anh bản địa.

Trong các ngôn ngữ và nền văn hóa khác cũng có đề cập đến việc làm của quỷ Satan trong cuộc sống của một người biếng nhác. Người Đan Mạch gọi sự lười biếng là “the devil’s pillow” [Tạm dịch: gối nằm của quỷ] và tục ngữ của người Ma Rốc nói rằng “the head of an idle man is Satan’s workshop.” [Tạm dịch: Đầu óc của một người lười biếng là xưởng làm việc của quỷ Satan].

Vào năm 1715, mục sư Isaac Watts* đã sáng tác bài thơ “Against Idleness and Mischief” [Tạm dịch: Chống lại biếng nhác và điều ác] [được trình bày trong “Những bài hát Thần thánh và Đạo đức dành cho Trẻ em”] và đưa sự thông tuệ vào dạng thơ mà câu tục ngữ hiện nay của chúng ta có ý nghĩa khá tương tự:

“Chống lại biếng nhác và điều ác”

Cô ong bé nhỏ mới bận rộn làm sao Làm tốt hơn mỗi giờ rạng rỡ trôi qua, Suốt ngày góp nhặt những giọt mật vàng Từ mỗi nụ hoa hé nở! Khéo léo dựng xây tổ ấm! Gọn gàng trải rộng lớp sáp! Chăm chỉ làm công việc giữ gìn Mật ngọt tạo ra cho đời Bằng sức lao động hay bằng kỹ năng Tôi cũng sẽ bận rộn: Vì Satan vẫn đang tìm cách gây tổn hại Vì nhàn cư vi bất thiện. Dù là trong sách, hay công việc, hay vở kịch lành mạnh Hãy để những năm tháng đầu đời của tôi trôi qua, Được cống hiến mỗi ngày cho đời Những gì tốt đẹp còn ở lại đến cuối cùng.

Và giờ đây câu hỏi đặt ra là chúng ta ứng dụng câu tục ngữ này như thế nào. Thật sự đơn giản. Đây là một ví dụ: “Hãy tranh thủ hoàn thành công việc của bạn. Nhàn cư vi bất thiện!”

Với những người đã quen thuộc hơn, hoặc với những ai đã quen sử dụng bản đầy đủ của câu tục ngữ này, một cụm từ vắn tắt “idle hands” [kèm thêm dấu hiệu cảnh báo trong giọng điệu của bạn] cũng sẽ truyền đạt được ý nghĩa tương tự. Thêm vào đó, phiên bản ngắn hơn nghe có vẻ nhẹ nhàng và dễ nhớ hơn.

Vấn đề về sự lười biếng được thể hiện theo nhiều cách đáng lo ngại trong nền văn hóa của chúng ta. Gần đây, tôi thấy chấn động trước một ví dụ xảy ra ngay trước mắt mình.

Tôi đang trên máy bay, và thấy một cậu bé khôi ngô ngồi ngay phía trước mình, có lẽ tầm 9 tuổi đang chơi trò chơi điện tử. Mục tiêu của trò chơi là bắn đến chết nhân vật có tạo hình giống cậu bé làm bằng bánh quy gừng. Khi bắn như vậy, những bộ phận khác nhau trên cơ thể của nhân vật sẽ bị thương. Bạn có quyền chọn loại vũ khí.

Tôi không thể chịu được khi nhìn thấy cảnh tượng đó và rồi nghĩ về câu tục ngữ này, rằng nếu cậu bé đã có điều gì khác để làm thì mọi chuyện sẽ tuyệt vời đúng không.

Ngày nay, dường như công nghệ thường là nơi nuông chiều sự lười biếng đáng lo ngại. Tôi biết rằng khi mình tìm kiếm sự thư giãn, tôi thường nghĩ đến việc sử dụng công nghệ theo một cách nào đó. Tuy nhiên, cuối cùng, tôi nhận thấy rằng làm những việc sau sẽ giúp chúng ta sử dụng thời gian hữu ích và thư giãn hơn, như thực hiện một chuyến dạo bộ giữa thiên nhiên, thiền định, đọc sách, hoạt động thủ công, hay thậm chí làm một công việc nhà nhẹ nhàng.

Suy ngẫm về câu tục ngữ này, tôi tự nhắc nhở mình đề phòng chống lại sự lười biếng của bản thân cũng như của những thành viên nhỏ tuổi trong gia đình. Những lúc bận rộn nhất thường là lúc tưởng thưởng chúng ta nhất.

Cô Angelica Reis yêu thiên nhiên, công việc thiện nguyện, gia đình và đức tin. Cô là một giáo viên tiếng Anh có nền tảng kiến thức về âm nhạc cổ điển, yêu thích khám phá, làm tỏa sáng những điều quý giá tiềm ẩn, và chia sẻ với độc giả. Cô đang sinh sống ở New York.

Ghi chú của dịch giả:

*Thánh Jerome là một linh mục Kitô giáo, nhà thông thái và được phong là Tiến sĩ Hội thánh. Ông là người đầu tiên dịch bộ Kinh Cựu Ước từ tiếng Hy Lạp sang tiếng La tinh, nằm trong bản Vulgata. Ông chịu phép rửa tội từ năm 19 tuổi.

*Isaac Watts là một mục sư giáo đoàn người Anh, người viết thánh ca, nhà thần học và nhà logic học. Ông là người viết thánh ca xuất sắc, nổi tiếng và được ghi nhận đã sáng tác khoảng 750 bài thánh ca.

Chủ Đề